Ô sin đủng đỉnh chơi xuân, gia chủ khốn đốn
Sau mùng 6 Tết, nhiều cơ quan, đoàn thể bắt đầu quay lại guồng làm việc. Vậy nhưng với lao động tự do, lao động giúp việc nhà thì cảnh mãi xuân vẫn còn kéo dài tới hết rằm tháng giêng.
Gia chủ khốn đốn
Gia đình chị Nguyễn Thị Liên (Hà Nội) thuê người trông con, mức lương là 3,5 triệu đồng/tháng. Ngoài khoản tiền lương, tiền mua quần áo, tới khi Tết đến, anh chị còn thưởng cho người giúp việc 2 triệu đồng cùng nhiều quà bánh về quê biếu họ hàng. Trước khi ô sin về quê, chị Liên đã cẩn thận giao hẹn với ô sin ra làm trước mùng 6 Tết, vậy nhưng đến hẹn mà vẫn chưa thấy người đâu.
Chị Liên phàn nàn: “Năm nào cũng vậy, cứ vào sau Tết là vợ chồng tôi khốn đốn. Dù đã năm lần bảy lượt gọi điện cho người giúp việc lên đi làm nhưng đến giờ vẫn chưa thấy đâu. Bà giúp việc nói phải qua 15 tháng Giêng mới ra được vì mẹ già đang ốm quá”.
Cùng chung tình cảnh, nhiều gia đình gặp cảnh “dở khóc, dở cười” vì đã tới hẹn mà người giúp việc vẫn “bặt vô âm tín”.
Chị Đinh Phương Anh tâm sự: “Hai vợ chồng tôi phải đi làm từ mùng 6, đến giờ giúp việc vẫn chưa ra, ông bà nội ngoại thì đều ở quê nên đành phải mang con đi gửi mỗi nhà một lúc. Ngày họp mặt đầu năm, vợ chồng còn phải thay phiên nhau đến cơ quan để “điểm danh” rồi lại về ngay với con”.
Cá biệt, có trường hợp vì vắng ô sin mà gia đình “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. “Công việc thì ai cũng bận, ô sin chưa lên nên hai vợ chồng đành phải chia đôi công việc. Tôi cho con ăn, anh nấu nướng, lau dọn nhà… Nói vậy, nhưng chồng tôi lúc nào cũng lẩm bẩm, rồi tìm cách thoái thác. Cũng chỉ có thế mà bao lần hai vợ chồng cãi nhau rồi đấy” – chị Hà (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) than thở.
Nhiều ô sin hoặc là cố nán lại quê để tận hưởng không khí Tết, hoặc lấy đó làm dịp để đòi tăng lương. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)
Video đang HOT
Ô sin ngày càng “chảnh”
Mặc dù đã dùng đủ mọi chiêu trò lôi kéo ô sin, nhưng nhiều gia đình cũng đành “bó tay” vì ôsin giờ “chảnh” quá. Nhiều ô sin hoặc là cố nán lại quê để tận hưởng không khí Tết, hoặc lấy đó làm dịp để đòi tăng lương, đưa yêu sách với chủ.
Bà Lê Thị Khuyên (Phủ Lý, Hà Nam) tâm sự: “Dù đã hẹn với gia đình là mùng 6 Tết lên đi làm nhưng khi gọi ra thì cô giúp việc lại xin nghỉ thêm 1 tuần, đồng thời yêu cầu tăng lương lên 4 triệu đồng/tháng thì mới làm tiếp. Cô ấy còn bảo nếu đồng ý thì làm tiếp, không đồng ý thì gia đình tự đi tìm người khác”.
May mắn hơn bà Khuyên, ô sin của gia đình chị Thanh ở đường Láng đã ra làm dù không được đúng hẹn. “Để nịnh ô sin, mình cho cô ấy nghỉ Tết từ hôm 26 và hẹn mùng 6 Tết ra làm. Ngoài ra, vợ chồng mình còn phải đưa đón, quà cáp rồi thưởng Tết rất hậu hĩnh vì sợ cô ấy về ăn Tết rồi nghỉ luôn”.
“Mặc dù cô giúp việc mùng 8 mới ra nhưng thôi như vậy cũng còn hơn là không ra nữa. Chỉ khi nhìn thấy mặt người giúp việc thì cả nhà mới thở phào nhẹ nhõm”, chị Thanh cho hay.
Cũng được biết, trong 10 ngày Tết mà gia đình chị Thanh đã phải chi thêm 8 triệu đồng để thuê người giúp việc thời vụ, lúc về lại phải mừng tuổi thêm 500.000 đồng. “Dù đắt đỏ một tý nhưng có người làm việc nhà còn may, vắng người giúp việc thì không biết phải xoay sở thế nào” – chị Thanh phân trần.
Hỏi chuyện một ô sin quê Thái Bình, cô này cho hay: “Đi làm vất vả, cả năm mới được nghỉ một lần nên cũng muốn nghỉ dài dài chút. Nếu chủ không đồng ý thì sau Tết mình tìm nhà khác thôi, công việc giờ không thiếu”.
Cũng chính bởi tâm lý rất “chảnh” này nên nhiều gia chủ dù có van nài, thậm chí tăng lương, tăng chế độ phúc lợi thì các ô sin vẫn không mấy thiết tha…
Theo Nguyệt Tạ (Dân Việt)
Đỏ mắt tìm ô sin ngày Tết
Chưa đến Tết nhưng nhiều ô sin ở TP.HCM đã rời bỏ gia chủ để về quê. Các gia đình vốn lâu nay dựa vào người giúp việc vì thế bị xáo trộn, các trung tâm hỗ trợ người giúp việc theo giờ được nước tăng giá.
Hứa cận Tết mới về quê, nhưng mới ngày 22/1, bà Nguyễn Thị Chi, giúp việc tại khu Nam Long, quận 7 đã xin gia chủ về quê sớm. Bà Chi vào ở cho anh Thành đã 4 năm nay, năm nào cũng 28 Tết, mới bắt xe về quê nhưng nay bỗng dưng bà "trở chứng".
Anh Thành cho biết, năn nỉ mãi không được thế là để bà về quê luôn. "Nếu không để bà đi, Tết ra bà ấy giận không vào nữa, vợ chồng mình cũng mệt"- anh Thành rầu rĩ. Không có người giúp việc, vợ anh phải xin nghỉ phép để chăm hai đứa con mới 4 và 7 tuổi.
Nhiều gia đình cũng rơi vào cảnh chạy đôn, chạy đáo khi người giúp việc về sớm hoặc nghỉ vào giai đoạn cận Tết. Chị Hoàng Thị Lan, ở đường Lý Phục Man, quận 7 cho biết, cô giúp việc về quê từ 20/1 nên phải tìm một người giúp việc theo giờ, bởi đến 28/1 công ty chị mới cho nhân viên nghỉ Tết. Lâu nay có người giúp việc nên buổi trưa, chị Lan không phải về nhà.
Nhưng nay, chị phải chạy gần 10 km từ công ty ở quận Tân Bình để về nhà phụ chăm con nhỏ với người giúp việc theo giờ. "Buổi sáng phải dậy sớm để lo thức ăn cho con vì tôi chưa yên tâm với người ở mới nhưng không còn cách nào khác, bởi thời điểm này không thể tìm đâu ra ô sin nữa"- chị Lan nói.
Không có người giúp việc nên hai ngày nay chị Nguyễn Thị Hòa, 37 tuổi ở quận 3 phải thuê người giúp việc theo giờ. Mỗi giờ chị phải trả 100 nghìn đồng nhưng theo chị Hòa "họ làm vẫn không vừa ý". Tuy nhiên, không còn lựa chọn nào khác bởi thời điểm này có được một ô sin vừa ý là điều không thể.
"Tôi lên mạng và tìm được người giúp việc này, nhưng cũng không yên tâm bởi không biết lai lịch họ như thế nào nên cũng phải giám sát, không thể giao nhà và con cho họ được"- chị Hòa cho biết. Giúp việc nhà đã khó, kiếm ô sin giúp việc cho bệnh nhân trong những ngày Tết còn khó hơn.
Kiếm ôsin giúp việc trong những ngày cận Tết không dễ dàng gì
Bà Lê Thị Hoài, 56 tuổi có chồng mắc bệnh tai biến mạch máu não đang điều trị ở Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng TPHCM cho biết đang tìm người giúp việc qua công ty giới thiệu việc làm với giá 500 nghìn đồng/ngày. "Họ làm từ 8 giờ sáng đến 17 giờ rồi về với giá 500 nghìn đồng, tăng hơn gấp đôi so với ngày thường nhưng đỏ mắt tìm mới có"- bà Hoài nói.
Nhiều người có người thân nằm viện lâu nay dựa vào ô sin, những ngày cuối năm ô sin nghỉ làm như trường hợp bà Hoài đang phải chạy đủ đường để kiếm người chăm bệnh. Anh Hoàng ở quận 8, cho biết đã xin công ty nghỉ từ hôm 22/1 để chăm mẹ bị đột quỵ vì ô sin đã về quê. "Từ nay tới ít nhất là mồng 10/2, người giúp việc mới vào làm lại"- anh Hoàng kể.
Cận tết việc tìm ô sin lắm khó khăn. Nếu ô sin thuê theo năm đã khó thì người giúp việc thuê theo giờ lại còn khó hơn, bởi nhu cầu thuê người theo giờ cận Tết rất cao. Đến Trung tâm giới thiệu việc làm H.T trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 tìm người giúp việc theo giờ, anh Hồ Văn Giáp, ở quận 7 được thông báo còn người nhưng giá rất cao.
"Nếu ngày thường, ô sin giúp việc theo giờ chỉ có 50 nghìn đồng/giờ thì nay đã lên 100 nghìn đồng/ giờ"- anh Giáp cho hay. Đó là giúp việc cho người trong nước, còn ô sin giúp việc cho người nước ngoài được nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm H.T báo giá hơn 150 nghìn đồng/giờ. Không chỉ tăng giá, người giúp việc theo giờ hiện cũng không còn nhiều để lựa chọn.
Tại Trung tâm giới thiệu việc làm số 09 trên đường Trường Chinh, quận Tân Bình, một nhân viên ở đây cho biết: "Trung tâm có trên 50 lao động phổ thông chuyên giúp việc nhà nhưng một tháng nay đều luân chuyển đi làm không ngơi nghỉ. Từ ngày 20-30/1 tất cả đều được các gia đình đăng ký giúp việc rồi nên không còn ai nữa".
Giá cả ở trung tâm này cũng "chát" không kém, khi giúp việc theo giờ lên 130 nghìn đồng/giờ còn theo tháng là 5 triệu đồng/tháng. "Giá cao gấp đôi ngày thường vì thời điểm này khó kiếm người"- nhân viên nơi đây giải thích.
Đến Trung tâm giới thiệu việc làm H.T trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 tìm người giúp việc theo giờ, anh Hồ Văn Giáp, ở quận 7 được thông báo còn người nhưng giá rất cao. "Nếu ngày thường, ô sin giúp việc theo giờ chỉ có 50 nghìn đồng/giờ thì nay đã lên 100 nghìn đồng/ giờ"- anh Giáp cho hay.
Theo Ngọc Lâm
Có nên tiếp tục giảm số ngày nghỉ sau Tết? Trong dịp Tết Giáp Ngọ vừa qua, hình ảnh người say rượu bia lái xe máy đi chúc Tết vẫn phổ biến. Mùng 4 - 5 Tết, số người chết do TNGT tăng vọt. Năm nay, Chính phủ cho phép nghỉ Tết sớm và rút ngắn ngày nghỉ sau Tết. Số vụ và người chết do TNGT trong dịp Tết đã giảm. Tuy...