Ô tô bị kẹt chân ga bất ngờ và cách xử lý
Dưới đây là cách xử lý ô tô bất ngờ bị kẹt chân ga để giảm hậu quả cho bản thân người lái và những người tham gia giao thông xung quanh.
Volvo XC40 – Nhỏ nhưng có võCó hàng tỷ bằng lái xe trên thế giới, nhưng chỉ có 38 bằng lái xe F1Lên và xuống xe ô tô thế nào để đảm bảo an toàn?Việt Nam có thể tham gia đua F1 ?Ý nghĩa đèn báo trên táp lô xe hơi (phần 2)
Ô tô bị kẹt chân ga xảy ra có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người lái cũng như những người tham gia giao thông xung quanh. Việc xử lý nhanh, đúng cách sẽ kịp thời giúp bạn tránh được những nguy cơ tai nạn không đáng có. Dưới đây là chia sẻ của những chuyên gia kinh nghiệm về vấn đề này:
Khi ô tô bất ngờ bị kẹt chân ga, việc đầu tiên tài xế cần làm đó chính là giữ bình tĩnh. Việc mất bình tĩnh sẽ dẫn đến hoảng loạn, xử lý thiếu chính xác khiến hậu quả trở nên nghiêm trọng hơn.
Giữ bình tĩnh để có thể kiểm soát tình hình và chủ động xử lý sự cố xe hơi nguy hiểm này. Quan sát mọi diễn biến xung quanh và bật đèn báo hiệu tình huống khẩn cấp.
Tuyệt đối không được tắt máy xe ô tô
Video đang HOT
Khi ô tô bị kẹt chân ga, tài xế nên nhớ không được tắt máy ngay. Do quán tính của xe, nên khi tắt máy khiến cho tốc độ của xe giảm đi không đáng kể. Thậm chí việc tắt máy khi xe bất ngờ bị kẹt chân ga còn vô hiệu hóa hệ thống trợ lái, làm cho tay lái bị cứng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn và vô cùng nguy hiểm khi xe đang ở tốc độ cao.
Khi ô tô bị kẹt chân ga, tài xế nên nhớ không được tắt máy ngay. Do quán tính của xe, nên khi tắt máy khiến cho tốc độ của xe giảm đi không đáng kể. Thậm chí việc tắt máy khi xe bất ngờ bị kẹt chân ga còn vô hiệu hóa hệ thống trợ lái, làm cho tay lái bị cứng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn và vô cùng nguy hiểm khi xe đang ở tốc độ cao.
Không phanh tay
Về nguyên tắc, phanh tay sẽ giúp xe giữ nguyên vị trí, bánh sau xe không bị trôi trong trường hợp xe đã được tắt máy.
Trong trường hợp kẹt chân ga, xe vẫn đang di chuyển, việc kéo phanh tay không thể cứu vãn tình thế mà còn làm cho mọi việc trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể, khi kéo phanh tay và khóa bánh sau, do đang đi ở tốc độ cao, xe sẽ mất đi khả năng bám đường và dễ bị trượt và lật.
Sử dụng mũi chân phải thử nâng bàn đạp chân ga lên
Khi chân ga bị kẹt bạn có thể thử dùng mũi chân phải thử nâng bàn đạp chân ga lên. Đôi khi chỉ một động tác đơn giản này là đủ. Tránh dùng mũi chân trái vì sẽ gây vướng hơn, và bạn sẽ cần dùng chân trái để đạp côn và dừng xe bằng phương pháp khác nếu cách này không hiệu quả.
Đạp chân phanh
Đối với xe sử dụng số sàn, đạp ngay chân phanh với lực đều đều, không đạp thốc, nhả nhiều lần vì trợ lực của phanh sẽ vô tác dụng. Sau đó đạp nút côn để cắt liên kết ngăn động cơ không truyền động xuống bánh xe vì khi bị kẹt chân xe, bánh xe chỉ chạy theo quán tính.
Đối với xe sử dụng số tự động, đạp mạnh phanh và giữ đều chân phanh giống như xe số sàn nhưng tuyệt đối không được đạp côn.
Về số N
Việc tiếp theo tài xế cần làm đó là tìm cách để đưa xe về số N. Sau đó giữ tỉnh táo để điều khiển xe tránh va chạm và giảm tốc từ từ tránh mất kiểm soát.
Sau khi chuyển xe về số N, lúc này tài xế đã có thể kiểm soát được tốc độ với việc sử dụng chân phanh. Tìm chỗ đỗ xe an toàn, tắt máy xe và liên hệ với đội cứu hộ để họ nhanh chóng đến kiểm tra và xử lý. Tuyệt đối không cố khởi động xe nếu như tài xế không muốn tiếp tục đẩy mình vào tình huống nguy hiểm một lần nữa.
Quan trọng nhất, để tránh phải rơi vào thế đã rồi, bạn hãy thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng “xế yêu” của mình, trong đó có việc kiểm tra hệ thống phanh để kịp thời sửa chữa khi cần thiết.
Theo Ngaynay
Cách sử dụng hệ thống hỗ trợ đổ đèo đúng cách và an toàn nhất
Để hỗ trợ cho các tài xế trong các trường hợp chạy trên những con đèo cao và có độ dốc lớn thì hệ thống hỗ trợ đổ đèo HDC được ra đời.
Cách xử lý thông thường khi đổ đèo
Về mặt kỹ thuật, cách thức xử lý khi đổ đèo với xe số sàn và xe số tự động có những điểm tương đồng nhau. Với xe số sàn, một nguyên tắc đơn giản là với cùng một con dốc/đèo thì lên ở số nào sẽ xuống ở số đó để tận dụng tính năng phanh động cơ. Lái xe cần có chút kinh nghiệm để nhận biết độ dốc mà chuyển số cho phù hợp, nếu trong quá trình đổ đèo dốc mà xe vẫn có xu hướng tăng tốc quá mức có thể gây nguy hiểm thì cần đệm nhẹ phanh, đạp côn và chuyển về số thấp hơn.
Với xe số tự động, quá trình thao tác còn đơn giản hơn. Nhiều tài xế dùng xe số tự động thường chỉ biết đến các chế độ P, R hay D, mà không biết rằng hầu hết các loại xe trang bị hộp số tự động hiện đại đều đã được thiết kế để có thể hỗ trợ đổ đèo/dốc bên cạnh việc phát huy tác dụng trong nhiều tình huống khác. Đó chính là chế độ sang số bằng tay, được ký hiệu là D1, D2, S... hoặc bằng dấu ( ) và (-) tùy loại xe.
Lời khuyên là khi chuẩn bị đổ dốc, bạn hãy gạt cần số sang chế độ điều khiển bằng tay. Tùy theo độ dốc ít hay nhiều mà hãy gạt cần số về số thấp hơn (-) để xe không bị tăng tốc ngoài ý muốn. Khi bạn cảm nhận được rằng chiếc xe lao dốc/đèo với tốc độ trong tầm kiểm soát mà không phải dùng đến chân ga và phanh, hoặc nếu có thì cũng chỉ thỉnh thoảng đệm nhẹ chân phanh trong vài giây thì có nghĩa là bạn đã xử lý chuẩn xác. Nhiều xe hiện nay được trang bị thêm lẫy chuyển số thể thao ngay trên vô lăng rất tiện dụng trong các trường hợp đổ đèo.
Tác dụng của hệ thống hỗ trợ xuống dốc HDC
Hệ thống hỗ trợ xuống dốc HDC (Hill Descent Control) hoạt động nhờ các cảm biến phát hiện các bánh xe đang quay nhanh hơn (tăng tốc), để phối hợp với hệ thống phanh điều khiển chiếc xe ở tốc độ ổn định.
Hệ thống hỗ trợ xuống dốc HDC giúp kiểm soát tôc độ của xe khi đô đèo dốc, góp phần đảm bảo an toàn, hạn chế hiện tượng mất phanh do người lái thường xuyên rà phanh làm nóng má phanh và dầu phanh sinh ra các bọt khí trong dầu phanh khiến phanh xe bị "chết cứng" không còn tác dụng.
Cách sử dụng hệ thống hỗ trợ HDC
Mỗi khi có ý định sử dụng hệ thống này, các tài xế chỉ cần nhấn vào nút bấm có biểu tượng chiếc xe đổ đèo/dốc và công việc còn lại chỉ là kiểm soát vô-lăng mà thôi. Land Rover là hãng tiên phong khi trang bị hệ thống HDC cho chiếc xe đa dụng Freelander cách đây gần 20 năm. Hiện nay, hầu hết các hãng đều đã ứng dụng công nghệ này trên các mẫu xe (đặc biệt là xe SUV) như là một trang bị an toàn cần có.
Theo Giaothong
Ô tô hay bị nổ lốp trên đường cao tốc từ chính sai lầm nhiều tài xế dễ mắc Sự cố nổ lốp ô tô khi xe đang lưu thông trên đường cao tốc thường xuyên xảy ra và vô cùng nguy hiểm. Một trong những nguyên nhân chính là do thói quen của nhiều tài xế. Nguyên nhân khiến ô tô hay nổ lốp trên cao tốc Từ khi Việt Nam đưa vào vận hành những đường cao tốc đạt tiêu...