Ở rể trong nhà giàu, tôi và đám bạn đã trải nghiệm một đêm trong chuồng chó có máy sưởi
Lời cầu khẩn của bạn như đánh thức sự ngu muội trong con người tôi. Chỉ vì muốn an phận mà tôi đã biến thành một “nàng dâu” thực thụ từ lúc nào không hay.
Nhờ vẻ bề ngoài bảnh bao tôi đã cưới được người vợ với gia thế giàu có và ở rể cùng bố mẹ em.
Không một người đàn ông nào lấy vợ lại muốn ở rể cả và tôi cũng không ngoại lệ. Nhưng vì nhà em quá giàu, có người giúp việc phục vụ như nhà hàng, bố mẹ em lại không muốn sống xa con gái. Thế là chỉ cái tặc lưỡi tôi đã quyết định giam mình trong bốn bức tường của nhà vợ.
Càng ở lâu tôi mới thấm thía cảnh ở rể không hề đơn giản chút nào, thậm chí còn cay đắng nhục nhã hơn cả phận làm dâu. Bố mẹ vợ cười tôi cũng phải cười theo, họ buồn tôi cũng phải buồn theo. Tôi như cái bóng trong nhà bố mẹ vợ.
Từ ngày lấy vợ về chưa bao giờ mời bạn bè được một bữa để có thể khoe được làm rể nhà giàu. Hôm ấy có vài người bạn không báo trước mà họ đến nhà bố mẹ vợ tôi để chơi. Cứ nghĩ là mọi người đi làm hết như mọi ngày nên tôi đã mời lũ bạn ở lại để dùng cơm.
Trong tủ có đồ hải sản ngon gì tôi đều lấy ra làm hết. Thấy bố vợ có vài chai rượu thuốc ngâm nhiều năm rồi mà ông ấy thì không bao giờ đụng đến rượu nên tôi cũng mang ra tiếp bạn.
(Ảnh minh họa)
Mồi ngon rượu ngon và chưa bao giờ có cảm giác tự do đến thế nên chúng tôi uống rất nhiều đến nỗi say lúc nào cũng không biết nữa.
Chỉ khi nghe tiếng chó sủa tôi mới giật mình tỉnh giấc, 5 đứa bạn ngơ ngác nhìn nhau chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Còn tôi hiểu tất cả đang nằm trong chuồng chó của nhà bố vợ.
Nhìn thấy con chó dữ tợn đang nhăn răng cùng với mùi nước tiểu của con chó khiến bạn tôi thốt lên:
- Ra ngoài mau chúng ta đang ở trong chuồng chó đấy, ôi khủng khiếp quá, sao mày đối xử tệ bạc với bạn vậy?
- Thì tao cũng đang ở trong chuồng chó với mày còn gì. Con chó này được đối xử còn tốt hơn cả thằng rể này đấy. Hàng ngày nó được ăn những món ngon nhập ngoại, ông chủ đích thân tắm rửa cho, đi đâu bà chủ cũng dắt đi theo. Nó còn được ngủ chung giường với ông bà chủ đó. Không bao giờ ai chửi mắng nó còn tao thì bị họ chửi suốt ngày thậm chí họ còn ví chàng rể này không khôn bằng con chó của họ.
Video đang HOT
Trút xong bầu tâm sự thằng bạn thân đứng dậy kéo tôi vào trong nhà và đánh thức cả nhà bố vợ dậy:
- Đứa nào nhốt chúng tao dưới chuồng chó thì ra mau.
Vài phút sau bố vợ tôi đĩnh đạc bước xuống đáp từ tốn:
- Đứa này đây?
- Chúng tôi đường đường là bạn con rể ông thế sao lại đối xử tệ bạc vậy.
- Đã say xỉn còn to còi, được ở chuồng chó có máy sưởi là may đấy, chứ ở ngoài đường trời lạnh thế này có mà rét run. Thôi các chú biến nhanh đi đừng làm mất ngủ người khác nữa. Còn mày đi lên phòng tắm rửa rồi ngủ đi, lần này tao cảnh cáo đó, nếu còn tái phát thì đừng trách.
(Ảnh minh họa)
Tôi lặng lẽ đi vào phòng thì thằng bạn kéo tôi lại và bảo:
- Mày sống nhà bố vợ như nô lệ thế này thì họ coi thường là phải, hãy trở lại là chính mày đi.
Lời cầu khẩn của bạn như đánh thức sự ngu muội trong con người tôi. Chỉ vì muốn an phận mà tôi đã biến thành một “nàng dâu” thực thụ từ lúc nào không hay. Tôi phải vùng lên để bảo vệ hạnh phúc của mình và chính gia đình bé nhỏ đang trên bờ vực đổ vỡ.
Tôi gạt cánh tay bố vợ ra và kéo lũ bạn bước ra khỏi nhà mặc cho những lời quát nạt của vợ. Tôi đĩnh đạt trả lời:
- Nếu em còn yêu anh thì hãy bế con theo anh, chúng ta có thế nào ăn thế vậy, anh quá mệt mỏi sống trong ngôi nhà giàu sang nhưng luôn phải uống thuốc an thần mỗi đêm rồi.
Sự gào khóc của vợ không thể níu kéo được khát khao tự do của tôi, hi vọng vợ sẽ sớm thoát khỏi cái bóng quá lớn của bố mẹ mà đi theo chồng.
Vậy là Tết Nguyên Đán này tôi được về quê nội ăn Tết mà không phải ngồi tiếp khách giúp bố mẹ vợ đi du lịch nữa rồi. Hạnh phúc quá.
Theo ngoisao.vn
Con ốm nhập viện vẫn bị bắt về quê ăn Tết, nàng dâu ra "tối hậu thư" khiến mẹ chồng cũng phải e dè
Thời tiết thay đổi, bé Bon bị sốt cao phải nhập viện đúng dịp giáp Tết. Dù đã trình bày nhưng mẹ chồng vẫn không thông cảm, còn hứa hẹn đưa con về bà sẽ chăm sóc khiến Thư tức điên.
Thư và Dũng đã làm đám cưới 4 năm, có với nhau một cậu nhóc hơn 2 tuổi. Vì mức lương tương đối nên hai vợ chồng đã mua được nhà ở ngay khu trung tâm sầm uất. Dù hiện giờ vẫn còn nợ ngân hàng ít nhiều nhưng trong mắt mọi người, vợ chồng trẻ từ quê ra thành phố lập nghiệp như vậy cũng rất đáng tự hào rồi.
Bạn bè ai cũng khen Thư sướng, lấy được chồng hiền, giỏi kiếm tiền lại không phải chung sống với mẹ chồng. Thế nhưng, ai ở trong chăn mới biết chăn có rận. Dù mẹ chồng ở quê nhưng bà lại vẫn thao túng mọi việc trong gia đình cô.
(Ảnh minh họa)
Hàng tháng, hai vợ chồng dù phải đi vay thêm ngoài cũng vẫn phải gửi về cho bà 3 triệu chi tiêu. Ngày nào bà cũng gọi điện thoại lên để xem vợ chồng ăn uống thế nào, ngủ nghỉ ra sao. Bà luôn bảo:
- Phải gọi lên không bé Bon quên mất bà nội. Và gọi nhắc nhở anh chị ăn uống cho khoa học.
Thư cũng chỉ vâng dạ chứ thật lòng cô thấy rất phiền phức. Nhiều lần Thư khuyên Dũng, nhưng anh cũng không thuyết phục được, đành tặc lưỡi bỏ qua:
- Thôi, kệ mẹ đi em. Bà gọi lên cứ quẳng điện thoại cho con nó nghe, vợ chồng mình cứ việc mình mình làm thôi.
Thư cũng chẳng làm khác được, vì nhiều lần lấy cớ bận mà bà lại giận dỗi, trách móc. Chưa kể, bà càng căn vặn kỹ hơn rằng bận gì, tại sao bận, khi nào hết bận, làm thêm thế có được thêm tiền không...
Dịp Tết này, theo dự kiến ngay sau khi Thư và Dũng được nghỉ Tết, ngày 28 âm lịch cả gia đình sẽ về quê nội. Đặc biệt, năm nay cụ nội còn làm mừng thọ 95 tuổi nên rất mong con cháu về đông đủ.
(Ảnh minh họa)
Nhưng đúng là người tính chẳng bằng trời tính, một sáng nọ, khi chuẩn bị cho bé Bon đi học thì Thư thấy con bị nôn, sờ trán thầy nóng hầm hập, người cứ mềm nhũn ra. Hốt hoảng, cô lập tức điện xin chị trưởng phòng nghỉ làm rồi gọi xe chở con tới bệnh viện.
Sau khi bác sĩ kiểm tra kĩ lưỡng và kết luận bé Bon bị chân tay miệng. Đúng là trên người bé còn có những vết mẩn đỏ mà Thư cứ chủ quan nghĩ là dị ứng. Cô cũng thông báo với mẹ chồng, bà cũng dặn cố cho thằng bé uống thuốc để mau khỏi còn về quê ăn Tết. Nhưng càng uống, bệnh tình của bé Bon lại càng nặng thêm.
Thậm chí, thằng bé càng sốt cao chứ không giảm, thở gấp, bỏ ăn, chân tay run rẩy khiến Thư sợ hãi khóc ròng. Cô và chồng cũng thưa với bà rằng tạm thời chưa về, xem xét tình hình bệnh tình của cháu thế nào rồi mới quyết định. Thế mà mẹ chồng lại không thông cảm, bà cho rằng cô lấy cớ vì không muốn ăn Tết nhà chồng. Bà dứt khoát:
- Ốm thì đưa về dưới này tôi chăm. Chị lại kiếm cớ để trốn Tết nhà chồng thôi. Ở đây không thiếu bác sĩ, y tá giỏi. Mang nó về đây xem thế nào.
Con đang ốm và có nguy cơ bị biến chứng, đã lo, đã mệt lại bị mẹ chồng mắng, Thư tức lắm. Lúc này, cô mới bật khóc rồi đáp lại:
- Cháu nó bệnh thế nào, mẹ gọi video là thấy cả rồi còn gì. Con là người hay quỷ mà đem con của mình ra để lừa gạt, để trục lợi cho mình? Con không nói không về, con chỉ nói phải xem tình hình bé Bon thế nào mới quyết. Nhưng mẹ đã nói thế thì con nghe theo mẹ. Con sẽ về quê và cho cả thằng bé về. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, mẹ đảm bảo cho con luôn có bác sĩ hoặc y tá túc trực ở bên không? Có giữ được thằng bé yên tĩnh dưỡng bệnh và tránh lây lan không ạ?
(Ảnh minh họa)
Nói xong, Thư tức quá mà tắt luôn điện thoại. Buổi chiều cùng ngày, cô nhận được điện thoại của mẹ chồng. Có vẻ bà đã suy nghĩ kỹ lưỡng, lại ngọt nhạt bảo Thư:
- Thôi, con ốm thì ở lại, thằng Dũng về là được rồi. Mấy bữa nữa con nó khỏe nhớ cho về. Bố mẹ cả năm không gặp nhớ cháu đích tôn lắm rồi.
Không hiểu bà sợ phải gánh trách nhiệm hay thương cháu thật mà đưa ra quyết định vậy. Nhưng là người mẹ, Thư không ngại cãi lời mẹ chồng để bảo vệ con mình.
Theo afamily.vn
Mẹ vợ lên trông con giúp nhưng lại lấy tiền công Nói ra mọi người lại nghĩ tôi lòng dạ hẹp hòi, nhưng không nói thì tôi thực sự cảm thấy không hài lòng chút nào.Giá kể tôi giàu có dư giả, hay gia cảnh của nhà vợ tôi bần hàn thì chẳng nói làm gì. Có đời thủa nhà ai, bà ngoại lên trông cháu lại lấy tiền công như nhà tôi không!...