Ô tô đi trời mưa rét thường gặp 4 vấn đề này, cách khắc phục thế nào?
Xe ô tô thường gặp nhiều vấn đề trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt mùa đông. Nếu để ý, chủ xe sẽ dễ dàng khắc phục để đảm bảo chiếc xe chạy “ngon lành”.
Vấn đề với kính lái
Lái xe vào mùa đông, những hôm thời tiết giá lạnh hay mưa phùn, chiếc ô tô của bạn rất dễ gặp phải tình trạng kính lái bị mờ.
Mùa đông, kính lái ô tô hay bị mờ do chênh lệch nhiệt bên trong xe và bên ngoài
Lỗi kính lái ô tô thường xuyên bị mờ vào mùa đông gây rất nhiều phiền toái cho tài xế. Không chỉ làm giảm thiểu tầm quan sát mà còn rất dễ dẫn đến tai nạn nguy hiểm cho chính bạn cũng như những người ngồi trên xe.
Nguyên nhân của lỗi này rất dễ giải thích. Khi bạn di chuyển trên đường vào mùa đông, nhiệt độ thấp trên kính lái khiến lượng hơi nước bên trong xe ngưng tụ bám phía trong kính lái, gây mờ.
Cách khắc phục hiện tượng kính lái bị mờ trong mùa đông: Cách giải quyết lỗi này cũng khá đơn giản, khi bạn bước lên xe thì nên bật sưởi kính hoặc điều hòa.
Vấn đề với ắc quy
Thời tiết lạnh không phải là lý do duy nhất khiến ắc quy hết điện và không sử dụng được. Đối với những chiếc xe càng hiện đại, có nhiều chức năng thì tiêu thụ điện càng nhiều. Tuy nhiên, vào mùa lạnh thì nhu cầu sử dụng các chức năng như bộ sưởi, điều hòa, đèn ô tô… cao hơn những ngày khác.
Trời lạnh ắc quy ô tô thường tiêu hao điện cao hơn bình thường
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các tính năng như chống trộm, cảnh báo… vẫn hoạt động và tiêu thụ điện ngay cả khi xe không vận hành cũng là nguyên nhân khiến ắc quy ô tô nhanh bị hết điện.
Cách khắc phục ắc quy hết điện vào mùa đông: Cách khắc phục đồng thời cũng là cách bảo vệ ắc-quy là khởi động xe và vận hành xe ít nhất 15 phút mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể trang bị thêm một bộ sạc để giữ ắc-quy luôn đầy điện. Bạn nên mang theo bộ dây câu sạc đề phòng trường hợp xe ô tô hết điện, chết máy giữa đường.
Vấn đề khi khởi động xe
Hiện tượng xe ô tô khó khởi động không chỉ xảy ra với các xe đời cũ mà ngay cả các xe ô tô mẫu mới cũng hay gặp phải. Nguyên nhân của lỗi này tùy thuộc vào các hãng và các phiên bản xe ô tô khác nhau. Có thể do rơ-le hoặc van bị nguội khi trời lạnh.
Mùa đông thường xuất hiện hiện tượng xe ô tô khó khởi động
Cách khắc phục hiện tượng khó khởi động xe ô tô vào mùa đông: Cách khắc phục lỗi này là hạn chế để xe ô tô ngoài trời lạnh quá lâu mà không sử dụng. Bạn nên thường xuyên vận hành ô tô mỗi ngày để làm nóng ô tô. Bên cạnh đó, bạn có thể trang bị cho xe của mình bộ kích nổ ô tô để có thể sử dụng trong những trường hợp cần thiết.
Vấn đề với cần gạt nước
Kết quả các cuộc thử nghiệm đã chỉ ra rằng cần gạt nước sẽ hoạt động kém hiệu quả sau khi sử dụng xe được 6 tháng. Dấu hiệu cho thấy cần gạt nước hoạt động kém hiệu quả là các vết bẩn hoặc xước trên kính.
Nên thay cần gạt nước theo định kỳ
Cách khắc phục gạt nước ô tô hoạt động kém trong mùa đông: Người dùng có thể tăng tuổi thọ của cần gạt nước bằng cách làm sạch bề mặt cao su bằng khăn giấy và dụng cụ làm sạch thủy tinh. Nếu sử dụng cách này vẫn không mang lại hiệu quả thì người dùng nên thay cần gạt nước mới. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên khách hàng nên thay cần gạt theo chu kỳ 2 lần/năm.
Theo Cartimes
5 điều bạn chắc chắn cần phải biết khi lái xe số tự động
Xe số tự động ngày càng phổ biến trên thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn hơn xe số sàn do tài xế chưa hiểu hết tính năng.
Lái xe số tự động mang đến nhiều ưu điểm khi cầm lái, các vị trí chân trái và tay phải của người lái cũng rảnh rang hơn. Dù vậy, để điều khiển dòng xe này cho hợp lý và an toàn cần lưu ý một số điều sau.
Không nên lái hai chân
Một vài người có khả năng và sở thích điều khiển xe số tự động bằng hai chân. Chân phải ga, chân trái phanh. Các chuyên gia khuyên tuyệt đối không đi bằng cách này.
Với số tự động, chỉ dùng chân phải để kiểm soát ga và phanh là đủ, để đảm bảo không đạp cả hai cùng một lúc.
Không nên lái hai chân với xe số tự độngĐạp phanh khi chuyển chế độ
Trong mọi trường hợp chuyển sang các chế độ khác nhau (D, N, R, P hay D1(L), D2 (S), D3), tài xế cần đạp phanh để đảm bảo an toàn.
Để chế độ nào khi dừng đèn đỏ?
Theo các chuyên gia, giống số sàn, tài xế nên về mo (N) và kéo phanh tay. Điều này liên quan tới tình huống xấu là có xe đâm từ phía sau. Nếu không chuyển mà giữ nguyên ở số tiến D và phanh, chân bạn không đủ khỏe để hãm. Trong tình huống đó, xe sẽ vọt lên phía trước, rất nguy hiểm. Ngoài ra, dùng phanh chân còn làm lóa mắt xe sau do đèn phanh sáng, đặc biệt vào thời điểm thời tiết xấu, sương mù hay mưa.
Chuyển sang số đỗ P (Parking) cũng không nên vì có thể hỏng hộp số khi bị xe sau húc.
An toàn nhất là chuyển về N và kéo phanh tay. Khi đó, xe không bị lao về phía trước, hộp số cũng không bị hỏng.
Dừng đèn đỏ với xe số tự động tài xế nên về mo (N) và kéo phanh tay
Tuy nhiên, đây chỉ là tình huống an toàn nhất. Còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế để bạn ra quyết định chuyển về chế độ nào cho thuận tiện. Chẳng hạn với thời gian chờ ít, phía sau không có xe thì chỉ cần giữ phanh chân là đủ.
Linh động, tỉnh táo là điều quan trọng khi cầm lái. Bởi chỉ có thế, bạn mới đối phó được các tình huống xảy ra trên đường.
Lên và xuống dốc với số tự động
Theo kinh nghiệm từ xe số sàn, thông thường, bạn lên dốc số nào thì xuống với số đó. Hầu hết số tự động đều có chế độ số tay (bán tự động M hoặc dấu (tăng số) và - (giảm số)).
Người lái có thể chủ động chọn số cho phù hợp với điều kiện thực tế, như tốc độ, tải trọng, điều kiện đường... Chẳng hạn khi chọn số 3, xe sẽ lên cao nhất là số 3. Giảm tốc, xe tự động về số 1 hoặc 2.
Cách lên và xuống dốc với số tự động
Nếu không có cơ chế bán tự động, hộp số có các ký hiệu như D1 (hoặc L, chỉ số 1), D2 (hoặc S, chỉ số 2) hay D3. Nếu đặt ở D3, số cao nhất sẽ là 3. Giảm tốc, xe về số 1 hoặc 2. Điều kiện địa hình càng khó thì bạn có thể chuyển về D2 hoặc D1.
Học cách điều chỉnh ga
Với số sàn hay tự động, điều khiển tốt chân ga là quan trọng bậc nhất. Nhưng có sự khác biệt giữa hai loại này.
Ở số sàn, khi nhả chân ga, xe có xu hướng chậm lại (ngoại trừ lúc xuống dốc). Đây là hiện tượng "hãm bằng động cơ".
Học cách điều chỉnh ga với xe số tự dộng
Trên số tự động, nhả chân ga trong một số tình huống còn làm tăng số. Điều này dẫn tới tình trạng mất kiểm soát vì bất ngờ. Vì vậy, cần tập luyện phản xạ ga thật nhuần nhuyễn trước khi lái xe ra đường.
Theo Cartimes.
Hướng dẫn vá dùi lốp xe trong trường hợp cấp thiết Đang trên hành trình và xe bị thủng lốp giữa chốn "khỉ ho, cò gáy" nào đó, làm sao đây? Tất cả những gì bạn cần là một bộ dụng cụ vá dùi với giá thấp nhất chỉ tầm 100.000 đồng, có bán tại rất nhiều đại lý phụ kiện xe hơi và 1 bình nước rửa tay. Ngoài ra, có lẽ với...