Ô tô hỏng dọc đường, gọi xe cứu hộ loại nào để không bị tiền mất tật mang?
Tuỳ vào khối lượng và kích cỡ khác nhau của xe bị hỏng, tài xế nên phân biệt rõ ràng để gọi một chiếc xe cứu hộ phù hợp.
Với ô tô số sàn, cấu tạo khá đơn giản nên chỉ cần gọi xe cứu hộ kéo nâng là đủ
Các loại xe cứu hộ được phân ra làm 3 hạng: Nhẹ (dưới 5 tấn), trung (dưới 10 tấn) và nặng (trên 10 tấn). Đồng thời, phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ, người ta cũng chia ra thành 3 loại: Xe kéo nâng, xe có sàn chở và xe có cần cẩu.
Với ô tô số sàn, cấu tạo khá đơn giản nên chỉ cần gọi xe cứu hộ kéo nâng là đủ. Nhưng với xe số tự động, nếu công tác cứu hộ không tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất có thể làm cháy hoặc phá hủy hộp số tự động. Do vậy, cách tốt nhất để cứu các dòng xe này là sử dụng xe cứu hộ có sàn, hoặc kéo nâng bằng cầu không chủ động (xe dẫn động cầu trước thì phải nâng 2 bánh trước lên).
Đối với các dòng xe cao cấp, nhất thiết phải lựa chọn xe cứu hộ có sàn
Video đang HOT
Đối với dòng xe cao cấp như Lexus, Mercedes-Benz, BMW, Porsche, Audi… thì nhất thiết phải lựa chọn xe cứu hộ có sàn vì các hệ thống được trang bị trên xe rất hiện đại và phức tạp. Cho dù xe đã tắt máy, nhưng trên thực tế, nếu sử dụng cách thức cứu hộ bằng kéo nâng, hệ thống phần mềm vẫn làm việc, các trang bị bên trong xe vẫn có thể bị kích hoạt có thể tác động xấu đến tình trạng vận hành của xe.
Trong trường hợp xe bị sa lầy, hay bị kẹt trong các hố, mương thì hãy cho trung tâm cứu hộ biết tình trạng cụ thể, yêu cầu điều động xe cứu hộ có cần cẩu và sử dụng các dây cứu hộ bằng vải được coi là phương án an toàn nhất.
Phân biệt 2 loại cửa sổ trời ô tô: Sunroof và Moonroof
Cửa sổ trời có nhiều loại và cũng có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 khái niệm Sunroof và Moonroof.
Mẫu sedan hạng B là Hyundai Accent cũng đã được trang bị cửa sổ trời
Cửa sổ trời ngày nay là một trong những trang bị rất phổ biến trên ô tô, dần xuất hiện trên cả các mẫu xe phổ thông rẻ tiền chứ không còn là một tính năng cao cấp như trước. Cửa sổ trời có nhiều loại và cũng có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 khái niệm Sunroof và Moonroof đang bị nhiều người nhầm lẫn.
Công dụng của cửa sổ trời trên ô tô
Sunroof xuất hiện lần đầu vào những năm 30 của thế kỷ trước với nhiệm vụ chính là lấy ánh sáng và không khí trong lành vào trong khoang cabin. Khác với việc mở kính cửa bên, việc mở Sunroof giảm thiểu đáng kể tiếng ồn từ bên ngoài và cũng không làm người ngồi trong xe bị gió thổi vào tóc gây khó chịu.
Ngoài ra, ai cũng biết nguyên tắc lưu thông của không khí: "Khí nóng ở trên, khí lạnh ở dưới" nên trong khoang nội thất, toàn bộ khí nóng, hơi người sẽ tích tụ ở phía trên trần xe (ngay đầu người ngồi). Điều này gây ra không ít khó chịu cho người ngồi bên trong, nếu mở Sunroof ra sẽ giúp giải phóng lượng khí này, hành khách bên trong sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, chức năng chỉ mở một phần phía sau Sunroof đặc biệt bổ ích trong trường hợp đậu xe lâu ngoài nắng: khoang nội thất ít nóng hơn nhưng vẫn đảm bảo an ninh và không sợ những cơn mưa không quá lớn do phần đuôi Sunroof vẫn đủ để che mưa nhỏ, nước không bị lọt vào trong xe.
Hầu hết trên xe hơi ngày nay đều trang bị cửa sổ trời Sunroof, sẽ có cách mở lên trên
Sự khác nhau giữa Sunroof mà Moonroof
Đến năm 1970, Ford là hãng xe đầu tiên tạo ra Moonroof và nó dần trở nên cực kỳ phổ biến. Hiện nay xe được trang bị Moonroof nhiều hơn so với xe được trang bị Sunroof. Ban đầu, người ta phân biệt Moonroof và Sunroof qua vật liệu chế tạo. Nếu như Sunroof thường sử dụng kim loại hoặc cùng chất liệu cấu tạo mui xe thì Moonroof lại sử dụng kính.
Sau đó, vì ưu điểm về khả năng truyền sáng mà không cần mở ra nên người ta chuyển dần sang dùng thủy tinh cho tất cả các loại "cửa sổ trời". Người ta lại phân biệt Sunroof và Moonroof qua cách vận hành của nó. Sunroof sẽ có cách mở lên trên, tách biệt với trần xe trong khi Moonroof khi mở sẽ chạy vào bên dưới trần xe.
Do có quá nhiều định nghĩa khác nhau về Moonroof nên hiện tại khái niệm phổ biến nhất vẫn là cửa sổ trời Sunroof, nay nó còn được kết hợp với cửa sổ trời Panorama hiện cũng đang dần được phổ biến trên nhiều loại xe.
Trần xe của Range Rover Evoque được làm bằng kính nhưng không mở ra được
Cũng có một số ý kiến cho rằng, Moonroof chỉ có thể mở được 1 phần sau như một số xe nhỏ. Ví dụ như trên xe Volkswagen Sicrocco hoặc Moonroof là loại trần xe bằng kính nhưng không thể mở ra được, giống như cách chế tạo của mẫu Range Rover Evoque.
Do có quá nhiều định nghĩa khác nhau về Moonroof nên hiện tại khái niệm phổ biến nhất vẫn là cửa sổ trời Sunroof.
Tăng giảm ga ô tô đột ngột và 3 hệ luỵ đi kèm Tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, các bộ phận và hệ thống truyền động sẽ không được bền lâu là những hệ luỵ hàng đầu khi tăng giảm ga đột ngột. Tốn xăng hơn là điều hiển nhiên khi tăng và giảm ga xe một cách đột ngột và liên tục Tiêu hao nhiên liệu Dường như đây là điều hiển nhiên khi...