Ô tô điện vẫn ô nhiễm môi trường hơn xe cổ
Nghiên cứu của Footman James chỉ ra rằng lượng khí thải thường niên phát ra từ xe cổ thấp hơn nhiều so với xe ô tô hiện đại ngày nay.
Footman James, một công ty chuyên về xe cổ cũng như bán bảo hiểm cho xe cổ vừa đưa ra khẳng định rằng xe hơi cổ gây ảnh hưởng đến môi trường ít hơn so với xe ô tô hiện đại, bao gồm cả xe ô tô điện. Kết luận này dựa trên việc xe cổ ít được đưa ra đường hơn so với các loại xe hiện nay thường xuyên được sử dụng hàng ngày, đồng nghĩa rằng xe ô tô hiện đại xả thải nhiều hơn xe cổ.
Xe cổ ít ảnh hưởng đến môi trường hơn xe hiện đại, bao gồm cả xe điện
Theo báo cáo của Footman James, lượng khí thải trung bình mà xe cổ xả ra tại Anh là 563kg CO2 mỗi năm, do các chủ xe cổ chỉ đưa xe ra đường khoảng 1.931 km mỗi năm. Trong khi đó các loại xe ô tô hiện đại dù có lượng khí thải ít, nhưng lại thường xuyên được sử dụng hàng ngày ngoài đường khiến lượng khí thải CO2 thải ra hàng năm từ xe hiện đại cao hơn nhiều so với xe cổ.
Đối với xe điện, dù không phát thải trong quá trình sử dụng nhưng quá trình sản xuất xe điện lại sản xuất ra lượng lớn CO2. Theo báo cáo nêu trên, lượng khí thải carbon phát ra trong quá trình sản xuất các dòng xe du lịch như VW Golf lên đến 6,8 tấn. Con số này với dòng xe điện Polestar 2 là 26 tấn CO2, lượng lớn khí thải này khó có thể bù lại được dù sản phẩm xe này không hề phát ra khí thải trong quá trình sử dụng. Để so sánh, một chiếc xe cổ phải chạy liên tục 46 năm mới có thể phát ra lượng khí thải tương tự.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phép so sánh này sẽ hoàn toàn khác sau khi các nhà sản xuất xe hơi đạt được mục tiêu không khí thải trong thập niên tới. Bản thân thương hiệu Polestar cũng đã cam kết sẽ tung ra sản phẩm xe không khí thải đầu tiên vào năm 2030 trong khi các nhà sản xuất xe khác cũng đang nỗ lực giảm phát thải từ các nhà máy sản xuất xe ô tô của mình. Dù vậy, Volvo mới đây đã thừa nhận rằng quá trình sản xuất xe ô tô điện tạo ra lượng khí thải cao hơn 70% so với việc sản xuất xe động cơ đốt trong mặc dù lượng phát thải của xe ô tô điện trong suốt vòng đời sử dụng thấp hơn xe động cơ đốt trong khá nhiều.
Ngoài ra, báo cáo của Footman James cũng cho biết 2/3 lượng người sở hữu xe cổ đều quan ngại về tình trạng biến đổi khí hậu, hơn một nửa trong số đó đồng tình với viễn tương lai xe ô tô không phát thải. David Bond, giám đốc Footman James cho biết: “Nhiều người nghĩ rằng xe cổ gây hại đến môi trường nhiều hơn vì động cơ của xe đã lỗi thời và tốt xăng, tuy nhiên dữ liệu trong báo cáo này cho thấy điều ngược lại với giả thuyết đó. Điều quan trọng là cách dòng xe này được bảo dưỡng và sử dụng như thế nào; cũng có một sự thật rằng trong khi các loại xe điện và ô tô điện đại đang ngày càng thân thiện với môi trường hơn, nhưng vấn đề là ảnh hưởng của quá trình sản xuất dòng xe này với môi trường.”
CEO BMW: 'Đừng quá phụ thuộc vào ô tô điện'
Giám đốc điều hành hãng xe BMW mới đây đã lên tiếng cảnh báo các nhà sản xuất ô tô đừng quá phụ thuộc vào ô tô điện, đồng thời cho rằng xe sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu vẫn còn đất sống.
Trong bối cảnh các nhà sản xuất ô tô đang lao vào cuộc đua điện khí hóa, người đứng đầu hãng xe BMW lại cho rằng, ô tô điện không phải là tất cả và các nhà sản xuất ô tô không nên phụ thuộc vào xe điện khi ô tô sử dụng động cơ đốt trong vẫn còn đất sống.
Ông Oliver Zipse - Giám đốc điều hành BMW REUTERS
"Khi bạn nhìn vào xu hướng công nghệ sắp tới cũng như sự phát triển của ô tô điện, chúng ta phải cẩn trọng để tránh sự phụ thuộc vào một số ít quốc gia". Ông Oliver Zipse - Giám đốc điều hành BMW phát biểu tại một hội nghị diễn ra mới đây tại New York, Mỹ.
Ông Oliver Zipse chỉ ra rằng, nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho pin điện hiện nay phần lớn do Trung Quốc kiểm soát. Vì vậy, nếu cuộc khủng hoảng thiếu chip, linh kiện sản xuất ô tô như hiện nay tiếp tục kéo dài, các nhà sản xuất ô tô sẽ gặp rất nhiều khó khăn, giá bán ô tô đặc biệt là xe điện theo đó có thể gia tăng.
Theo CEO của BMW, ô tô điện là xu hướng nhưng xe sử dụng động cơ đốt trong vẫn có đất sống CARSCOOP
Vị này cũng lập luận, dù ô tô điện là xu hướng nhưng xe sử dụng động cơ đốt trong vẫn có đất sống. "Nếu ai đó không thể mua một chiếc ô tô điện vì lý do nào đó, mà cần một chiếc ô tô chạy bằng xăng, dầu... Vậy bạn có đề xuất anh ta tiếp tục lái chiếc xe cũ của mình mãi mãi không? Nếu bạn không bán động cơ đốt trong nữa thì sẽ có người khác", ông Oliver Zipse cho biết.
Từ lâu, ông Oliver Zipse đã chủ trương chống lại các lệnh cấm bán ô tô động cơ đốt trong khi các nhà sản xuất ô tô tại Mỹ, châu Âu đối mặt với áp lực về vấn đề hạn chế lượng khí thải carbon từ các nhà quản lý. Theo ông Oliver Zipse, việc cung cấp những chiếc xe động cơ đốt trong tiết kiệm nhiên liệu hơn chính là chìa khóa quan trọng về cả khía cạnh lợi nhuận và môi trường. Bên cạnh đó, Zipse cũng chỉ ra những lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng trạm sạc và giá xe điện hiện vẫn đang ở mức cao.
BMW vẫn bán ô tô động cơ đốt trong song song với việc phát triển xe điện CARSCOOP
Giám đốc kỹ thuật Mercedes-Benz - ông Markus Schafer cũng chia sẻ quan điểm tương tự và cho biết xe điện còn nhiều năm nữa mới đạt được giá thành ngang bằng với ô tô sử dụng động cơ đốt trong.
Đại diện hai hãng xe sang của Đức cho rằng, các nhà sản xuất ô tô cần lên kế hoạch điều chỉnh chi phí cần thiết và chuẩn bị cho việc giá năng lượng, nguyên liệu vẫn ở mức cao trong những năm tới. Các nhà sản xuất nên tái cơ cấu và hợp lý hóa sản xuất để đạt hiệu quả hơn, bên cạnh đó cũng nên nỗ lực tái chế để giảm chi phí.
Quốc gia chuộng ô tô điện nhất thế giới, doanh số xe điện chiếm 83% Với gần 83% ô tô mới bán ra thị trường là xe điện, Na Uy tiếp tục là quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ ô tô điện lớn nhất thế giới trong quý 1 năm 2022. Na Uy đang dẫn đầu trong xu hướng chuyển đổi từ ô tô sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng xăng dầu sang sử dụng...