Ô tô gầm cao lên ngôi, “cuộc chiến” xe Nhật – Hàn và xu hướng năm 2022
2022 được nhận định là năm bùng nổ của thị trường ô tô Việt Nam, trong đó hứa hẹn sự lên ngôi của dòng SUV và crossover, ô tô điện phát triển, sự áp đảo của các dòng xe sản xuất và lắp ráp trong nước.
Ngành ô tô Việt Nam đã trải qua một năm đầy thách thức do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hầu hết các thương hiệu đều ghi nhận doanh số giảm so với năm 2020. Tuy nhiên bước sang 2022, thị trường xe hứa hẹn sẽ bùng nổ với các xu hướng nổi bật.
Tiến tới cột mốc 500.000 xe
Quy mô thị trường ô tô Việt Nam được nhận định sẽ không còn nhỏ khi có thể cán mốc nửa triệu xe/năm trong 2022 (Ảnh: VinFast)
Không riêng Việt Nam mà thị trường ô tô thế giới chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy trên toàn cầu, chi phí sản xuất tăng cao do thiếu hụt linh kiện và đặc biệt là thiếu chip bán dẫn, cước vận chuyển tăng đột biến…
Hàng loạt tác động ấy khiến mức tiêu thụ ô tô trong năm 2021 tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 410.000 xe. Tuy nhiên bước sang 2022, một số chuyên gia trong ngành nhận định con số này có thể chạm ngưỡng nửa triệu xe, đưa Việt Nam ra khỏi nhóm thị trường nhỏ trong khu vực khi sản lượng gấp đôi Philippines và thu hẹp khoảng cách với Thái Lan.
“Cuộc chiến” xe Hàn – xe Nhật thêm nóng
Khoảng 5 năm trước, thương hiệu Nhật Bản luôn là ưu tiên của khách Việt khi chọn mua ô tô. Tuy nhiên những năm gần đây, các sản phẩm của Hyundai, Kia lại được nhiều người dùng lựa chọn, xóa nhòa khoảng cách giữa xe Hàn và xe Nhật.
Khách Việt ngày càng chuộng xe Hàn nhưng các hãng ô tô Nhật cũng liên tục thay đổi để phục vụ người dùng (Ảnh: FB).
Thực tế, trong top 10 mẫu ô tô bán chạy nhất 2021 thì có tới 5 cái tên thuộc về Kia và Hyundai, trong khi xe Nhật chỉ có 3 đại diện và hai cái tên còn lại thuộc về VinFast và Ford. Đơn cử như “vua doanh số” một thời Toyota Vios đã phải xếp sau Hyundai Accent. Những mẫu ô tô tiền tỷ như Hyundai Santa Fe cũng có doanh số cả nghìn xe mỗi tháng.
Tuy nhiên, các hãng xe Nhật Bản gần đây cũng chuyển mình để theo kịp xu hướng chuộng hình thức, công nghệ và tiện nghi của khách Việt. Corolla Cross là một ví dụ khi được nhận định có mức giá hợp lý, nhiều tính năng an toàn và công nghệ cao. Trong năm 2022, một loạt xe mới của Toyota hứa hẹn về Việt Nam, khiến cuộc đua xe Nhật – xe Hàn thêm nóng.
Video đang HOT
Xe gầm cao lên ngôi
Corolla Cross hay Kia Seltos là những cái tên tương đối mới trên thị trường xe Việt nhưng đã nhanh chóng có được chỗ đứng với doanh số năm 2021 lần lượt đạt 18.411 xe và 16.122 xe. Phân khúc này còn có thêm hàng loạt sản phẩm của đủ các thương hiệu như Mazda CX-3 và CX-30, MG ZS, Hyundai Kona, Ford EcoSport hay Peugeot 2008…
Hàng loạt mẫu ô tô gầm cao được đưa về Việt Nam thời gian qua và hứa hẹn gia tăng trong năm 2022 (Ảnh: Thaco).
Thị trường còn đón nhận thêm các mẫu ô tô gầm cao cỡ nhỏ hơn với hai cái tên tiêu biểu là Toyota Raize và Kia Sonet. Trong khi đó, phân khúc SUV/crossover 5 chỗ, 7 chỗ vẫn luôn sôi động với những Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Hyundai Santa Fe, Ford Everest…
Sự lên ngôi của dòng xe gầm cao đa dụng tại Việt Nam cũng phù hợp với xu thế trên toàn cầu. Kéo theo đó, lượng xe sedan sẽ suy giảm, đặc biệt là phân khúc sedan hạng C.
Loạt ưu đãi từ Chính phủ
Bên cạnh nỗ lực của mỗi hãng xe, Chính phủ cũng đã có những điều chỉnh thích ứng với thời cuộc nhằm hỗ trợ cho các nhà sản xuất. Tiêu biểu là chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, áp dụng từ 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.
Trong năm 2020, chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ cũng được áp dụng trong nửa cuối năm và đã giúp thị trường xe Việt Nam tăng trưởng 76% so với nửa đầu năm và tăng tới 33% so với cùng kỳ năm 2019. Vì vậy, ưu đãi trong năm 2021 được kỳ vọng không chỉ giúp thị trường khôi phục mà còn tạo ra những tăng trưởng đột phá.
Ô tô điện bứt tốc
Cùng với ưu đãi chung, Chính phủ đã ra nghị định trong đó mức lệ phí trước bạ đối với ô tô điện cắm sạc đăng ký lần đầu được giảm về 0% kể từ 1/3 và sẽ có hiệu lực đến 1/3/2025.
Hàng loạt chính sách ưu đãi cho ô tô điện chạy pin được Chính phủ tung ra, tạo tiền đề để dòng sản phẩm này bứt tốc trong năm 2022 (Ảnh: Đình Nam).
Như vậy so với xe xăng truyền thống, khách hàng mua ô tô điện sẽ chỉ phải trả tiền mua xe và lệ phí cấp biển số (cộng vài khoản nhỏ không đáng kể khác). Chẳng hạn với mẫu VinFast VF e34, khách hàng ở Hà Nội trước đây phải trả trước bạ 12% x 690 triệu = 82,8 triệu đồng. Từ 1/3, người đăng ký xe được miễn phí trước bạ, tức tiết kiệm gần 83 triệu đồng.
Ngoài ra mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện chạy pin 9 chỗ ngồi trở xuống từ mức 15% sẽ giảm xuống còn 3% kể từ ngày 1/3 và được áp dụng trong 5 năm. Đây là cơ hội cho việc giảm giá ô tô điện, từ đó giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với dòng xe “xanh” này đồng thời giúp Việt Nam bắt kịp xu thế trên toàn cầu.
Ngoài việc VinFast tung ra một loạt ô tô điện trong thời gian tới, khách Việt còn sắp có thêm các lựa chọn như Kia EV6, dòng EQ của Mercedes-Benz hay Nissan, Hyundai cũng không bỏ lỡ cơ hội giới thiệu xe điện cho người dùng trong nước.
Sau 2 năm sử dụng, Mazda CX-5 2019 rẻ hơn 300 triệu đồng
Mẫu SUV Crossover 5 chỗ cỡ C Mazda CX-5 có mức độ trượt giá sau hơn 2 năm sử dụng cao hơn so với hai đối thủ còn lại là Hyundai Tucson và Honda CR-V.
Hiện nay, các mẫu SUV Crossover cỡ C đã qua sử dụng là một lựa chọn "vừa miếng" đối với những người có nhu cầu sử dụng dòng xe gầm cao cho gia đình cũng như công việc riêng mà vẫn đảm bảo lịch sự, an toàn và tiện nghi.
Đặc biệt, nếu lựa chọn những chiếc xe chạy "lướt" khoảng 2 năm, chi phí mua và đăng ký lại sẽ không vượt quá 900 triệu, sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với bỏ ra trên 1 tỷ đồng mua SUV cỡ D như Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe, Kia Sorento, Ford Everest...
Mazda CX-5 đi hơn 2 năm lỗ hơn Hyundai Tucson và Honda CR-V
Dòng SUV Crossover cỡ C đang có lượng tiêu thụ tốt ở thị trường xe mới lẫn cũ. đều rơi vào 3 mẫu xe đã tồn lâu ở Việt Nam, gồm Mazda CX-5, Honda CR-V và Hyundai Tucson. Quan sát 3 năm gần đây, Mazda CX-5 đã vươn lên trở thành chiếc xe bán chạy nhất phân khúc (năm 2019 bán 10.231 xe, năm 2020 bán 11.803 xe và 9 tháng năm 2021 đã bán 5.988 xe). Bám rất sát CX-5 là mẫu Honda CR-V (năm 2019 bán đứng đầu phân khúc với 13.337 xe, năm 2020 tụt xuống thứ 2 với 11.365 xe và 9 tháng năm 2021 đã bán 3.837 xe). Hyundai Tucson ở vị trí số 3, năm 2019 bán 8.128 xe, sang 2020 bán tăng lên 10.872 xe và 9 tháng năm nay bán 4.745 xe vươn lên vị trí số 2 phân khúc.
Honda CR-V 1.5G 2019, Mazda CX-5 2019, Hyundai Tucson phiên bản 1.6L T-Gdi 2019 là những lựa chọn "hợp ví" trong phân khúc SUV Crossover cỡ C đã qua sử dụng
Mặc dù đứng đầu phân khúc về lượng tiêu thụ xe mới, nhưng ở thị trường xe cũ, Mazda CX-5 đang có mức độ tụt giá trị cao hơn 2 đối thủ còn lại.
Khảo sát của VietNamNet tại một số cửa hàng xe cũ trên địa bàn Hà Nội, nguồn hàng Mazda CX-5 2019 hiện đang khá nhiều do người buôn chủ động tìm mua thêm xe cũ từ dân trở lại sau một thời gian dài dãn cách chống dịch, chuẩn bị cho mùa tiêu thụ cuối năm. Phiên bản Mazda CX-5 2.5 2WD 2019 (dẫn động cầu trước, số tự động) đang được chào bán từ 815 triệu đến 835 triệu đồng, so với giá lăn bánh vào năm 2019 khoảng 1,156 tỷ đồng, mức độ tụt giá là 321 triệu đồng (tương đương mức 27,76%).
Giá tham khảo Mazda CX-5 2019, Hyundai Tucson phiên bản 1.6L T-Gdi 2019 và Honda CR-V 1.5G 2019
Giữ giá nhất chính là mẫu Hyundai Tucson phiên bản 1.6L T-Gdi 2019 (dẫn động cầu trước, số tự động), được chào bán từ 828 triệu đến 840 triệu đồng, chỉ "lỗ" khoảng 226 triệu đồng (tương đương 21,2%) so với giá lăn bánh cách đây hơn 2 năm là 1,066 tỷ đồng.
Với mẫu Honda CR-V bản 1.5G năm 2019 giá lăn bánh là 1,139 tỷ đồng, đến nay bán lại giá 850 triệu đồng, có mức độ tụt giá 289 triệu đồng (tương đương 25,4%).
Bỏ qua mức độ trượt giá, mua Mazda CX-5 lợi hơn về công nghệ
Trong 3 mẫu xe khảo sát mức độ "lỗ" sau hơn 2 năm sử dụng, mặc dù Mazda CX-5 có mức độ trượt giá cao hơn 2 đối thủ còn lại nhưng nếu xét về trang bị lẫn công nghệ, chiếc SUV Crossover cỡ C này vẫn có lợi hơn cho người dùng khi so với việc mua xe mới.
Hiện tại, giá bán của Mazda CX-5 2.5 2WD 2021 không đổi so với phiên bản nâng cấp ra mắt giữa năm 2019, trong đó phiên bản này và bản AWD đều sẵn có gói an toàn cao cấp i-Activsense, tập hợp các công nghệ hỗ trợ tiên tiến như cảnh báo điểm mù BSM, cảnh báo chệch làn đường LDWS, hỗ trợ giữ làn đường LAS, cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi RCTA. Như vậy, nếu chọn phiên bản 2.5L sau hơn 2 năm sử dụng, người mua vẫn tận hưởng được những công nghệ, trạng bị tiện nghi không khác bản lắp ráp 2021, mà tiết kiếm số tiền tới hơn 300 triệu đồng, xe vẫn còn nửa năm bảo hành.
Nội thất Mazda CX-5 2019, Honda CR-V 1.5G 2019 và Hyundai Tucson phiên bản 1.6L T-Gdi 2019
Ở chiều ngược lại, Honda CR-V bản G hiện được lắp ráp tại Việt Nam nâng cấp khác với năm 2019 (nhập khẩu) khi có thêm hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn Honda Sensing mới tập trung vào 5 công nghệ, bao gồm: Hệ thống phanh giảm thiểu va chạm (CMBS), hệ thống đèn pha thích ứng tự động (AHB), hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng bao gồm dải tốc độ thấp (ACC with LSF), hệ thống giảm thiểu chệch làn đường (RDM), hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LKAS). Phiên bản này có giá niêm yết 1,048 tỷ đồng, đắt hơn 25 triệu đồng so với bản 2019 nhưng khi mua cũ sẽ không thể có gói trang bị an toàn Honda Sensing
Hyundai Tucson tương tự mẫu xe của Mazda, cũng không nâng cấp sản phẩm từ 2019 đến nay. Lợi thế giá rẻ hơn hai đối thủ Nhật giúp Tucson duy trì được sức hút và đang dần bám đuổi doanh số với CX-5 cũng như vượt CR-V. Tuy nhiên, với việc Honda CR-V có gói công nghệ an toàn Honda Sensing, trước đó là Mazda CX-5 với gói i-Activesense, Hyundai Tucson bản 2021 và ngay cả bản 2019 vì vậy sẽ có phần thua kém về mặt công nghệ an toàn chủ động. Nhược điểm này sẽ thay đổi khi thế hệ mới Hyundai Tucson dự kiến sẽ ra mắt Việt Nam vào năm sau vớt loạt nâng cấp trang bị ấn tượng hơn.
Về sức mạnh, Honda CR-V 1.5G 2019 và Mazda CX-5 2.5 2WD 2019 có mức độ tương đồng dù khác nhau dung tích động cơ, hộp số. Honda CR-V tiếp tục dùng động cơ loại xăng DOHC I4, dung tích 1.5L tăng áp, kết hợp hộp số CVT cho sức mạnh tối đa 188 mã lực tại 5.600 vòng/phút và 240 Nm mô-men xoắn cực đại tại 2.000 - 5.000 vòng/phút.
Mazda CX-5 2.5 2WD sử dụng khối động cơ xăng SkyActiv-G 2.5L cùng hộp số tự động 6 cấp cho công suất 188 mã lực và mômen xoắn 252 Nm.
Cuối cùng là động cơ Turbo phun xăng trực tiếp 1.6L T-GDi trên Hyundai Tucson phiên bản 2019 cho công suất cực đại thấp hơn hai mẫu xe trên, ở mức 177 mã lực, nhưng mô men xoắn tối đa lại lớn, lên mức 265 Nm, đi kèm hộp số ly hợp kép 7 cấp DCT giúp khả năng tăng tốc tốt hơn ở nước ga đầu.
Giá lăn bánh Toyota Raize: Chỉ từ 612 triệu đồng tại Hà Nội Giá lăn bánh Toyota Raize tại Hà Nội, nơi có chi phí cao nhất cũng chỉ từ 612 triệu đồng. Tại các địa phương khác, giá lăn bánh sẽ thấp hơn. Toyota Raize vừa chính thức được giới thiệu tới khách hàng Việt Nam, có giá bán từ 527 triệu đồng. Giá bán chính thức của xe thậm chí còn thấp hơn giá...