Ở rể, tôi đã quá mệt mỏi
Ở rể tôi đã quá mệt mỏi, nhưng bảo về nhà mình thì vợ không chịu. Cô ấy sợ cảnh làm dâu, và phải phục vụ ông bà nội.
Tôi đã đọc tất cả những bài viết của các anh, chị xoay quanh chủ đề ở rể. Mỗi bài viết là một hoàn cảnh khác nhau, đều có những cái đúng, cái sai, tôi không dám bình luận gì nhiều, chỉ xin kể ra câu chuyện của mình để độc giả, nhất là độc giả nữ hiểu thêm về tâm trạng của những người đàn ông khi sống ở nhà vợ.
Năm nay tôi 34 tuổi, cưới vợ đã được 4 năm nay. Gia đình tôi có 2 anh em trai, em trai tôi đi làm xa, còn tôi là cả, tôi đi làm cách nhà chưa đầy 10 km. Tôi yêu vợ tôi, gia đình cô ấy có 4 anh chị em, người anh và chị gái đều đã có gia đình và lập nghiệp ở xa, vợ tôi còn một cậu em trai đang đi học. Yêu nhau được hơn 1 năm thì tôi ngỏ ý muốn cưới, vợ tôi cũng đồng ý nhưng với điều kiện tôi phải ở rể, vì bố mẹ cô ấy đã già yếu, em trai thì còn đang đi học. Tôi không muốn đồng ý, nhưng nếu không đồng ý thì cô ấy nhất quyết không cưới. Không còn cách nào khác, tôi phải chấp nhận.
Năm nay tôi 34 tuổi, cưới vợ đã được 4 năm nay. Gia đình tôi có 2 anh em trai, em trai tôi đi làm xa, còn tôi là cả, tôi đi làm cách nhà chưa đầy 10 km. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cưới xong, tôi dọn về nhà vợ ở, ở nhà vợ tôi phải đi làm gấp đôi đường, mỗi lần đi làm lại đi qua nhà mình mà không được về nhà tôi lại thấy buồn, thương bố mẹ tôi, nên cuối tuần bảo vợ đưa con về thăm ông bà thì vợ lại không đồng ý, kêu là đi làm cả tuần đến ngày thứ 7, chủ nhật chỉ muốn nghỉ ngơi.
Muốn phân tích cho vợ hiểu rằng như vậy là không nên, vì cả tuần đã ở nhà bà ngoại, cuối tuần mệt mỏi cũng nên đưa con về thăm ông bà nội, nhất là ở nhà ông bà nội chỉ có một mình cũng buồn. Nhưng mối lần tôi ngỏ ý nói thì vợ lại phản đối ầm ầm, rồi nói oang oang như cãi nhau, làm tôi ngại bố mẹ vợ lại nghĩ vợ chồng to tiếng nên lại phải dịu giọng, nhường nhịn vợ.
Tôi đành trở về nhà một mình, về đến nơi ông bà nội cứ luôn miệng hỏi vợ và con đâu, tôi đành phải bịa ra lý do gì đó để nói đỡ vợ, chứ không dám nói là cô ấy muốn cuối tuần nghỉ ngơi không muốn về nhà chồng.
Bàn với vợ quay trở về nhà mình thì vợ tôi không chịu. (ảnh minh họa)
Ở nhà vợ, bố mẹ vợ thì già cả,cứ đau ốm luôn, thi thoảng vợ tôi lại phải bỏ tiền đi mua thuốc cho ông bà. Vì thế thu nhập của hai vợ chồng đã ít lại càng ít hơn, đã thế đứa em trai của vợ cũng thường xuyên xin tiền vợ tôi. Có lần thì vợ tôi cho, có lần cô ấy không cho nó lại qua xin tôi. Không cho thì ngại, thì mang tiếng là keo kiệt, mà cho thì tiền đâu mà cứ cho mãi. Điều này làm tôi cảm thấy rất mệt mỏi.
Đấy là chưa kể, ở nhà vợ tôi luôn có cảm giác bị mọi người trong gia đình vợ khinh miệt, với lại không phải nhà của mình nên tôi chẳng muốn mua bán, sắm sửa gì nhiều. Nên nhà cửa, đồ dùng lúc nào cũng tạm bợ, thiếu cái nọ, cái kia, cuộc sống không thỏa mái, tiện nghi. Còn về nhà mình thì tôi bị anh em, họ hàng, bạn bè châm trọc, mỉa mai. Điều đó khiến tôi mệt mỏi và luôn cảm thấy mình trở thành hèn kém.
Bàn với vợ quay trở về nhà mình thì vợ tôi không chịu. Lúc nào cô ấy cũng cho rằng cô ấy không thể bỏ bố mẹ cô ấy để về nhà chồng được, phải đợi đến khi nào em trai cô ấy cưới vợ thì cô ấy mới về nhà chồng. Nhưng tôi biết, đấy chỉ là lý do thôi, cái quan trọng nhất để vợ tôi không muốn về nhà chồng sống là cô ấy sợ phải làm dâu, sợ phải hầu hạ, phục vụ bố mẹ chồng.
Theo Eva
Anh rể lấy trộm tiền của bố mẹ tôi
Nghĩ lại cuộc sống này nhiều lúc tôi thấy sợ vô cùng, lo lắng cho bố mẹ một thân một mình ở quê. Nhà tôi bận rộn công việc, ai cũng đi làm xa, chỉ còn lại bố mẹ ở nhà, hai ông bà chăm nhau. Chỉ có chị gái thứ 2 là ở gần nhà nên thường xuyên lui tới chơi với bố mẹ. Hàng tháng, con cái có tiền cho bố mẹ tiêu pha, không tiêu mẹ tôi thường cất đi để dành, phòng khi ốm đau có việc dùng tới. Vì nhà ở quê không có chỗ cất tiền, vả lại các cụ thường hay cất vào những nơi kín đáo để tránh người ra người vào, không biết đấy là đâu.
Mẹ tôi có tính hay cất tiền trong gối, để gối đầu cho an toàn vả lại chỗ ấy cũng không ai biết. Thế mà, không hiểu anh rể tôi làm sao lại biết được nơi mẹ cất tiền. Hôm ấy, lúc mẹ đang làm cỏ ngoài vườn, thấy anh rể vào nhà chơi, mẹ cũng không để ý lắm nên cứ kệ vì con cái trong nhà, vào không có ai thì lại đi ra. Nhưng một lúc lâu không thấy anh rể ra, mẹ vào trong xem thì thấy anh rể tôi giật mình, mặt đỏ tía tai như giấu thứ gì đó trong túi quần. Mẹ cũng không để ý chỉ bảo đến sao không gọi mẹ, rồi anh tôi chào ra về.
Mẹ tôi có tính hay cất tiền trong gối, để gối đầu cho an toàn vả lại chỗ ấy cũng không ai biết. (ảnh minh họa)
Tối đến, mẹ kiểm tra tiền trong gối thấy mất khoảng 3 triệu, mẹ hoảng quá không biết vì sao. Mẹ còn nghĩ mình để quên ở đâu đó nhưng lục tìm mãi, cúng tính toán đủ cả, mẹ không tiêu pha gì. Tính mẹ tôi ít chi tiêu, tiết kiệm nên khoản nào dùng tới là mẹ biết liền, nói chi vài triệu như thế. Rồi mẹ nghĩ lại xem hôm nay có ai vào nhà mình không. Mẹ không dám nghĩ tới con rể vì không thể nghi ngờ anh ấy được. Chẳng lẽ con cái trong nhà còn đi lấy cắp tiền của bố mẹ hay sao. Vả lại, hoàn cảnh gia đình chị gái tôi cũng không tới nỗi nghèo khó mà anh rể lại phải làm chuyện đó.
Khi nói chuyện này ra với cả nhà mẹ vẫn nói là thấy hình ảnh của anh rất lén lút, mặt đỏ tía tai khi nhìn thấy mẹ và vội ra về. Bố tôi nói, chắc chắn là anh rể lấy nhưng vì không có bằng chứng thật nên mẹ cũng không dám quy tội. Còn mẹ tôi, cũng không dám nói với chị gái vì sợ chị nghĩ ngợi. Nhưng mẹ bảo, cứ từ từ theo dõi hành vi của anh rể xem sao.
Kể ra câu chuyện này tôi muốn nói là, người trong nhà chưa chắc đã thật sự đáng tin cậy. Đôi khi người ta chẳng có lòng tham nhưng chính sự hớ hênh của mình lại biến họ thành kẻ cắp. Trong chuyện này, nếu anh rể có ăn trộm tiền của mẹ thật thì lỗi một phần cũng là do mẹ không cảnh giác, không khóa tiền kĩ vào tủ, như thế thì làm sao người khác dám phá khóa mà ăn trộm tiền. Sự cẩn trọng của bản thân cũng là điều tốt cho người khác, nhất là những người có ý định trộm đồ. Đừng vô tình biến người khác thành kẻ gian.
Theo Eva
Họ bảo tôi ở rể như 'chó chui gầm chạn' Đàn ông ở rể là hèn, nhiều người vẫn nói tôi như vậy, họ còn gọi tôi là 'chó chui gầm chạn' nhưng tôi mặc kệ những điều tiếng đó. Không biết tự bao giờ, người ta không cho phép hay dù cho phép cũng không mấy hài lòng khi nghe đến việc một anh chàng ở rể. Với họ, đàn ông ở...