Ở nơi này, dân trồng cam đặc sản, nuôi thỏ ngoại mà khấm khá
Nhiều hộ nông dân huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có của ăn của để nhờ biết dùng đồng vốn vay qua kênh Hội Nông dân để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt trong đó có mô hình trồng cam đặc sản và nuôi thỏ ngoại-giống thỏ Newzealand…
Hội ND huyện Văn Chấn (Yên Bái) đang quản lý 120 tỷ đồng các nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm… Những kênh vốn này đã giúp 4.764 hộ phát triển sản xuất.
Ông Nguyễn Hồng Dương- Phó Chủ tịch Hội ND huyện Văn Chấn cho biết: Hội còn tuyên truyền, vận động các chi hội thành lập các quỹ hội, sau đó lấy nguồn quỹ này cho những hội viên khó khăn vay với lãi suất thấp. Hội còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong huyện mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho trên 4.500 lượt hội viên được áp dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo.
Hội viên Nguyễn Xuân Tùng ở tổ 5A, thị trấn Nông Trường Nghĩa Lộ chăn nuôi thỏ cho thu nhập cao. Ảnh: A.D
Văn Chấn đang từng bước xây dựng mô hình liên kết nông dân phát triển sản xuất. Hiện nay, huyện đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn với 33 tổ liên kết của 641 hộ trồng cam và tiến tới thành lập hợp tác xã.
Từ phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, đã có nhiều hộ nông dân dám nghĩ, dám làm, quyết tìm tòi và đưa vào thử nghiệm, nhân rộng các loại cây, con mới làm thay đổi thế độc canh các cây, con giống truyền thống, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông thôn.
Video đang HOT
Điển hình như mô hình trồng chè kết hợp cây ăn quả của ông Đặng Xuân Nghĩa, tổ 4B, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ. Từ việc xác định cây chè là hướng đi chính để phát triển kinh tế, ông Nghĩa đã cải tạo, chăm sóc đồi chè và hiện ông có 1,5ha chè được áp dụng sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn chè VietGAP, mỗi năm thu về trên 150 triệu đồng.
Có tiền, ông tiếp tục đầu tư mua 10ha đất rừng, trong đó 7 ha trồng cây ăn quả: Xoài, nhãn, vải, còn lại trồng keo cho thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng và thu nhập sẽ còn tăng lên khi 7ha cây ăn quả cho thu hoạch ổn định.
Toàn huyện hiện có hơn 25.000 hộ hội viên, trong đó có 1 hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương, 5 hộ đạt hộ đạt cấp tỉnh.
Cùng với đẩy mạnh sản xuất, các cấp Hội ND trong huyện còn tích cực tuyên truyền, vận động hội viên giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Hưởng ứng phong trào Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, từ đầu năm đến nay, các cơ sở Hội phối hợp với các hội, đoàn thể huy động được 17.000 ngày công tu sửa, nâng cấp và mở mới 36km đường liên thôn.
Các cấp hội từ huyện đến cơ sở đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, tham gia xây dựng gia đình nông dân văn hóa, làng văn hóa….
Theo Danviet
Vùng bưởi đỏ đặc sản của xứ Mường đang cho thu nhập cao
Đó là vùng trồng giống bưởi đỏ đặc sản trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Những năm qua, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân nói riêng, nguồn vốn qua kênh Hội Nông dân nói chung đã góp phần mở rộng, phát triển vùng trồng loại cây có múi thơm, ngon, hấp dẫn này...
Kể từ năm 2011 đến nay, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), hàng nghìn hộ hội viên, nông dân tỉnh Hòa Bình đã được vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm giàu và giảm nghèo bền vững...
Giải ngân theo dự án
Tính đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh Hòa Bình đạt trên 28 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn T.Ư ủy thác trên 12,5 tỷ đồng, vốn của tỉnh gần 7,3 tỷ đồng, nguồn ngân sách huyện cấp bổ sung trên 3,7 tỷ đồng, nguồn vốn vận động cán bộ, hội viên góp trên 4,4 tỷ đồng.
Quỹ HTND đang góp phần hình thành vùng chuyên canh bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Ảnh: I.T
Việc quản lý, sử dụng vốn Quỹ HTND đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Quỹ HTND tỉnh đã đôn đốc thu hồi gốc 5 dự án với tổng số tiền 1,9 tỷ đồng từ nguồn vốn T.Ư ủy thác đầy đủ, đúng thời hạn và tiến hành lập hồ sơ đề nghị vốn quay vòng. Quỹ cũng giải ngân 4 dự án gồm: Dự án chăm sóc cam xã Bắc Phong (Cao Phong) 400 triệu đồng, cho 10 hộ vay. dự án chăn nuôi trâu vỗ béo xã Phú Lai (Yên Thủy) 400 triệu đồng, cho 17 hộ vay; dự án chăm sóc cam, bưởi xã An Bình (Lạc Thủy) 500 triệu đồng, cho 12 hộ vay; dự án trồng và chăm sóc cây sachi xã Hòa Bình (TP.Hòa Bình) 300 triệu đồng, cho 10 hộ vay. Hiện, Hội ND các cấp tỉnh Hòa Bình đang quản lý nguồn vốn Quỹ HTND ủy thác cho vay 372 hộ với số tiền 12,5 tỷ đồng.
Các hộ sử dụng đúng mục đích vốn vay, nộp phí đúng hạn. Nhờ đó giúp nông dân, nhất là nông dân nghèo có vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm ổn định. Qua sử dụng vốn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả được các cấp, các ngành đánh giá cao. Điển hình là dự án trồng và chăm sóc cam xã Nam Phong, Tây Phong (Cao Phong); dự án trồng bưởi Diễn thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy); dự án trồng và chăm sóc cam, bưởi thị trấn Thanh Hà, xã Phú Thành; dự án chăn nuôi bò sinh sản xã Liên Hòa (Lạc Thủy); dự án chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn (Lương Sơn); trồng và chăm sóc bưởi đỏ xã Mãn Đức; chăn nuôi bò sinh sản xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc)...
Hoạt động Hội đổi mới
Theo bà Nguyễn Thị Hương Hải - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hòa Bình, thực hiện đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Hội ND các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và hoạt động của quỹ.
Hàng năm, Hội tham mưu, chủ trì việc phát động phong trào thi đua vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ, vận động hội viên xây dựng, phát triển quỹ, đồng thời đề nghị nguồn ngân sách của tỉnh, huyện cấp bổ sung nguồn vốn cho Quỹ HTND cùng cấp.
Với Quỹ HTND của các huyện, thành phố và cơ sở Hội của tỉnh Hòa Bình cho vay 207 dự án với tổng số tiền trên 7,9 tỷ đồng, 767 hộ được vay vốn trồng trọt và chăn nuôi.
Bà Hương Hải cho biết, nhờ tiếp cận Quỹ HTND, nông dân có vốn kịp thời, giải quyết việc làm thường xuyên và tạo việc làm thời vụ. Nhiều hộ khó khăn không có tài sản thế chấp được Hội tín chấp để vay vốn Quỹ HTND, giảm tình trạng vay nặng lãi, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn.
Đi đôi với cho vay vốn phí quản lý thấp, các dự án, mô hình sử dụng Quỹ HTND đã hình thành tổ vay vốn thu hút nhiều hội viên tham gia, đầu tư mở rộng sản xuất. Việc thành lập các tổ vay vốn cũng giúp hội viên trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về cây, con giống, khoa học, kỹ thuật, cung cấp thông tin tiêu thụ sản phẩm, phát huy nội lực của các thành viên trong huy động vốn, đất đai, lao động phục vụ sản xuất.
Hiệu quả các mô hình được nâng lên, thu nhập bình quân các hộ vay vốn tăng từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Qua hoạt động quỹ, phong trào thi đua ở các cấp Hội có nhiều đổi mới, góp phần củng cố chất lượng hoạt động tổ chức Hội, từ đó có điều kiện chăm lo lợi ích thiết thực của hội viên nhiều hơn...- bà Hương Hải khẳng định.
Theo Danviet
Bến Tre: Học nghề ở lớp, làm việc tại nhà, cho thu nhập khá Không chỉ làm tốt công tác dạy nghề, tỉnh Bến Tre còn tìm cách tạo việc làm cho lao động ngay sau khi học xong với hơn 80% lao động có việc. Với mức thu nhập khá, nhiều lao động sau học nghề đã cải thiện được đời sống, có thời gian nhiều hơn cho gia đình. Thoát nghèo nhờ học nghề Báo...