Ô tô đi 60.000 km cần bảo dưỡng và thay thế 4 bộ phận sau
Nếu chiếc xe của bạn đã đi được hơn một nửa thời gian trong hạn bảo hành, việc bảo dưỡng 4 bộ phận sau đây là rất cần thiết để kéo dài tuổi thọ và hoạt động an toàn.
Với nhiều chủ xe khi chưa vượt qua mốc 100.000 km (thời gian kết thúc của một chu kỳ cam kết bảo hành thường thấy của hãng xe), thường có tâm lý chủ quan, thậm chí lơ là bỏ qua việc thăm khám định kỳ nên dễ bỏ qua phát hiện một số lỗi nhỏ, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không đáng có.
Dưới đây là 4 bộ phận cần lưu ý bảo dưỡng và thay thế khi ô tô đã đi được 60.000 km.
Hệ thống phanh thực sự rất quan trọng, nó liên quan đến an toàn tính mạng và tài sản của chủ xe.
Khi xe đã hoạt động được khoảng 60.000 km, về cơ bản má phanh đã hết tuổi thọ, hao mòn nghiêm trọng, nếu không được thay mới thì hiệu quả phanh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giảm sự an toàn khi lái xe.
Cần lưu ý hệ thống phanh vì mốc 60.000 km cũng đã hết tuổi thọ của má phanh
Với những tài xế có thói quen chạy tốc độ cao, sử dụng phanh thường xuyên, hoặc hay di chuyển ở đường đèo núi cần kiểm tra độ mòn má phanh. Theo các chuyên gia, khi độ dày của má phanh khi chỉ còn từ 2-3mm thì nên được thay thế.
Lốp xe là bộ phận quan trọng nhất trên xe bởi nó không chỉ liên quan đến độ an toàn, đi đến nơi về đến chốn mà còn ảnh hưởng tới cả mức tiêu hao nhiên liệu. Bằng mắt thường, chúng ta có thể tự “khám” được cho bộ lốp, nhưng nhiều người dễ bỏ qua và cho rằng còn chạy được nghĩa là chưa có vấn đề gì.
Lốp xe là bộ phận quan trọng trên ô tô
Video đang HOT
Thực tế theo thời gian độ mòn của lốp sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, đến mức độ nào đó dễ bị thủng, trượt, nứt và phồng, đe dọa đến sự an toàn khi lái xe.
Vì vậy, nếu quãng đường đi được khoảng 60.000 km thì phải kiểm tra và thay lốp kịp thời, nếu thường xuyên đi trong môi trường xấu thì độ mòn của lốp càng nghiêm trọng nên số km bảo dưỡng và thay thế càng phải rút ngắn.
Dây cu-roa hay còn gọi là dây đai là loại dây khá phổ biến với người lái xe vì là bộ phận có thể nhìn thấy hoạt động bằng mắt thường khi mở nắp ca-pô. Trong khoang máy có rất nhiều bộ phận cần được dẫn động liên tục như: trục cam, hệ thống bơm trợ lực tay lái, lốc điều hòa, máy phát điện, hay bơm nước làm mát,…Và để các bộ phận này dẫn động được thì cần đến sự trợ giúp đắc lực của dây cu-roa. Với công nghệ cũ, mỗi bộ phận sẽ được dẫn động bằng một dây cu-roa riêng lẻ, tuy nhiên nhiều loại xe đời mới hiện nay thì chỉ cần một dây curoa có thể dẫn động tất cả bộ phận đó.
Dây cu-roa là bộ phận dễ bị tài xế bỏ qua mà chỉ để ý khi có tiếng kêu bất thường
Tuổi thọ của dây cu-roa trung bình khoảng 5 năm, nhưng cũng có thể thấp hơn tùy vào điều kiện sử dụng. Vì vậy cũng nên kiểm tra thường xuyên trong các mốc bảo dưỡng, và đặc biệt lưu tâm ở mốc 60.000 km.
Nếu dây cu-roa có dấu hiệu hư hỏng không được thay thế kịp thời, các hiện tượng sau có thể xảy ra: một là tiếng ồn phát ra bên trong động cơ, hai là va chạm giữa trục cam và trục khuỷu. Cuối cùng sẽ khiến động cơ phải đại tu hoặc thậm chí là hỏng.
Bugi có nhiệm vụ đánh lửa, nếu bộ phận này hoạt động không ổn định sẽ sẽ làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu, xăng/dầu đốt cháy không triệt để dễ gây đóng cặn carbon, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ, gây hư hỏng.
Bu-gi quyết định tới hoạt động ổn định của động cơ ô tô
Tuổi thọ của bugi phụ thuộc theo các vật liệu khác nhau, nhưng vào khoảng 40.000 km, và chất lượng của bugi tốt có thể đạt 60.000 km. Vì vậy, khi quãng đường đi được 60.000 km, nên kiểm tra hoặc thay bugi mới.
Làm gì để ô tô luôn trông như mới?
Nếu được chăm sóc đúng cách thì sau chục năm sử dụng, xe ô tô vẫn có thể "toả sáng". Việc này không chỉ giúp bạn luôn xuất hiện với vẻ tinh tươm, mà còn giúp tăng giá trị xe khi cần bán lại.
Dưới đây là một số bí quyết đơn giản giúp bảo vệ "nhan sắc" cho xe.
Che chắn nội thất khỏi ánh nắng mặt trời
Nắng nóng gay gắt chiếu trực tiếp và thường xuyên sẽ khiến cabin nóng lên như lò nướng; táp-lô có thể bị nứt, cụm điều khiển trung tâm có thể bị hỏng hóc, mờ các ký hiệu, ghế da bị khô cứng...
Nếu muốn bảo vệ xe khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, hãy chú ý một số cách như sau:
- Đỗ xe vào bóng râm bất cứ khi nào có thể.
- Mở nhẹ cửa sổ để giảm nhiệt độ bên trong vào những ngày nắng nóng.
- Sử dụng tấm chắn nắng cho kính chắn gió bên trong xe.
- Sử dụng bạt che nếu bạn định đỗ xe ngoài trời trong thời gian dài.
Bọc ghế khi xe ô tô còn mới
Ghế bị mòn và rách khiến chiếc xe trở nên kém hấp dẫn và không thoải mái khi sử dụng. Một chiến lược tốt là hãy bọc ghế ngay khi bạn mua một chiếc xe mới, giúp ghế xe được bảo vệ tối đa trước khi có thể xảy ra bất cứ sự mài mòn nào.
Sử dụng chất bảo vệ cho các bộ phận bằng cao su, vinyl và nhựa
Việc bảo vệ các bộ phận bằng cao su, vinyl và nhựa của xe thường hay bị bỏ quên, trong khi trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng nứt vỡ hoặc bạc màu của các bề mặt này.
Một số bộ phận cần bảo vệ gồm: táp-lô, mặt trong cửa, bệ tì tay và các thanh cản trước/sau. Nên sử dụng các sản phẩm bảo vệ ngay khi mua xe để giảm bớt những thiệt hại có thể xảy ra theo thời gian. Tuy nhiên, hãy sử dụng chúng theo đúng chỉ dẫn, tránh bôi các sản phẩm bảo vệ tạo độ trơn bóng lên các bề mặt như bàn đạp sàn và vô lăng.
Tránh đỗ quá sát xe khác
Một cách đơn giản và không tốn kém để tránh những vết móp, lõm và xước trên xe là tìm những vị trí đỗ xe biệt lập. Việc này rất khó ở các thành phố lớn, nên ít nhất, hãy tìm vị trí đỗ không quá sát xe khác, đặc biệt là bên ghế lái của xe khác, nhằm giảm nguy cơ va quệt.
Sử dụng bạt phủ ô tô
Nếu để xe ngoài trời, theo thời gian, màu sơn của hầu hết các xe sẽ bị bạc đi, đặc biệt là nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thời tiết khắc nghiệt.
Ngoài ra, phân chim và bọ dính vào cũng có thể làm mất thẩm mỹ và hỏng lớp sơn xe.
Nếu bạn không có điều kiện đỗ xe trong gara thì có thể sử dụng bạt phủ. Việc tháo và lắp lại bạt phủ mỗi ngày có vẻ bất tiện, nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về ngoại hình của chiếc xe theo thời gian.
Thay lốp cũ
Lốp xe là một phần quan trọng, vì toàn bộ trọng lượng của xe dồn xuống bộ phận này. Lốp xe phải chịu áp lực rất lớn do thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nắng nóng và phải chịu nhiệt ma sát lớn khi phanh. Đó là chưa kể đến thời tiết mưa/nắng thất thường, nhiệt độ thay đổi liên tục cũng khiến lốp nhanh bị lão hóa. Sử dụng lốp cũ khiến chiếc xe trở nên cũ kỹ hơn so với tuổi đời.
Ngoài ra, sau khi sử dụng trong thời gian dài, lốp xe sẽ có các vết nứt. Mặc dù có những sản phẩm có thể làm bóng lốp cũ, nhưng bạn hãy cân nhắc thời điểm để thay lốp mới.
Khi nhận thấy lốp có các vết nứt, hãy đưa xe đến gara tin cậy để kiểm tra. Nếu lốp xe cũ không an toàn, đừng ngần ngại thay lốp mới vì ngoài việc đảm bảo an toàn hơn, chúng cũng giúp chiếc xe của bạn trông mới hơn.
Ô tô sau khi đi mưa nhất thiết phải bảo dưỡng Tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, nước bẩn làm tăng nguy cơ han rỉ của các chi tiết dưới gầm xe. Nước mưa làm tăng nguy cơ han rỉ các chi tiết dưới gầm xe Nhiều chủ nhân quan niệm mưa kéo dài, sử dụng nhiều nên chờ khi nắng mới rửa xe vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chi...