Ở nơi này trâu nuôi thả rông hóa loài thú hoang hung dữ, chiếm 30ha rẫy, dân phát khiếp
Những đàn trâu nuôi thả rông trong rừng đã biến thành loài thú hoang hung hãn, chiếm rẫy, tấn công người. Cư dân xã Xuân Thọ (TP à Lạt, tỉnh Lâm Đồng) làm vườn ở khu vực sông Con luôn canh cánh nỗi lo bị trâu húc.
Rẫy cà phê thành bãi trâu đằm
Hơn 30 hộ dân xã Xuân Thọ trồng cà phê, rau màu tại khu vực sông Con (xã Xuân Thọ) hàng chục năm nay với diện tích canh tác hơn 30 ha. Thời gian gần đây, đàn trâu bán hoang dã từ các cánh rừng lân cận tràn xuống phá rẫy.
Khi bị rượt đuổi, chúng chạy trốn vào rừng, nhưng càng ngày chúng càng quấy phá nhiều hơn rồi ở luôn trong rẫy. Trâu mặc sức quật gãy các buồng chuối, chúng dùng sừng móc vào thân khiến cây không thể phục hồi.
Trâu bán hoang dã nuôi ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Chúng cà lưng vào những cây cà phê để “gãi” cho đỡ ngứa khiến cây bị gãy hàng loạt; giẫm đạp lên bộ rễ làm cây xiêu vẹo, bật gốc; đằm mình tạo thành những vũng bùn giữa vườn cà phê làm cây bị lộ rễ, úng nước chết dần.
“Bên phía rẫy của chúng tôi xuất hiện bầy trâu bán hoang dã mười mấy con, còn ở hướng khác có bầy “khủng” từ 50-70 con.
Nguyên do, các hộ dân ở xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) thường thả những đàn trâu của mình vào rừng để chúng tự sinh tự dưỡng. Lâu ngày, chúng trở thành loài thú bán hoang dã hung dữ, sẵn sàng húc người”, anh Huỳnh Đại (trú xã Xuân Thọ) cho biết.
Anh kể thời gian đầu khi mới xuất hiện, trâu chỉ phá vườn chứ không đụng đến người nên anh không đề phòng. Cách đây mấy tháng, khi đang phun nước tưới cà phê, bất ngờ một con trâu lớn xông tới húc vào chân khiến anh bị văng vào gốc cây, ngất xỉu, phải điều trị ở bệnh viện hơn 2 tuần.
“May lúc đó có người nhìn thấy, kịp thời băng bó rồi đưa đi cấp cứu, nếu không chắc tôi mất mạng rồi!”, anh Huỳnh Đại nói.
Video đang HOT
Sở hữu vườn cà phê gần 20 năm tuổi ở sông Con, ông Ba (thôn Túy Sơn, Xuân Thọ) cho biết rẫy ngô bị đàn trâu ăn sạch, còn rau bị giẫm nát bét. Trước kia thấy bóng dáng đàn trâu nuôi thả rông, chúng tôi xúm lại đuổi đi, còn bây giờ chúng chiếm rẫy cà phê, ai đến gần là chúng xông vào húc ngay.
“Tôi và nhiều người khác làm vườn ở đây đã bị trâu rượt đuổi nhiều lần. Có người phải nhảy xuống mương hoặc xuống sông để thoát thân”, ông Ba tố khổ.
“Từ khi tôi bị trâu húc, vì quá lo sợ, một số người bỏ rẫy cà phê luôn. Những hộ khác đến mùa bón phân, thu hoạch thì rủ nhau đi thành đoàn đông người. Vừa đi vừa “gióng trống khua chiêng” để xem động tĩnh, rủi đâu trâu còn nấp trong vườn lao ra húc thì khổ. Sau khi quan sát kỹ lưỡng, tin chắc đã vắng bóng trâu mới dám vào. Cây nào còn cho thu hoạch sẽ tiếp tục chăm sóc, những cây bị trâu phá gãy đổ thì bỏ luôn bởi trồng mới cũng bị giẫm đạp chết hết”, anh Đại nói.
Hiểm họa nuôi trâu thả rông
Các hộ dân cho biết rẫy cà phê nằm trên đất Xuân Thọ nhưng những cánh rừng gần đó lại thuộc địa bàn xã Đạ Sar. “Khi bầy trâu nuôi thả rông tràn xuống phá rẫy, chúng tôi làm đơn gửi UBND xã Xuân Thọ chứng thực, sau đó mang lên xã Đạ Sar đề nghị chỉ đạo gia chủ lùa đàn trâu về. Thế nhưng, nhiều tháng trôi qua đâu vẫn hoàn đó”, anh Đại bức xúc nói.
Ông Ngô Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ cho biết, xã đã báo vụ việc với UBND TP Đà Lạt, đề nghị có ý kiến với huyện Lạc Dương tìm phương án xử lý đàn trâu nuôi thả rông, giúp bà con yên tâm sản xuất. Phòng ban chức năng huyện Lạc Dương cùng với Phòng kinh tế TP Đà Lạt, UBND xã Xuân Thọ có buổi làm việc, sau đó vào khảo sát thực địa. Phía huyện Lạc Dương nói sẽ vận động các chủ trâu có biện quản lý đàn, thế nhưng tình hình không có gì thay đổi.
“Chúng tôi tìm gặp một số chủ đàn trâu nuôi thả rông ở Lạc Dương nhưng họ nói trâu đi hoang khó quản lắm! Khoảng 2 tháng sau khi tôi bị trâu húc, một số người đặt bẫy bắt được con trâu, lên báo với UBND xã Đạ Sar nhưng chờ mãi chẳng thấy ai đến nhận trâu”, anh Đại cho biết.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hoàng Xuân Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lạc Dương nói: “Chúng tôi đã chỉ đạo kiểm tra rà soát lại đàn trâu trong dân. Không ai nhận trâu của mình phá rẫy ở Xuân Thọ và đến nay cũng chưa ai chứng minh được đó là trâu của xã Đạ Sar”.
Cũng theo ông Hải khu vực sông Con giáp ranh với xã Đạ Sar và một vùng khác của tỉnh Ninh Thuận, nơi bà con dân tộc thiểu số cũng nuôi trâu thả rông. Không rõ trâu từ tỉnh Ninh Thuận có tràn lên không?
àn trâu bán hoang dã
P hải thay đổi tập quán nuôi trâu
Anh K’Truik (trú tại huyện Lạc Dương) cho hay: “Người K’Ho chúng tôi có tập quán thả trâu vào rừng để chúng tự sinh tự dưỡng. Tăng hay giảm đàn có khi chủ cũng không biết. Vài tháng mới vào rừng kiểm tra xem đàn trâu đang ở đâu, rải muối cho trâu ăn và cùng “trò chuyện” để chúng không quên hơi chủ. Lúc nào cần tiền, chủ trâu vào rừng lùa đàn trâu về, bắt để bán. Trâu càng thả lâu trong rừng càng hung dữ, nhiều khi phải bẫy mới bắt được”.
“Trâu thường không húc chủ nhưng với người lạ chúng sẵn sàng lao vào tấn công, nhất là những con trâu cái vừa đẻ con. Một lần, mình tiến tới bụi dâu rừng để hái quả không nhìn thấy con trâu cái núp sau bụi để đẻ con. Nó lao ra, rượt đuổi khiến mình chạy trối chết. Đến khi mình phóng qua cái mương lớn, trâu mới dừng lại. Nếu không có cái mương cứu mạng đó nó húc mình chết rồi!”, K’Truik kể.
Theo ông Hải, tổng đàn trâu của huyện Lạc Dương khoảng 1.900 con, trong đó xã Đạ Sar hơn 600 con, còn lại là ở thị trấn Lạc Dương, xã Lát và xã Đa Nhim. Hầu hết trâu đều nuôi thả rông.
Nguy cơ lớn nhất của tập quán nuôi thả rông là trâu dễ mắc bệnh tụ huyết trùng, chết hàng loạt. Trước đây có năm, dịch tụ huyết trùng khiến trâu chết la liệt, giảm đến 1/3 tổng đàn của huyện. Kế đến là nạn trâu phá vườn, trâu húc người.
Anh Huỳnh ại nhập viện điều trị vì bị trâu húc
Lãnh đạo huyện Lạc Dương cho biết đang chỉ đạo ngành nông nghiệp xây dựng quy trình quản lý đàn trâu; vận động người dân chăn nuôi theo kiểu bán thâm canh: Ban ngày thả trâu vào rừng, ban đêm lùa về chuồng ở rìa làng. Có như vậy mới quản lý được đàn trâu, không để xâm nhập, phá hoại vườn của người khác; mặt khác, thuận lợi cho việc tiêm vaccin phòng bệnh, kiểm soát số lượng và nâng cao chất lượng thịt.
Chiếc xe chở thuyền "khủng" gây ách tắc đèo Bảo Lộc vi phạm 6 lỗi
Theo cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, chiếc xe đầu kéo chở theo thuyền khủng dài gần 30m di chuyển lên đèo Bảo Lộc đã mắc 6 lỗi, tổng hình phạt hơn 90 triệu đồng.
Sáng 5/5, đại diện Trạm CSGT Madaguôi (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Vũ Văn Nghĩa, người điều khiển xe đầu kéo biển số 72C-062.07, kéo theo rơ moóc BS 60R-003.79 chở chiếc thuyền dài gần 30m gây ách tắc QL20, đoạn qua đèo Bảo Lộc chiều 4/5.
Chiếc xe đầu kéo khiến đèo Bảo Lộc ách tắc trong nhiều giờ chiều 4/5.
Cụ thể, CSGT Trạm Mađaguôi đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Nghĩa các lỗi vi phạm quy định tại điểm d, khoản 6, Điều 24 và các điểm b, c khoản 2, Điều 25 Nghị định 100/2019 của Chính phủ như: Chở hàng siêu trường có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong giấy phép; chở hàng siêu trường có giấy phép nhưng kích thước bao ngoài của xe vượt quá quy định trong giấy phép lưu hành và điều khiển xe có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng.
Ngoài ra, chủ phương tiện xe đầu kéo chở theo chiếc thuyền khủng là Doanh nghiệp tư nhân Tài Phúc (đóng tại TP.Vũ Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã bị CSGT Trạm Mađaguôi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính nhiều lỗi vi phạm theo Điều 30 Nghị định 100/2019 của Chính phủ.
Lực lượng chức năng đo chiếc thuyền để tiến hành lập biên bản.
Theo đó, với tổng cộng 6 lỗi vi phạm, người điều khiển và chủ phương tiện xe đầu kéo biển số 70C-062.07 bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 90 triệu đồng. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng còn tịch thu phù hiệu phương tiện, tạm giữ đăng ký xe và giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện.
Chiếc thuyền dài 28m cũng bị tạm giữ, khi doanh nghiệp xuất trình đầy đủ các giấy phép hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ bàn giao chiếc thuyền và hỗ trợ điều tiết giao thông trong quá trình chủ phương tiện vận chuyển chiếc thuyền tới nơi an toàn.
Với tổng cộng 6 lỗi, người điển khiển và chủ phương tiện bị phạt đến hơn 90 triệu đồng.
Trước đó, Dân Việt đã thông tin, chiều 4/5, chiếc xe đầu kéo biển số 72C-062.07 trên kéo theo rơ - moóc chở chiếc thuyền có chiều dài gần 30m, nhưng di chuyển rất chậm lên đèo Bảo Lộc trên QL 20, gây ách tắc cả hai chiều trong nhiều giờ liền.
Ngay sau đó, lực lượng CSGT chốt đèo Bảo Lộc đã có mặt điều tiết, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông trên đèo. Khi chiếc xe di chuyển đến khu vực miếu Ba Cô, lực lượng chức năng đã yêu cầu tài xế đưa xe vào bãi đậu tạm (đối diện chốt đèo Bảo Lộc) để giải quyết tình trạng ùn tắc trên đèo, đồng thời lập biên bản tạm giữ phương tiện để xử lý theo quy định của pháp luật.
Nuôi lươn không bùn ở bể, sờ đâu cũng thấy trơn nhớt, toàn con to Cát Tiên, với dòng sông Đồng Nai chảy qua là vùng đất phù hợp với nuôi trồng thủy sản. Và nhiều mô hình nuôi cá cũng như thủy sản khác cho hiệu quả kinh tế cao đang được triển khai, cung cấp thêm cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao. Nuôi cá lóc, nuôi lươn không bùn trong bể sạch đang...