Ô tô chết máy giữa đường: Nguyên nhân và cách xử lý
Có nhiều nguyên nhân khiến ô tô chết máy giữa đường đề không được. Tuỳ theo nguyên nhân sẽ có cách xử lý khác nhau.Người lái xe cũng cần biết một số nguyên nhân chính gây nên hiện tượng chết máy đột ngột.
Khá nhiều trường hợp phải cầu cứu xin hỗ trợ nhiên liệu khi xe bị chết máy giữa đường. Nhiều tài xế mải lái xe mà quên mất để ý lượng nhiên liệu còn lại trong bình với quãng đường dự định sẽ đi, cũng như quên mất cảnh báo khi sắp hết nhiên liệu. Việc để hết nhiên liệu dẫn đến chết máy sẽ rất nguy hiểm, có thể gây hỏng bơm xăng.
Khá nhiều trường hợp phải cầu cứu xin hỗ trợ nhiên liệu khi xe bị chết máy giữa đường
Sự cố hết nước làm mát cũng khá phổ biến, nhiều người đi xe không hề kiểm tra định kỳ nước làm mát hoặc chủ quan không để ý vì bị rò rỉ. Điều này khiến hệ thống giải nhiệt gặp sự cố, quạt làm mát không hoạt động gây nóng máy, bó máy. Tài xế hãy nhớ kiểm tra nước làm mát định kỳ và quan sát đồng hồ đo nhiệt nước làm mát ở bảng đồng hồ ngay trước vôlăng.
- Không kiểm tra dầu thường xuyên.
Video đang HOT
Nhiều chủ xe lại dùng loại dầu kém chất lượng dẫn đến cháy dầu hoặc đóng cặn trong động cơ, nhiều trường hợp rò rỉ dầu cũng gây cạn hết dầu máy. Khi đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ nháy sáng trên bảng đồng hồ, lúc đỗ xe nếu có dầu nhỏ xuống nền bạn nên kiểm tra xem có hao hụt dầu không.
Chết máy vì tắc lọc nhiên liệu
Thực tế là nhiên liệu có chứa rất nhiều cặn bẩn. Sau thời gian dài không được thay thế, lọc nhiên liệu có thể bị tắc, khiến nhiên liệu không được bơm lên động cơ, gây chết máy. Dấu hiệu báo trước là động cơ nóng hơn bình thường, không “bốc”, thậm chí rất yếu hoặc chết máy khi tăng ga.
Chết máy vì tắc lọc nhiên liệu
Không kiểm tra dầu thường xuyên
Nhiều chủ xe lại dùng loại dầu kém chất lượng dẫn đến cháy dầu hoặc đóng cặn trong động cơ, nhiều trường hợp rò rỉ dầu cũng gây cạn hết dầu máy. Khi đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ nháy sáng trên bảng đồng hồ, lúc đỗ xe nếu có dầu nhỏ xuống nền bạn nên kiểm tra xem có hao hụt dầu không.
Do hết nước làm mát
Sự cố hết nước làm mát cũng khá phổ biến, nhiều người đi xe không hề kiểm tra định kỳ nước làm mát hoặc chủ quan không để ý vì bị rò rỉ. Điều này khiến hệ thống giải nhiệt gặp sự cố, quạt làm mát không hoạt động gây nóng máy, bó máy. Tài xế hãy nhớ kiểm tra nước làm mát định kỳ và quan sát đồng hồ đo nhiệt nước làm mát ở bảng đồng hồ ngay trước vô-lăng.
Hư hỏng bộ phận bơm xăng/bơm dầu
Bơm nhiên liệu có thể sẽ “chết” đột ngột do người sử dụng thường xuyên để cạn nhiên liệu. Bơm hỏng sẽ gây chết máy đột ngột do nhiên liệu không được cung cấp cho buồng đốt. Vậy nên, hãy tập thói quen kiểm tra nhiên liệu và không lái xe đường dài khi xe gần cạn nhiên liệu.
Nguyên nhân khiến điều hòa ô tô có mùi hôi
Điều hoà ô tô có mùi hôi là nỗi ám ảnh khó tả, tuy nhiên nếu tìm được nguyên nhân thì có thể xử lý một cách dễ dàng.
Nguyên nhân khiến điều hòa ô tô có mùi hôi
Do xe mới mua: Những chiếc xe mới mua thường có mùi da, mùi nhựa, mùi nỉ, mùi caosu, nilon bọc ghế, do đó sẽ tạo ra hỗn hợp mùi rất khó chịu, thậm chí còn khiến chủ xe cảm thấy đau đầu. Sau vài tháng sử dụng, các mùi này sẽ dần biến mất .
Do khoang động cơ: Do cần có nhiều không khí bên ngoài để làm mát nên khoang động cơ thường được cấu tạo thông thoáng. Điều này khiến các chất bụi bặm, dầu mỡ dư thừa có cơ hội gặp độ ẩm và tạo ra mùi hôi đặc trưng. Hơn nữa, bộ phận hút gió điều hoà được đặt gần khoang máy nên dễ dàng cuốn theo mùi dầu mỡ vào trong xe.
Những chiếc xe mới mua thường có mùi da, mùi nhựa, mùi nỉ, mùi caosu, nilon bọc ghế, do đó sẽ tạo ra hỗn hợp mùi rất khó chịu
Do thói quen thường ngày: Nhiều bác tài thường có thói quen hút thuốc trong xe. Bên cạnh đó, do đặc tính của khói thuốc lá bám mùi rất lâu nên sẽ bám vào ghế, trần xe, quạt gió và gây ra mùi hôi khét rất khó ngửi. Ngoài ra, thói quen ăn uống trong xe ôtô cũng góp phần lưu lại mùi gia vị nồng nặc.
Cách khắc phục mùi hôi
Nếu mùi hôi mới xuất hiện, bạn có thể sử dụng các loại xịt diệt khuẩn được bán ở siêu thị để khử mùi hôi điều hòa. Lưu ý, thành phần của các loại dung dịch xịt diệt khuẩn thường được làm bằng hoá chất.
Do vậy, sau khi xịt bên trong xe thì bạn nên đóng kín cửa và đứng bên ngoài khoảng 20 phút. Sau đó, tiếp tục mở hết các cánh cửa và phơi nắng xe khoảng 30 phút để nội thất được thoát ra những mùi hôi độc hại.
Nếu mùi hôi mới xuất hiện, bạn có thể sử dụng các loại xịt diệt khuẩn được bán ở siêu thị để khử mùi hôi điều hòa
Nếu mùi hôi đã có từ lâu, lúc này bạn không thể sử dụng các loại xịt khuẩn hay xịt mùi thông thường được nữa. Bởi càng sử dụng xịt khử mùi, bạn sẽ khiến cho mùi hôi trở nên tệ hại hơn. Do đó, cách khử mùi hiệu quả nhất chính là tháo dàn lạnh ra, sử dụng máy phun xịt áp lực cao và nước sạch để tẩy rửa tấm lọc gió và các chi tiết trong hệ thống điều hòa.
Có như vậy, bạn mới loại bỏ được bụi bẩn, nấm móc tích tụ lâu ngày được. Sau khi đã vệ sinh xong lớp bám bụi, bạn chỉ cần phơi nắng các bộ phận của điều hoà trong khoảng 1-2 tiếng sẽ giúp cho máy lạnh biến mất mùi lạ.
Lưu ý, việc tháo các linh kiện trong điều hoà ôtô để vệ sinh đòi phải có trình độ tay nghề cao, vì vậy bạn nên đưa xe tới những trung tâm điện lạnh uy tín nhằm đảm bảo về an toàn máy móc. Tránh việc tự ý tháo lắp lốc lạnh có thể gây các hỏng hóc các chi tiết máy khác.
Xử lý theo cách đơn giản và tiết kiệm nhất, bạn cần mở toang các cánh cửa xe ra, đồng thời dùng khăn sạch ngâm ẩm ướt xả vải để lau dọn nội thất xe nhiều lần nhằm loại bỏ mùi hôi hết mức có thể. Tiếp theo, bạn phơi xe ngoài trời khoảng 30-60 phút để tia nắng tiêu diệt ẩm mốc, vi khuẩn trong xe. Không chỉ vậy, ánh nắng còn loại bỏ những mùi hôi đeo bám dai dẳng trong quạt gió điều hoà.
Lí do không nên chuyển về số N khi đang di chuyển trên xe số tự động Việc chuyển cần số về vị trí N khi xe đang di chuyển trên xe số tự động nguyên nhân là từ thói quen lái xe số sàn của tài xế... Việc chuyển cần số về vị trí N khi xe đang di chuyển trên xe số tự động nguyên nhân là từ thói quen lái xe số sàn của tài xế khi...