Ở quốc gia này, nông dân trở thành doanh nhân toàn cầu
Việt Nam rất mong muốn đạt được bước phát triển như Israel hiện nay. Đó là nông nghiệp phát triển, nông dân giàu có, nông thôn hiện đại. Đó là chia sẻ của ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Israel ngày 11.7.
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn (thứ 2 bên phải) thăm khu trồng rau mầm công nghệ cao, siêu sạch của Công ty Teshuva Agricultural Projects-TAP (Israel).
Tiếp tục chuyến công tác tại Israel, đoàn đại biểu Hội Nông dân Việt Nam do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Lại Xuân Môn có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN PTNT) nước sở tại và thăm, làm việc với Hội đồng Marketing Israel; Công ty Teshuva Agricultural Projects (TAP).
Nông dân trở thành doanh nhân toàn cầu
Tại buổi làm việc với Bộ NN PTNT Isarel, đại diện lãnh đạo Bộ-GS Arie Regev, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế cho biết, hơn một nửa diện tích đất đai của quốc gia này là sa mạc và bán sa mạc, nửa còn lại là rừng và đồi dốc; trong đó, chỉ 20% diện tích đất đai là có thể trồng trọt, hơn một nửa trong số đó phải được tưới tiêu thường xuyên. Tỷ lệ người làm nông nghiệp ở Israel hiện nay chỉ chiếm gần 2% dân số nhưng sản lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp không giảm mà ngày càng gia tăng. Sản phẩm rau, quả, hoa của Israel xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, nhất là châu Âu.
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn làm việc với ban lãnh đạo Công ty Teshuva Agricultural Projects-TAP(Israel).
Israel đầu tư rất lớn cho công tác nghiên cứu, phát triển công nghệ phục vụ nông nghiệp. Hàng năm, Chính phủ đầu tư khoảng 100 triệu USD cho nghiên cứu phát triển nông nghiệp, tương đương với 3% giá trị sản lượng nông nghiệp. Hiện nay, quốc gia này có 10 cơ quan nghiên cứu nông nghiệp lớn nằm ở các khu vực có điều kiện thời tiết, khí khậu, thổ nhưỡng khác nhau đê cung cấp cho nông dân các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Ngoài ra còn có nhiều nông dân tự nghiên cứu và phát triển công nghệ, thành lập doanh nghiệp và xuất khẩu công nghệ nông nghiệp. Israel có trên 200 công ty nghiên cứu, phát triển và xuất khẩu công nghệ nông nghiệp đi nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Giá trị xuất khẩu công nghệ nông nghiệp cao gấp hơn 2 lần so với giá trị xuất khẩu nông nghiệp, đạt khoảng trên 3 tỉ USD/năm.
Chính sách khát vọng sự sáng tạo=thành công
Israel có điều kiện tự nhiên rất khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhưng lại có những bước phát triển thần kỳ, đó là do có các chương trình đầu tư, hỗ trợ của Chính phủ về vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống bảo quản chế biến sau thu hoạch, xúc tiến thương mại; phát huy sức mạnh tổng hợp của Nhà nước, tư nhân và nông dân. Công thức thành công của nông nghiệp tại quốc gia này là chính sách tốt khát vọng quyết tâm sáng tạo của nông dân.
Video đang HOT
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn (trái) tìm hiểu quy trình đóng gói rau mầm công nghệ cao, siêu sạch tại Công ty Teshuva Agricultural Projects-TAP(Israel).
Nông nghiệp đóng góp khoảng 2% GDP, nhưng nhà nước đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp so với đóng góp từ ngành này. Nhà nươc hỗ trợ tới trên 40% ngân sách cho nông dân đầu tư ứng dụng công nghệ mới, hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân, hỗ trợ kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận để xuất khẩu, chỉ dẫn địa lý, miễn thuế và hỗ trợ 50% phí bảo hiểm nông nghiệp và đang triển khai chương trình hưu cho nông dân.
Chính phủ đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm, đặc biệt là hoa và cây trang trí sang các thị trường tiềm năng thông qua Internet…Do đó, đến nay, khoảng 60% tổng sản lượng hoa sản xuất ra được bán trực tiếp từ nông dân cho các nhà đấu giá hoa ở Tây Âu; 20% tiếp theo bán trực tiếp những người mua thông qua các nhà đấu giá; 20% còn lại bán buôn cho hầu hết thị trường truyền thống…
Trao đổi với đoàn Hội NDVN, đại diện Hội đồng Marketing Israel cho biết, Hội đồng là cơ quan được thành lập và hoạt động như 1 cơ quan của Chính phủ, bổ trợ cho các hoạt động của cơ quan nông nghiệp của Chính phủ, nhưng không trực thuộc Chính phủ. Chủ tịch Hội đồng do Bộ trưởng NN PTNT quyết định. Thành viên Hội đồng là dại diện của Bộ NN PTNT, các bộ, ngành liên quan, đại diện doanh nghiệp, nông dân. Và điều đặc biệt, trong Hội đồng này, đại diện nông dân theo quy định phải đạt trên 50%.
Hội đồng thực hiện các dự án hỗ trợ cho nông dân những việc mà nông dân làm không hiệu quả, như phát triển giống mới,chuyển giao kỹ thuật, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường cho nông dân, điều tiết giá cả nông sản thông qua điều tiết lượng cung ra thị trường. Hàng năm, Hội đồng họp thống nhất kế hoạch hoạt động và ngân sách, nhờ vậy mà khắc phục được một số hạn chế trong hỗ trợ nông dân mà không phải lúc nào cơ quan của Chính phủ cũng thực hiện được kịp thời.
Nền nông nghiệp siêu…sạch
Trước đó, đoàn Hội NDVN đã thăm và làm việc với Công ty Teshuva Agricultural Projects (TAP). Đây là công ty duy nhất trên thế giới cung cấp bí quyết công nghệ sản xuất rau mầm Microgreen, rau trên hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng (NFT) cải tiến và công nghệ trồng cây trên giá thể. Công nghệ rau mầm được thiết kế theo dây chuyền tự động khép kín, cho phép sản xuất các loại rau “siêu sạch” có giá trị dinh dưỡng cao. Công nghệ màng mỏng dinh dưỡng (NFT) giúp cây trồng được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến tận rễ nhằm tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, đồng thời ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước…
Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác T.Ư Hội NDVN chụp ảnh lưu niệm với đại diện lãnh đạo Bộ NN PTNT Israel tại trụ sở của Bộ.
Ngoài ra, với công nghệ trồng cây trên giá thể (cocopeat) kết hợp hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động, doanh nghiệp này đã đảm bảo tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn cây trồng trong đất. So với phương pháp sản xuất truyền thống, phương pháp sản xuất trong nhà kính với hệ thống tưới tiêu – dinh dưỡng thông minh cùng hệ thống điều khiển khí hậu hợp lý được tự động hóa giúp kiểm soát toàn bộ các yếu tố tác động tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, 70% lượng nước và dinh dưỡng được tái sử dụng giúp tiết kiện chi phí sản xuất. Ông Avner Shohet, Giám đốc, đồng thời là người sáng lập công ty cho biết, công ty đã chuyển giao thành công công nghệ của mình tới nhiều quốc gia trên thế giới…
Tại Việt Nam, Công ty đang hợp tác với Tập đoàn Vingroup phát triển các dự án sản xuất rau công nghệ cao tại một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam… Công ty rất muốn có các đối tác như Hội NDVN để chia sẻ cho nông dân Việt Nam những kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường vàan toàn thực phẩm.
Tại các buổi tiếp và làm việc, Chủ tịch Lại Xuân Môn chia sẻ về tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam; bày tỏ mong muốn được học tập, chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Israel để góp phần làm cho nông nghiệp Việt Nam phát triển, nông dân giàu có, nông thôn hiện đại.
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn thay mặt đoàn công tác chân thành cám ơn Chính phủ và nhân dân Israel đã ủng hộ, hỗ trợ rất có ý nghĩa đối với Việt Nam nói chung, cho nông nghiệp Việt Nam nói riêng và đề nghị Chính phủ, nhân dân Israel dành nhiều sự ủng hộ, hỗ trợ hơn nữa cho Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN lần đầu tiên gặp gỡ các DN nông nghiệp, nông thôn
Sáng (7.7), tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa Chủ tịch Trung ương Hội NDVN với các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn.
Trước thềm Hội nghị, Báo Nông thôn ngày nay/Danviet đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Lại Xuân Môn xung quanh nội dung buổi gặp mặt với hơn 100 đại diện lãnh đạo doanh nghiệp.
-Được biết hôm nay, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vậy hội nghị này sẽ bàn thảo về những vấn đề gì thưa ông?
Cuộc Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam gặp mặt các nhà doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được chuẩn bị từ lâu. Và chúng tôi rất mong có cuộc gặp gỡ này để chia sẻ, hỗ trợ, cùng nhau đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển, cạnh tranh được với thị trường thế giới. Mục đích cuối cùng là giúp cho bà con nông dân giải tỏa những khó khăn, điểm nghẽn để vươn lên trong cuộc sống, cũng như làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.
-Sự vào cuộc mãnh mẽ hơn của lực lượng doanh nghiệp sẽ giải quyết những khó khăn thách thức gì của nông dân trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế toàn cầu thưa ông?
Có thể nói, qua 30 năm đổi mới kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã có những bước khởi sắc. Nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đứng hàng đầu thế giới, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã có mặt ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính, kinh tế nông nghiệp Việt Nam là trụ đỡ cho nền kinh tế, là cứu cánh cho nền kinh tế góp phần bảo đảm ổn định chính trị và nâng cao đời sống của nông dân.
Nhiều năm qua, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã giúp hàng trăm hộ nông dân trong tỉnh được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất mua máy nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Công.
Tuy nhiên bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, rõ ràng nông nghiệp, nông dân Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức. Nhưng thách thức đối với nền nông nghiệp, nông dân nhiều hơn thời cơ. Thách thức từ thiên tai, biến đổi khí hậu, hạn mặn xâm nhập, hạn hán, lũ lụt ngày càng gia tăng, ra vô cùng khắc nghiệt; khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép; các khu công nghiệp, khu chế xuất, những nơi tiểu thủ công nghiệp xả thẳng nước thải ra môi trường ảnh hưởng cả đất, không khí, nước, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân.
Thách thức còn đến từ hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng chưa được kiểm soát nghiêm ngặt. Bên cạnh đó sản phẩm của Việt Nam làm ra đảm bảo số lượng, nâng cao về năng suất nhưng giá trị thấp, các sản phẩm của chúng ta luôn rơi vào tình trạng được mùa mất giá và phải giải cứu. Những vấn đề đó đã lấy đi của người nông dân rất nhiều. Không phải chỉ lấy đi một lần mà lấy đi nhiều lần, không chỉ lấy đi một vụ mà lấy đi rất nhiều vụ trong sản xuất. Do vậy cuộc sống của người nông dân rất khó khăn.
Để giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn, điểm nghẽn trong sản xuất nông nghiệp và trong đời sống của người nông dân, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới, rõ ràng người nông dân phải liên kết với các DN, không chỉ liên kết "bốn nhà" mà thậm chí "năm, sáu nhà".
Nhưng tôi cho rằng nông dân liên kết với DN là quan trọng nhất, DN sẽ giúp người nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị, có giải quyết được chuỗi sản xuất thì mới tránh được tình trạng được mùa, mất giá. Theo chuỗi giá trị mới nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh. Tôi cho rằng liên kết với nhà doanh nghiệp là liên kết đặc biệt quan trọng để tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt trong nông dân, nông nghiệp hiện nay.
-Ông có kỳ vọng gì về sự hợp tác giữa Hội Nông dân Việt Nam với lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp?
Hội nghị gặp gỡ giữa Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam với hơn 100 doanh nghiệp lớn nhằm tháo gỡ những khó khăn mâu thuẫn, nút thắt hiện nay. Việt Nam có rất nhiều dư địa để phát triển nông nghiệp. Năng suất, chất lượng hiệu quả sức cạnh tranh không thua kém gì các nước trên thế giới nếu chúng ta liên kết chặt chẽ "bốn nhà", đặc biệt là giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Vì vậy hội nghị lần này, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam muốn lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, tâm tư tình cảm và trách nhiệm của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua đó, với tư cách là Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tôi chỉ đạo hệ thống Hội tuyên truyền, vận động người dân để tập trung liên kết với nhà doanh nghiệp, khó khăn đến đâu chúng ta tập trung tháo gỡ đến đó. Tôi rất kỳ vọng và đặt niềm tin vào cuộc gặp mặt.
"Tôi đại diện cho người đứng đầu Hội Nông dân Việt Nam sẽ giải quyết những điểm khó khăn, nút thắt; phối hợp chặt chẽ với các nhà doanh nghiệp để tạo nên nền nông nghiệp Việt Nam đủ sức cạnh tranh, gia tăng hàm lượng trí tuệ, văn hóa trong các sản phẩm, từ đó doanh nghiệp và người nông dân sẽ cùng thắng và cùng nhau thắng trong hội nhập", Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn.
Theo danviet
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đến vườn lan 25 tỷ ở Lâm Đồng Sáng 6.7, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và đoàn công tác đã đến thăm một số hợp tác xã (HTX) trên địa bản tỉnh Lâm Đồng. Phó Thủ tướng đa biểu dương những kết quả về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của các HTX này. Phó Thủ tướng tham quan các HTX, công...