Ô tô dần chìm dưới lòng sông, mọi người hét khản cổ: “Nhảy ra ngoài đi, chết đấy!”
Hình ảnh chiếc xe ô tô bán tải cố vượt qua dòng nước chảy xiết rồi dần chỉm nghỉm dưới lòng sông khiến tất cả những ai chứng kiến đều kinh sợ.
Vụ việc được nhắc tới vừa xảy ra vào trưa nay (4/11) tại Cao Bằng và một phần diễn biến đã được người chứng kiến ghi lại trong đoạn clip dưới đây.
Theo đó vào khoảng thời gian này, chiếc ô tô bán tải liều mình tìm cách vượt qua dòng nước chảy xiết, tuy nhiên đi được một nửa chặng đường thì chiếc xe bị nước cuốn đi rồi dần chìm nghỉm trong sự bất lực của tài xế.
Thấy cảnh tượng diễn ra trước mắt, những người đứng trên bờ không ngừng hét to: “Ôi thôi trôi rồi! Nhảy ra đi, người trong đó nhảy ra người đi, bơi ra đi không chết đó”. Tuy nhiên dường như người trong xe không có chút phản ứng, mọi người hoảng sợ vừa chạy vừa la hét: “Cứu người đi chúng mày, gọi cứu hộ đi”.
Hiện vẫn chưa rõ sự việc hiện giờ ra sao?
Chiếc xe dần chìm dưới lòng songo
Quân Anh
Theo totquoc
Sớm thay thế cát trong xây dựng bằng vật liệu mới
Việc khai thác cát quá mức để phục vụ các công trình xây dựng sẽ tạo những lỗ hổng sâu trong lòng sông và làm biến đổi vận tốc dòng nước chảy, thậm chí là tạo ra những trục nước xoáy trong lòng sông, gây nguy hiểm cho tàu bè đi lại.
Nhiều tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng. Ảnh minh họa: TTXVN
Đặc biệt, việc hút cát này sẽ gây sạt lở nghiêm trọng hai bên bờ sông, làm mất diện tích đất tự nhiên khiến nông dân không thể trồng trọt, sản xuất. Đó là chưa kể đến tình trạng nhà ở của cư dân địa phương, các công trình xây dựng bị sụp lún hoặc bị nước cuốn trôi.
Tuy nhiên, nhiều công trình xây dựng vẫn "khát" cát là một thực tế, khiến các nỗ lực ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương gặp khó khăn.
Đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy và triển khai đưa những vật liệu khác thay thế cát trong hoạt động xây dựng. Kinh nghiệm từ nhiều nước trên giới cho thấy, ngay từ thập niên 1970, họ đã bắt đầu sử dụng tro xỉ, tro trấu... làm vật liệu san lấp, làm ổn định nền móng, đất nền, làm gạch ốp lát, gạch xây, gạch lót đường, làm bê tông xi măng xây dựng cảng...
Kết quả sử dụng các vật liệu này cho thấy, khi làm đường đã giúp công trình giảm co ngót, giảm ăn mòn; trong xây dựng cảng, các trạm cứu trợ dưới nước, vật liệu trên giúp gia tăng độ vững chắc, sức đề kháng hóa học; khi làm hệ thống xây đập, đê kè thì giúp giảm được nhiệt thủy hóa, tăng độ vững chắc cho công trình. Đặc biệt, đối với các công trình kiến trúc, giúp làm gia tăng hiệu quả chống thấm.
Những vật liệu như tro xỉ, tro trấu... dễ dàng tìm kiếm ở nước ta bởi đây là nguồn thải công nghiệp tương đối phổ biến hiện nay. Việc tận dụng những nguyên liệu này không chỉ làm giảm sức ép việc khai thác cát cho các công trình mà còn góp phần tiết kiệm quỹ đất dùng chôn lấp chất thải, hạn chế việc đổ bỏ không hợp lý gây suy thoái môi trường.
Tuy nhiên, để việc sử dụng loại vật liệu mới này được phổ biến cần phải sớm chấm dứt mối lo ngại của người dân về chất lượng của loại vật liệu mới. Theo đó, các cơ quan chức năng cần xây dựng hệ thống về tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng và quy định, hướng dẫn rõ ràng đối với vật liệu mới thay thế cát để người dân biết và sử dụng.
Mặt khác, cần có quy định cụ thể về việc công trình xây dựng buộc phải sử dụng vật liệu mới thay thế theo một tỷ lệ nhất định.
Đi kèm với quy định này là những biện pháp chế tài thật nghiêm. Các công trình sử dụng ngân sách nhà nước phải đi tiên phong ứng dụng các loại vật liệu mới trong xây dựng để làm nền tảng cơ sở chuyển đổi nhận thức trong cộng đồng.
Theo thesaigontimes
Nghẹt thở vào cuộc đi săn bảo vật "quái ngư" dưới dòng Sê San Ở đó có những thợ câu gắn bó vài chục năm nay với dòng Sê San và cá lăng trở thành thứ nuôi sống gia đình, là tiền cho con cái đi ăn học Tây Nguyên mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về cũng là lúc loài cá hung dữ được mệnh danh là thủy quái trên dòng Sê San bắt đầu...