Ở nơi này, dân trồng các loài sâm, mong đổi đời

Theo dõi VGT trên

Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông ( Kon Tum) đã tạo mọi điều kiện, ưu tiên nguồn vốn ưu đãi để giải ngân nguồn vốn kịp thời cho các hộ nghèo, các đối tượng chính sách, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương. Nhiều hộ nghèo vay vốn ưu đãi đầu tư trồng các loài sâm như sâm dây, sâm đương quy, sâm Ngọc Linh mở ra hướng thoát nghèo nhanh, tiến tới làm giàu…

Chính từ nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), các hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông có thêm điều kiện đầu tư sản xuất, thực hiện hóa giấc mơ thoát nghèo.

Thêm vốn làm ăn, tăng tình đoàn kết

Ở nơi này, dân trồng các loài sâm, mong đổi đời - Hình 1

Nhiều hộ nghèo ở Tu Mơ Rông phát triển cây dược liệu, trong đó có trồng sâm dây để thoát nghèo. Ảnh: P.N

Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Quang Tri – Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tu Mơ Rông cho biết, trong những năm qua, đơn vị luôn bám sát chỉ đạo của Ngân hàng CSXH tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tu Mơ Rông, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách. Hàng tháng, qua 11 điểm giao dịch tại xã, đơn vị cử cán bộ xuống tận xã tổ chức giao dịch, tuyên truyền, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tiến hành giải ngân, cho vay, thu nợ… Điều đó vừa tiết kiệm chi phí đi lại cho bà con vừa tạo được mối đoàn kết với cơ sở, với người vay…

“Qua việc giao dịch tại xã, chúng tôi cũng tranh thủ tiếp thu ý kiến của chính quyền địa phương cơ sở và nguyện vọng của người dân nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Ngoài ra, chúng tôi kết hợp với các tổ chức nhận ủy thác thường xuyên tiến hành kiểm tra việc sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn của người vay”- ông Trương Quang Tri chia sẻ.

Theo ông Trương Quang Tri, những năm gần đây, ngoài việc tạo điều kiện cho người dân vay vốn, sử dụng nguồn vốn để phát triển các loại cây công nghiệp, chăn nuôi và kinh doanh, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tu Mơ Rông cũng quan tâm ưu tiên cho các hộ nghèo vay vốn tập trung đầu tư vào phát triển các loại cây dược liệu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở địa phương như sâm dây, sâm Ngọc Linh và sâm đương quy… Nguồn vốn vay tín dụng chính sách đã góp phần tăng số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông qua từng năm, cụ thể năm 2016 có 365 hộ thoát nghèo, năm 2017 có 401 hộ thoát nghèo…

Sâm mọc lên nhờ vốn ưu đãi

Theo chân cán bộ xã Ngọc Lây, chúng tôi đến thăm gia đình chị Y Blút ở thôn Tu Bung (xã Ngọc Lây) và được chị cho biết, đầu năm 2016, chị vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Tu Mơ Rông. Có vốn, chị đầu tư vào trồng 4 sào sâm dây và 2 sào sâm đương quy. Sau 2 năm, đến nay, ngoài việc trả xong số tiền vay trên, gia đình chị còn có chút tích lũy. Nhờ đó gia đình chị đã có nguồn thu nhập ổn định hơn, đời sống đỡ vất vả, khó khăn hơn xưa.

Video đang HOT

Gia đình anh A Mốc (thôn Măng Rương 1, xã Ngọc Lây) cũng vay vốn của Ngân hàng CSXH để đầu tư vào sản xuất và đã từng bước vươn lên thoát nghèo. Trước đây, kinh tế gia đình A Mốc chỉ dựa vào nương rẫy, trồng mì, hiệu quả không cao. Được tổ Tiết kiệm và vay vốn của thôn bình xét, ủy thác cho vay 50 triệu từ Ngân hàng CSXH huyện Tu Mơ Rông, gia đình A Mốc đã đầu tư vào trồng cà phê, đến nay đã cho thu hoạch. Nguồn vốn còn lại anh mua trồng 2 sào sâm đương quy và sâm dây. Mỗi năm gia đình anh cũng thu về vài chục triệu đồng tiền lãi.

“Năm vừa qua, riêng từ đương quy, gia đình tôi cũng thu được 30 triệu, cộng thêm đó là hơn 1.500 cây cà phê thu được hơn 4 tấn cũng có vài chục triệu. Đó là chưa kể thu từ sâm dây. Nhờ vốn từ Ngân hàng CSXH huyện mà đến nay cuộc sống gia đình tôi đã có nhiều đổi thay, đời sống ổn định và thoát khỏi hộ nghèo” – A Mốc bộc bạch với tôi.

Ông Đặng Quốc Dũng – Chủ tịch UBND xã Ngọc Lây cho biết: Đến nay, tổng dư nợ vốn tín dụng Ngân hàng CSXH trên địa bàn xã trên 10 tỷ đồng với 2 tổ chức chính trị xã hội của địa phương nhận ủy thác là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ, quản lý 11 tổ Tiết kiệm và vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã thực sự mang lại hiệu quả, giúp người dân có tiền đầu tư vào mua giống cây trồng phát triển sản xuất qua đó góp phần nâng cao thu nhập, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo…

Theo Danviet

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo

Khoảng những năm đầu 90 trở về trước, người Xê Đăng ở vùng Tu Mơ Rông mang bao lên rừng tìm sâm Ngọc Linh. Chỉ cần đi bộ trong rừng khoảng vài tiếng đồng hồ là tìm được đầy bao.

Đó là chuyện của dĩ vãng nhưng cũng chưa xa lắm. Giờ đây khi nguồn sâm Ngọc Linh tự nhiên cạn kiệt gần như không còn. Thay vì bất chấp nguy hiểm vào rừng sâu tìm sâm Ngọc Linh và dược liệu về bán, người Xê Đăng ở vùng căn cứ cách mạng xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã biết tự trồng sâm để làm giàu.

Nhờ trồng được sâm mà người đồng bào dân tộc thiểu số ở đây đang có cuộc sống thay đổi từng ngày.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 1

Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum nằm sâu trong dãy núi Ngọc Linh.

Huyện Tu Mơ Rông nơi được xem là thủ phủ sâm Ngọc Linh, thì xã Măng Ri - nơi đặt khu căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Kon Tum trong những năm chiến tranh được xem là xứ sở của loài sâm quý này.

Khoảng những năm đầu 90 trở về trước, người Xê Đăng ở vùng Tu Mơ Rông mang bao lên rừng tìm sâm Ngọc Linh. Chỉ cần đi bộ trong rừng khoảng vài tiếng đồng hồ là tìm được đầy bao.

"Hồi đó sâm mọc trên núi Ngọc Linh nhiều lắm, đi chú ý dưới những tán cây cổ thụ, khe suối là thấy. Củ nhỏ thì phơi khô, nấu nước để uống, củ lớn thì mang xuống huyện lỵ đổi mắm muối, đôi khi đổi đôi dép tông Lào. Có lần mình gùi một bao sâm Ngọc Linh đi cả trăm cây số, xuống dưới trung tâm của tỉnh để đổi lấy chiếc áo về làm kỷ niệm", ông A Hình (54 tuổi, một người trồng sâm trên dãy núi Ngọc Linh) kể lại.

Mãi những năm sau này, giá lên cao cả vài chục triệu đồng 1kg sâm tươi, người người đổ xô đi vào rừng tìm. Sâm Ngọc Linh thì có hạn, nhu cầu thị trường lại rất lớn nên sâm hết dần. Giờ chuyện tìm được củ sâm tự nhiên trong rừng như là "chuyện mò kim đáy bể". Thay vì đi tìm, người dân vùng Măng Ri, Tê Xăng Ngọc Lây lên núi trồng sâm dưới tán rừng cổ thụ, vừa bảo vệ được rừng vừa cho thu nhập cao.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 2

Người dân xã Măng Ri tập trung phát triển sâm Ngọc Linh và sâm dây dưới tán rừng

Ông A Hình cho biết: "Sâm nhà mình có trồng được một ít dưới tán rừng. Tuổi thọ của sâm đã được hơn 7 năm. Đến nay, sâm đã cho thu hoạch lá và hạt đều đặn. Hiện khó nhất của người trồng sâm Ngọc Linh là giống. Mỗi cây giống có giá khoảng từ 200.000 đến 300.000 đồng, nhưng cũng rất hiếm".

Ngoài những hộ có điều kiện mới trồng sâm Ngọc Linh, còn đa số người dân ở Măng Ri đều trồng sâm dây trên rừng già. Hiện đầu ra và giá của loài sâm này rất ổn định nên đang được người dân mở rộng diện tích. Nhiều hộ nhờ trồng sâm dây mà kinh tế khấm khá, nuôi con ăn học đàng hoàng.

Chị Y H'Lang (ngụ làng Pu Tá, xã Măng Ri) là niềm tự hào của dân bản khi vừa làm kinh tế giỏi, vừa nuôi con thành đạt. Gia đình chị hiện trồng 6 sào sâm dây. Ngoài trồng sâm dây, chị còn đứng ra thu mua sản phẩm cho bà con. Nguồn thu từ kinh doanh và trồng sâm dây cho gia đình chị hàng năm hơn 100 triệu đồng. Thu nhập này giúp chị xây nhà kiên cố, nuôi 2 con học đại học.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 3

Nhiều người thu tiền tỉ nhờ trồng sâm Ngọc Linh.

Không chỉ các hộ gia đình mà hiện nay các đoàn viên, thanh niên cũng bước đầu thành công với mô hình trồng sâm dây. Anh A Nhoai, Bí thư Đoàn xã Măng Ri hiện trồng 2 sào sâm dây cạnh bên khu di tích căn cứ cách mạng Tỉnh ủy Kon Tum. Anh Nhoai vừa kết hợp trồng sâm dưới tán cây, vừa nhận khoán bảo vệ rừng, vừa trông coi khu di tích.

"Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất này thích hợp trồng các cây sâm nên mình chuyển sang trồng. Trồng sâm dây chỉ thả dưới tán rừng là sống, không cần chăm sóc, không phân bón gì cả, khoảng 2 năm là cho thu hoạch. Với giá thị trường đang dao động hơn 100.000 đồng/kg sâm tươi, mỗi năm vườn sâm của mình cho thu nhập hơn 40 triệu đồng, ngoài ra còn được nhận tiền khoán bảo vệ rừng và trông coi di tích. Tới đây, mình tiếp tục xin nhận khoán thêm rừng để trồng sâm dây và bảo vệ rừng", anh A Nhoai chia sẻ.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 4

Vườn sâm dây của A Nhoai - Bí thư Đoàn xã Măng Ri dưới tán rừng.

Trước đây, Măng Ri là xã vùng sâu vùng xa, hầu hết là người đồng bào, đời sống còn nhiều khó khăn. Giờ về xứ sâm Măng Ri, những con đường bê tông đã vào đến tận ngõ từng nhà, những ngôi nhà mái ngói đỏ đã thay cho tranh tre nứa. Con đường độc đạo dẫn vào trung tâm xã, giờ đã phẳng phiu, uốn lượn qua các sườn núi. Nhiều năm qua, đời sống kinh tế bà con có sự thay đổi lớn.

"Những năm trước đường đi lại khó khăn, gặp phải mưa dài ngày, những anh em cán bộ xã có nhà ở xa phải ở lại chỉ biết ra vườn hái lá khoai lang, nấu cháo, cầm cự. Giờ quán xá mọc lên nhiều, thực phẩm cũng đa dạng, không còn cảnh đói. Có sự thay đổi như vậy là nhờ cây sâm. Người dân không còn vào rừng đi tìm sâm Ngọc Linh mà thay vào đó tự trồng. Giờ nhắc đến Măng Ri là nhắc đến sâm", ông Nguyễn Bá Thành, Chủ tịch UBND xã Măng Ri cho biết.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 5

Sâm dây và sâm Ngọc Linh đang là cây giúp vùng căn cứ cách mạng thoát nghèo

Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: "Toàn huyện hiện có 325 héc ta sâm Ngọc Linh và 32 héc ta sâm dây, trong đó chủ yếu tập trung tại xã Măng Ri, Tê Xăng và Ngọc Lây. Mục tiêu đề ra là đến năm 2020 huyện sẽ có 500 héc ta sâm Ngọc Linh. Tỉnh và huyện khuyến khích người dân trồng sâm, sẽ tạo mọi điều kiện về quỹ đất đối với những hộ có nhu cầu trồng. Huyện tập trung phát triển sâm Ngọc Linh tại khu căn cứ Tỉnh ủy Măng Ri và đầu tư để nhân giống dòng sâm này tại khu căn cứ, hỗ trợ bà con trồng để duy trì nguồn gen, cũng như xóa đói giảm nghèo".

Cuối cuộc trò chuyện, ông Mười tâm sự: "Giờ sâm Ngọc Linh ở huyện đang được bảo tồn, chưa bán ra ngoài nên mọi người muốn mua phải vào tận vườn thuyết phục người dân, còn mua nơi khác hãy thận trọng. Ngay như tôi, muốn mua củ sâm để làm vật mẫu mà phải vào tận vườn thuyết phục bà con 3 ngày liền mới mua được".

Theo Chí Dũng (Báo Công an TP HCM)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?
05:11:20 16/11/2024
Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành
17:58:17 15/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024

Tin đang nóng

Tử vi 3 ngày liên tiếp (17, 18 và 19/11), 3 con giáp tiền bạc rủng rỉnh, vàng chất đầy tủ
11:17:56 17/11/2024
4 điều Ronaldo nói đúng và sai về MU trong cuộc phỏng vấn chấn động
13:00:32 17/11/2024
Ronaldo, Bruno Fernandes rời đội tuyển Bồ Đào Nha
13:02:06 17/11/2024
Nửa sau tháng 10 Âm lịch, 4 con giáp này may mắn vượt bậc, Thần Tài ưu ái, tiền bạc rủng rỉnh không lo nghĩ
11:05:28 17/11/2024
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Vận may tươi sáng: 4 con giáp đón tài lộc, thành công rực rỡ trong tháng tới
10:37:29 17/11/2024
Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân
13:52:34 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024

Tin mới nhất

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h

15:05:34 17/11/2024
Do tác động của bão Man-yi, từ chiều 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16; sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"

12:34:57 15/11/2024
Ngày 15/11, Công an xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thông tin có người chết trong bể nước của công ty K. đóng tại Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, là bịa đặt.

Điều tra chiếc ô tô cháy trơ khung ở đèo Con Ó

12:25:40 15/11/2024
Người tham gia giao di chuyển đến khu vực đèo Con Ó (Lâm Đồng), phát hiện ô tô con hiệu Huyndai cháy trơ khung nên trình báo công an.

Có thể bạn quan tâm

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,

Gyokeres lên tiếng về khả năng đến MU

Sao thể thao

14:55:53 17/11/2024
Tiền đạo người Thụy Điển Viktor Gyokeres đã có những chia sẻ về cơ hội theo chân HLV Ruben Amorim gia nhập MU trong thời gian tới.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

Sức khỏe

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

Chính thức: Hoa hậu Kỳ Duyên dừng chân trước Top 12 Miss Universe

Sao việt

10:12:07 17/11/2024
Sau hơn 3 tuần chinh chiến, 125 thí sinh của cuộc thi Miss Universe 2024 chính thức bước vào đêm thi chung kết. Chủ nhân của chiếc vương miện danh giá sẽ lộ diện sau loạt phần thi hấp dẫn.

"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim

Netizen

10:06:39 17/11/2024
Nhân ngày 220/11, các em nhỏ ở Lào Cai đã mang theo những món quà kèm lời chúc có một không hai dành tặng cô giáo của mình.

Điên cuồng những đêm "cháy phố" sinh tử (bài 1)

Pháp luật

10:04:33 17/11/2024
Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố.

Sao nam Gen Z gây sốc khi đăng ảnh nhạy cảm sau ồn ào tặng fan bao cao su

Sao châu á

09:56:09 17/11/2024
Vào ngày 11/11 vừa qua, nam idol Eric (The Boyz) trở thành tâm điểm vì công khai đăng ảnh gửi tặng bao cao su đến fan.

10 thói quen của tôi được cư dân mạng khen ngợi: Đặc biệt điều số 6 giúp tôi tránh xa bệnh tật

Sáng tạo

09:38:35 17/11/2024
Sau khi chia sẻ về những thói quen sống của bản thân lên 1 diễn đàn trên mạng, tôi hết sức bất ngờ vì được cư dân mạng khen ngợi tới tấp.

Game "gợi cảm" nhất 2024 tiếp tục mời hot girl nhập vai cho DLC mới, nhan sắc đỉnh chóp khiến người chơi phấn khích

Mọt game

09:27:18 17/11/2024
Nhan sắc của cô nàng hot girl này đang khiến các fan mong mỏi DLC của tựa game hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận Stellar Blade là một trong những tựa game đáng chú ý nhất của năm 2024 này.