Ở nơi heo hút, trai trẻ vẫn sống khỏe nhờ trồng táo mèo
Tuy ở nơi heo hút, nhưng cần mẫn trồng, chăm sóc giống táo mèo, gia đình anh Tráng A Da, ở bản Nong Hoi (xã Chiềng Ân, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) khá dần lên thấy rõ.
4 năm trước, theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc triển khai tại địa phương, được xã vận động anh Da đã mạnh dạn chuyển 1 ha đất lúa nương sang trồng táo mèo. Không ngờ loại cây này rất hợp đặc điểm khí hậu lạnh và đất nơi đây nên cây phát triển tốt, sinh trưởng nhanh. Đến nay, 1 ha nương lúa của anh Da đã thành rừng táo mèo tỏa bóng xanh ngát và đang cho thu hoạch.
Sau 4 năm bén trên đất nương của anh Da, cây táo mèo đã bắt đầu ra quả
Anh Da kể rằng: Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Chiềng Ân, xưa nay anh cũng như nhiều bà con khác, chỉ biết gắn bó cây ngô, lúa nương. Trước đây, trồng ngô lúa còn được thu hoạch vì đất màu mỡ nhưng trải qua nhiều năm canh tác, đất bị sói mòn, bạc màu, năng suất ngày càng thấp đi. Cả 1ha ngô, lúa cũng chỉ lẹt đẹt thu được 2 -3 tấn ngô và hơn chục bao thóc, chỉ đủ ăn, bán chẳng lời lãi gì, thóc ngô dư ra ít nào thì chỉ để nuôi lợn, gà, vịt, cải thiện bữa ăn gia đình là chính. Tuy không phải ăn cơm lột sắn như nhiều năm về trước nhưng anh Da luôn trăn trở phải làm gì đó để vực dậy kinh tế gia đình vươn lên.
Năm 2014, có chủ trương trồng cây táo mèo triển khai về đến với bà con ở Chiềng Ân. Anh tính bàn với vợ chuyển một phấn đất nương sang trồng táo mèo, sau đó mở rộng dần. Cây táo mè anh trồng phát triển rất cốt, do ở độ cao, có khí hậu càng lạnh, quả rất thơm.
Từ khi chuyển sang trồng cây táo mèo, không những giữ được đất mà hiệu quả kinh tế cao hơn, vì bán được giá, thị trường tiêu thụ loại quả này ổn định. Đến mùa là có thương lái đến mua, còn nếu chịu khó chở ra ngoài chợ huyện bán thì được giá cao 8.000đ – 10.000đ/kg, thậm chí cao hơn, hiệu quả hơn ngô, lúa rất nhiều. Ngoài ra, cây còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc.
Video đang HOT
“Thời điểm tôi trồng táo mèo may mắn được Nhà nước hỗ trợ một ít cây giống nhưng khi trồng cây không đủ, để cây phủ hết khoảnh nương tôi phải đầu tư mua thêm cây giống. Giờ thì cả khu vườn đang cho thu hoạch, vụ năm ngoái thu được gần 2 tấn quả, bán đi cũng được một khoản tiền đủ trang trải gia đình và cho các con đi học, năm nay chắc chắn sẽ thu được nhiều hơn”, anh Da nói.
Ông Lù Văn Quí, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ân cho biết: Hiện nay, xã đang nhân rộng diện tích trồng táo mèo. Đây là cây trồng có thể giúp bà con thoát nghèo, phát triển kinh tế. Đặc biệt là cây táo mèo không tốn nhiều công chăm sóc, quả ra đều hàng năm, người dân có nguồn thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, khó khăn nhiều năm nay của bà con trồng táo mèo vẫn là khâu tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, một hai năm trở lại đây giá táo mèo giảm xuống, tại vườn chỉ khoảng 4.000đ – 5.000đ/kg quả tươi, trước đây giá khoảng 10.000đ – 15.000đ/kg.
Theo Danviet
Sơn La: Theo chân trai Thái vào rừng sâu săn nhộng ong tử thần
Loại ong bắp cày hay còn gọi là (ong tử thần) có nọc độc có thể gây chết người, nhưng người dân tộc Thái ở bản Sang (xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) vẫn kéo nhau vào rừng săn loài ong này để lấy nhộng.
Ong bắp cày (ong chần, ong dần) được các nhà khoa học mệnh danh là loài ong "tử thần", bởi nọc của loài này cực độc, có thể gây chết người. Loài ong này cũng rất hung dữ, khi tổ bị xâm hại, chúng sẽ bay ra và tấn công cho đến cùng. Tuy nhiên người dân tộc Thái ở bản Sang, xã Mường Bú lại rất thích săn loài ong này lấy nhộng, bởi nhộng của nó giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao.
Ong tử thần thường làm tổ dưới đất và các hang đá.
Không biết nghề săn ong rừng lấy nhộng có từ bao giờ, nhưng nhiều năm nay người dân tộc Thái ở xã Mường Bú, huyện Mường La lại đổ xô vào rừng săn tìm các loại ong để đốt lấy nhộng. Nhộng ong rừng thường xuất hiện từ tháng 6 đến cuối tháng 9, khi đàn ong sinh sôi nảy nở nhiều cũng chính là lúc người dân nơi đây vào rừng săn nhộng kiếm thêm thu nhập.
Sau 2 giờ trèo đèo, lội suối men theo con đường mòn giữa rừng núi rậm rạp, hiểm trở cùng anh Cà Văn Nhật, một tay săn ong cừ khôi ở vùng đất vùng cao này. Địa điểm chúng tôi dừng chân là một bãi đất trống giữa rừng già thuộc bản Sang, xã Mường Bú. Vừa dừng chân, anh Nhật đưa các dụng cụ cuốc, xẻng, đuốc, miếng cao su, ống hun khói đã được chuẩn bị từ trước ra và bắt đầu công cuộc đốt ong bắp cày lấy nhộng.
Anh Cà Văn Nhật vui mừng khi săn được tổ ong to và nhiều nhộng.
Nhông ong bắp cày giàu chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế rất cao, nên được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Chia sẻ với Dân Việt, anh Nhật cho biết: "Loài ong bắp cày thường đóng tổ dưới đất hoặc các hang đá, có độ sâu từ 50 - 70cm. Để lấy được nhộng của chúng tôi phải đi vào ban đêm, bởi ban ngày không có đồ bảo hộ nên dễ bị ong đốt gây nguy hiểm đến tính mạng. Để tìm được tổ của chúng, tôi và các anh em trong đội săn đã phải thường xuyên vào rừng để săn tìm, nếu phát hiện được tổ ong chúng tôi đánh dấu lại, chờ đến thời điểm phù hợp rồi mới mang đồ nghề lên rừng săn bắt.
Sau khi săn được nhộng ong rừng về, đồng bào dân tộc Thái thường dùng nhíp gắp nhộng ra bát con để cho vào tủ lạnh cất giữ, chờ đến thời điểm thích hợp thì đem ra huyện hoặc TP.Sơn La bán.
Theo kinh nghiệm của anh Nhật, để phát hiện ra tổ ong lớn hay nhỏ chúng ta chỉ cần nhìn đất ở phía ngoài trồi lên nhiều hay ít là có thể đoán được tổ ong to đến cớ nào. Trước khi bắt tay vào lấy nhộng ong thì người thợ săn phải bịt chặt lối ra vào và các lỗ thông hơi, sau đó mới tiến hành hun lửa bằng miếng cao su, quạt khói vào tổ. Khi hun khói vào, đàn ong sẽ nằm la liệt dưới đất. Chừng 6 phút, khi ong bị ngạt khói, thợ săn sẽ dùng cuốc đào xuống khoảng 30cm, rồi đưa nhộng ong ra ngoài. Tất cả công việc đó phải tiến hành thật nhanh và đảm bảo lửa không bị tắt, nếu tắt sẽ rất nguy hiểm cho người thợ săn. Vì khi hun khói vào tổ, đàn ong sẽ bị chết tạm thời, sau khoảng 10 - 15 phút sẽ trở lại bình thường.
1 kg nhộng ong rừng được bán với giá từ 400.000 đồng - 500.000/kg.
Anh Nhật chia sẻ: Sau khi săn được nhộng ong, chúng tôi thường gắp nhộng ong ra khỏi tổ đựng vào các túi nilong, mang về cất trong tủ mát hoặc tủ lạnh chờ đến tích cóp được 7 - 8kg thì đem ra huyện Mường La, TP.Sơn La bán với giá 400.000 đồng - 500.000/kg. Nghề săn nhộng ong này là nghề mùa vụ, mỗi mùa đi săn chúng tôi cũng kiếm được gần 4 triệu đồng để trang trải cuộc sống".
Khó khăn và nguy hiểm là vậy, nhưng đối với những người thợ săn dân tộc Thái ở bản Sang, xã Mường Bú coi đây là công việc "hái ra tiền" giúp họ kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Bởi vậy, cứ đến mùa săn nhộng ong rừng người dân nơi đây lại đổ xô lên rừng, lội suối săn ong rừng.
Theo Danviet
Hội mừng cơm mới của người Thái trắng ngày trùng cửu ở Ngọc Chiến Hôm nay 9.9, hàng trăm du khách và người dân địa phương đã đến cao nguyên Ngọc Chiến (ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) thưởng thức Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Thái trắng. Cứ vào dịp tháng 9 dương lịch hàng năm, đồng bào dân tộc Thái ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La,...