Ở nơi này, nông dân giàu có nhờ trồng cây đặc sản, trồng rau xanh
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước, trong 5 năm (2015-2020), Hội Nông dân (ND) huyện Đan Phượng ( TP.Hà Nội) đã có hơn 86.000 lượt hộ hội viên nông dân đăng ký danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. K
ết quả bình xét hằng năm có 50-55% số hộ đăng ký đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi.
Hội ND Đan Phượng có 16 cơ sở Hội, với gần 22.000 hội viên hiện đang sinh hoạt tại 127 chi hội hoạt động theo địa bàn thôn, phố, cụm dân cư. Bên cạnh việc vận động các hộ nông dân đăng ký thực hiện các tiêu chí hộ sản xuất giỏi nhằm đẩy mạnh phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, Hội ND Đan Phượng cũng đã có nhiều biện pháp thiết thực khác nhằm giúp đỡ bà con sản xuất như: Giúp bà con vay vốn ngân hàng, tổ chức tập huấn học tập ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm…
Nhờ trồng bưởi tôm vàng, nhiều hộ dân tại xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng đã vươn lên làm giàu. Ảnh: A.N
Đặc biệt, Hội ND huyện Đan Phượng đã xây dựng được 26 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 13 mô hình điểm vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của huyện và thành phố. Các mô hình kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện đang hình thành, phát triển đa dạng ở tất cả lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề, kinh doanh, dịch vụ. Điển hình như: Hợp tác xã Rau hữu cơ Cuối Quý mang lại lợi nhuận 500 triệu đồng/năm; mô hình bò thịt ở xã Thọ An thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20-30 lao động địa phương; mô hình đưa cơ giới hóa đồng bộ trồng lúa trên đất hoang tại xã Tân Hội…
Ngoài ra, Hội ND huyện đã tích cực xây dựng được thương hiệu sản phẩm “Bưởi tôm vàng Đan Phượng xã Thượng Mỗ”; nhãn hiệu “Rượu Long Trường Tửu xã Hồng Hà” và xây dựng thương hiệu “Rau hữu cơ quê hương người gái đảm”…
Chủ tịch Hội ND xã Thượng Mỗ Đỗ Văn Mạnh cho biết: Trên cơ sở đã xây dựng thương hiệu bưởi tôm vàng, với mục đích thống nhất quản lý chất lượng cho vùng bưởi, Hội ND huyện đã hỗ trợ địa phương thành lập câu lạc bộ bưởi tôm vàng với sự tham gia của 35 hộ sản xuất. Việc xây dựng thành công nhãn hiệu bưởi tôm vàng đã giúp sản phẩm đặt chân vào được các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, nâng cao giá trị và thu nhập cho người dân. Nhiều hộ dân trồng bưởi có mức thu nhập từ 100 – 500 triệu đồng/hộ, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương Thượng Mỗ.
Ông Thiều Văn Son – Chủ tịch Hội ND huyện Đan Phượng cho biết: Thời gian tới, các cấp Hội sẽ tiếp tục tăng cường khai thác tiềm năng thế mạnh về vốn, lao động, đất đai để đầu tư phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đồng thời xây dựng, nhân rộng những mô hình điển hình, xuất sắc, phù hợp với từng vùng, địa phương.
Cà Mau: Khó khăn bủa vây tứ bề, thế mà nhiều nông dân vẫn làm ra tiền tỷ
5 năm qua, nông dân tỉnh Cà Mau phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ hạn mặn, thị trường nông sản bấp bênh, gần đây là dịch Covid-19.
Nhưng nhờ cần cù, năng động, sáng tạo, trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn xuất hiện nhiều nông dân triệu phú, tỷ phú...
Chi hội giúp đỡ và xóa 1 - 2 hộ nghèo/năm
Video đang HOT
Ngày 1/9, Hội Nông dân tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến, tổng kết phong trào thi đua yêu nước, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững và tuyên dương Chi hội trưởng Hội Nông dân xuất sắc giai đoạn 2015-2020, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025.
Bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại hội nghị. Ảnh: Chúc Ly.
Trong 5 năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Cà Mau đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức các phong trào thi đua, với chủ đề thi đua "Đột phá, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả", tạo được khí thế thi đua sôi nổi. Ngay từ đầu năm, kế hoạch tuyên truyền, phát động, đăng ký giao ước thi đua được thực hiện.
Bà Trần Thị Quyết - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, cho biết: Các cấp Hội ngoài tuyên truyền hội viên nông dân ý chí vươn lên, tìm tòi, học học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh để trực tiếp lao động sản xuất tại gia đình, các cấp Hội tranh thủ phối hợp các ngành chuyển giao khoa học, công nghệ và tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay để sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu, giảm nghèo.
Hiện Hội Nông dân tỉnh trực tiếp vân động, quản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân là hơn 38 tỷ đồng, cho hơn 4.000 hộ vay xây dựng các mô hình sản xuất.
Hội phối hợp Ngân hàng Chính sách Xã hội ký Chương trình liên tịch, thỏa thuận và hợp đồng ủy thác cho gần 34.900 hộ hội viên, nông dân vay vốn phát triển sản xuất, tổng dư nợ hơn 742,7 tỷ đồng, có 757 tổ tiết kiệm và vay vốn; thực hiện sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 116 của Chính phủ, đến nay thành lập và giải ngân được 256 tổ, số tiền gần 227,7 tỷ đồng, cho hơn 2.100 hộ vay.
Bà Bùi Thị Thơm cùng các đại biểu tham quan các sản phẩm tiêu biểu của nông dân tỉnh Cà Mau sản xuất. Ảnh: Chúc Ly.
Bên cạnh đó, Hội đã chủ động và tích cực tham gia Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp tổ chức gần 1.400 lớp dạy nghề, cho hơn 43.400 hội viên, nông dân, các lớp dạy nghề được lựa chọn phù hợp với tình hình, nhu cầu của từng địa phương, vì vậy tỷ lệ nông dân sau khi học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đạt trên 90%.
Đặc biệt, chỉ tiêu thi đua hàng năm của Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo mỗi Chi hội tạo điều kiện giúp đỡ và xóa 1 - 2 hộ hội viên nghèo/năm và giúp đỡ hộ hội viên nghèo là một trong những tiêu chí xét danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Bà Bùi Thị Thơm ăn thử đặc sản bồn bồn. Ảnh: Chúc Ly.
Các cấp Hội Vận động cán bộ, hội viên, nông dân đoàn kết tương trợ giúp nhau về vốn, cây, con giống, kinh nghiệm trong SXKD, kết quả: Tương trợ nhau (về tiền, vật chất) quy ra tiền gần 17 tỷ đồng, tạo việc làm 195.000 lượt lao động, có 58.341 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên ôn định cuôc sông.
Ngoài ra, vận động hỗ trợ hộ hội viên nghèo bị ảnh hưởng do hạn hán, ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tổng số tiền 522 triệu đồng; phối hợp các ngành vận động cán bộ, hội viên, nông dân đóng góp Quỹ vì người nghèo số tiền gần 9 tỷ đồng; tỉnh hội hỗ trợ 2 căn nhà cho 2 hội viên nông dân nghèo.
Giúp nhau làm giàu
Xác định phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là phong trào lớn của Hội Nông dân Việt Nam, do đó các cấp Hội đã có nhiều biện pháp, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động hỗ trợ Hội viên thực hiên.
Ông Bùi Văn Chương với sản phẩm tôm khô đất tách vỏ của HTX. Ảnh: Chúc Ly.
Mô hình trồng dưa lưới trên nền đất sạch Nata ở Tân Thành (TP.Cà Mau) mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Chúc Ly.
Từ đó, hàng năm 70% số hộ hội viên, nông dân đăng ký thi đua SXKD giỏi các cấp, 60% hộ đăng ký đạt SXKD giỏi các cấp. Trong 5 năm, có hơn 648.600 lượt hộ đăng ký danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp, có hơn 331.400 hộ đạt SXKD giỏi các cấp; xây dựng được 248 Tổ hợp tác, 82 HTX sản xuất, 75 tổ hội và 2 Chi hội Nông dân nghề nghiệp.
Từ phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, những tấm gương xuất sắc, tiêu biểu đại diện cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của giai cấp nông dân.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Bùi Văn Chương - Giám đốc HTX Tân Phát Lợi (huyện Ngọc Hiển), cho biết: "HTX nằm ở vùng rừng ngập mặn, có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nguồn tôm đất, tôm bạc dồi dào. Từ đó, họp tác xã tận dụng nguồn nguyên liệu này và chế biến ra 10 sản phẩm có giá trị kinh tế cao, như: Tôm khô nguyên vỏ, tôm khô tách vỏ, tôm khô chà bông, mắm tôm,...Doanh thu của HTX năm 2019 là 5,7 tỷ đồng, lợi nhuận 900 triệu đồng".
Đã có nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư và thành lập các tổ hợp tác, HTX như: HTX An Thành, xã Hòa Thành; HTX Thành Công, xã Hòa Tân với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh; HTX Dịch vụ nông nghiệp, thủy sản Ông Muộn sản xuất gạo Ông Muộn; HTX dịch vụ nông nghiệp trồng dưa hấu đạt chuẩn VietGAP xã Lý Văn Lâm (TP.Cà Mau); HTX nuôi tôm siêu thâm canh, xã Tân Hưng (huyện Cái Nước)...
Từ phong trào thi đua, tỉnh Cà Mau đã xuất hiện nhiều nông dân là triệu phú, tỷ phú và các điển hình tiên tiến là tập thể Hội Nông dân, cán bộ Hội Nông dân...
Nhiều nông dân đã thu về tiền tỷ với các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.
Nhiều sản phẩm của hội viên, nông dân được ưa chuộng trên thị trường và Cục Sở hữu trí tuệ công nhận 13 nhãn hiệu tập thể giao Hội Nông dân các huyện quản lý.
Phát biểu tại hội nghị, bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam biểu dương những thành tích mà các cấp Hội Nông dân tỉnh Cà Mau đã đạt được trong thời gian qua.
Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nhấn mạnh: "Trong những năm qua, nông nghiệp nói chung gặp nhiều khó khăn, trong đó Cà Mau và các tỉnh ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường. Tuy nhiên, nông dân ta đã có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong sản xuất và các phong trào thi đua".
Bà Bùi Thị Thơm trao chứng nhận Nông dân SXKD giỏi giai đoạn 2016-2020 cho 13 nông dân. Ảnh: Chúc Ly.
"Chất lượng của phong trào thi đua của Hội Nông dân Việt Nam được nông dân quán triệt và thực hiện một cách tích cực. Ngày càng có nhiều nông dân đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi. Cũng chính những nông dân này đã làm nòng cốt, giúp nhau làm giàu, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm cho nhiều nông dân khác cùng thoát nghèo làm giàu", bà Bùi Thị Thơm nhấn mạnh.
Cũng theo bà Thơm, từ những phong trào của Hội Nông dân đã xuất hiện những điển hình tiên tiến, những cán bộ hộ có trách nhiệm đối với nông dân. 150 đại biểu dự đại hội hôm nay là những điển hình tiêu biểu, chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao.
"Cà Mau có nhiều sản phẩm có thể bước ra thị trường thế giới, nhất là các sản phẩm từ con tôm. Chính vì vậy, ta cần nắm bắt tiềm năng và lợi thế để xây dựng thương hiệu. Các cấp Hội phải suy nghĩ phát động phong trào thế nào để khởi dậy trong nông dân vượt qua khó khăn, với những giải pháp, cách làm gắn với tình hình cụ thể", Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nhấn mạnh.
Tại hội nghị, có 15 tập thể, 40 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 gắn với tuyên dương "Chi Hội trưởng Hội Nông dân xuất sắc", được nhận Bằng khen của UBND tỉnh; 13 tập thể, 31 cá nhân được nhận Bằng khen của Hội Nông dân tỉnh; 13 nông dân nhận chứng nhận Nông dân SXKD giỏi cấp trung ương giai đoạn 2016-2020.
Nam Định: Nghề thủ công mỹ nghệ ở Yên Ninh Với phương châm "Đồng hành cùng nông dân trong sản xuất, kinh doanh", Hội ND xã Yên Ninh, huyện Ý Yên (Nam Định) đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ nông dân hiệu quả. Năm 2019, toàn xã có 440 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh giỏi các cấp, trong đó có 15 hộ cấp Trung ương,...