Ô tô điện có đi đường ngập nước được không?
Với điều kiện thời tiết mưa nhiều, đặc biệt là những ngày bão, đường ngập lụt như ở Việt Nam, ô tô điện lội nước đi được bao xa, có an toàn không là băn khoăn của nhiều người dùng.
Ô tô điện có lội nước được không?
Trước khi xe điện xuất hiện trên thị trường, hiện tượng thủy kích thường xảy ra ở xe sử dụng động cơ đốt trong khi di chuyển trong điều kiện mưa lớn hay vùng nước ngập sâu khiến người dùng ái ngại.
Bởi lẽ, vị trí cổ gió hay ống xả trên xe xăng, dầu dễ dàng đưa nước tràn vào khoang động cơ gây hỏng máy.
Ngoài ra, dòng xe này sử dụng dầu nhớt và chất lỏng để bôi trơn, làm mát. Khi nước tràn vào hòa lẫn với các chất lỏng này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hộp số, dẫn đến hư hỏng cho các hệ thống khác trên xe.
Xe ôtô điện được đánh giá là có khả năng di chuyển khi ngập nước tốt hơn so với xe chạy bằng xăng, dầu trong điều kiện cho phép
Video đang HOT
Trong khi đó, xe ôtô điện được đánh giá là có khả năng di chuyển khi ngập nước tốt hơn so với xe chạy bằng xăng, dầu trong điều kiện cho phép. Các dòng xe chạy điện có cấu tạo đơn giản hơn với motor và khối pin. Khối pin trên ôtô điện được hàn kín giống như mô tơ điện và bộ điều khiển.
Do đó, những rủi ro của một chiếc xe động cơ đốt trong gây ra được giảm thiểu đáng kể, người dùng có thể yên tâm hơn khi vận hành ôtô điện đi đường ngập.
Ôtô điện đi đường ngập sâu trong thời gian dài có an toàn không?
Theo phân tích của Financial Express (tạp chí chuyên về tin tức tài chính và kinh doanh của Ấn Độ và quốc tế), xe ôtô điện đi đường ngập khá an toàn nhờ có hệ thống bảo vệ chống xâm nhập theo tiêu chuẩn IP67 hoặc IP65, tùy thuộc vào các loại xe khác nhau. Chỉ số IP càng cao thì khả năng chống bụi và nước càng tốt.
Do đó, các dòng xe điện hiện đại ngày nay có thể di chuyển ở mực nước cao tới 1m trong khoảng 30 phút mà vẫn an toàn. Ngoài ra, khối pin bên trong xe thường được trang bị nhiều lớp bảo vệ và có khả năng tự cách điện với phần còn lại.
Xe ôtô điện đi đường ngập khá an toàn nhờ có hệ thống bảo vệ chống xâm nhập theo tiêu chuẩn IP67 hoặc IP65
Vì vậy, nguy cơ rò rỉ điện hay chập, cháy khi di chuyển qua vùng nước ngập có thể không phải là vấn đề nguy hại.
Mặc dù ôtô điện có khả năng lội nước tốt hơn xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch nhưng không có nghĩa chúng có thể biến thành những chiếc thuyền.
Xe điện có thể đảm bảo an toàn khi vận hành trong điều kiện mực nước cho phép và thời gian di chuyển nhất định để tránh bị mắc kẹt trong tình huống bất khả kháng chứ không phải trường hợp nào cũng an toàn.
Khi lái xe điện ở mực nước sâu trong thời gian dài quá điều kiện cho phép, khả năng nước tràn vào bộ pin hoặc motor điện là có thể xảy ra. Điều này gây ra nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến an toàn cho người ngồi trên xe.
Ngoài ra, việc lái xe trong thời tiết xấu và gặp phải dòng nước chảy xiết, xe rất dễ bị cuốn trôi. Vì vậy, người dùng nên hạn chế di chuyển ôtô điện đi đường ngập thường xuyên để vừa đảm bảo an toàn, vừa tăng tuổi thọ cho phương tiện.
Tiềm năng thị trường xe ôtô điện tại Đông Nam Á
Một nghiên cứu của hãng Nissan cho thấy, một phần ba người tiêu dùng Đông Nam Á cũng sẵn sàng mua ôtô điện để thay thế xe chạy nhiên liệu truyền thống.
Hiện tại, Thái Lan đang trải thảm đỏ để thu hút các nhà sản xuất xe ôtô điện. Dự kiến trong năm nay có thể có thêm ít nhất 3 đến 4 nhà sản xuất xe điện từ Nhật Bản và Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác để sản xuất xe điện tại Thái Lan.
Về lợi thế để trở thành trung tâm sản xuất ôtô điện tại Đông Nam Á, trước hết, Thái Lan đã có những nhân lực tay nghề cao với chuyên môn và kinh nghiệm lắp ráp, chế tạo ôtô đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cùng chuỗi cung cấp phụ tùng mạnh. Thứ hai là cùng với những chính sách quảng bá, thu hút đầu tư, Thái Lan có kế hoạch đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ ngành công nghiệp nhằm đạt mục tiêu trở thành một trung tâm sản xuất xe ôtô điện trong khu vực ASEAN.
Một phần ba người tiêu dùng Đông Nam Á cũng sẵn sàng mua ôtô điện để thay thế xe chạy nhiên liệu truyền thống.
Trong đó, một gói tài chính tới 43 tỷ Baht (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng) được triển khai từ nay đến năm 2025, bao gồm cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt giảm từ 8% xuống 2% và trợ giá trực tiếp từ 70.000 - 150.000 Baht, tức tối đa khoảng 100 triệu đồng cho mỗi ô tô điện để khuyến khích tiêu thụ và sản xuất loại xe này.
Có thể nói, tiềm năng thị trường xe điện tại ASEAN là rất lớn. Một nghiên cứu của hãng Nissan cho thấy, một phần ba người tiêu dùng Đông Nam Á sẵn sàng mua xe ôtô điện.
Cùng với đó, các nước trong khu vực cũng có mục tiêu cụ thể để khuyến khích người dân sử dụng xe điện. Thái Lan đặt mục tiêu đến năm 2030 xe điện sẽ chiếm 30% tổng số phương tiện ở nước này. Trong khi đó, Indonesia đã đặt mục tiêu đầy tham vọng là xe điện và xe hybrid chiếm 20% sản lượng xuất khẩu vào năm 2025.
Xe điện được trông đợi là phương tiện của tương lai.
Quốc gia nhỏ nhất ASEAN là Brunei cũng đang cố gắng nâng tổng thị phần xe ôtô điện lên 60% tổng doanh số bán xe hằng năm trong tương lai gần. Còn tại Lào, ngoài khuyến khích nhập khẩu và sản xuất xe sử dụng điện, Chính phủ nước này mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ xe điện chiếm ít nhất 1% tổng số phương tiện trong xã hội và đạt tối thiểu 30% vào năm 2030.
Xe điện được trông đợi là phương tiện của tương lai. Tuy nhiên, để tầm nhìn đó thành hiện thực, những chiếc xe điện cần phải trở thành lựa chọn khả thi cho số đông. Điều này đồng nghĩa với việc một người tiêu dùng bình thường phải đủ sức mua xe và có cả cơ sở hạ tầng sạc điện hỗ trợ. Đông Nam Á vẫn được coi là một thị trường tiềm năng khổng lồ, nơi mà tỷ lệ sở hữu xe vẫn dưới 20%.
Giá ôtô điện đang tăng tại Mỹ Chi phí trung bình để sở hữu ôtô điện qua sử dụng tại Mỹ đang tăng cao, với đỉnh 66.000 USD được xác lập hồi đầu mùa hè. Một trong những rào cản lớn nhất với việc phổ cập ôtô điện là chi phí. Giá xe điện đang ở mức cao, với mức chi phí trung bình để sở hữu một chiếc ôtô...