Ở nơi… heo ăn theo hiệu lệnh
Những tiếng kẻng vào cuối giờ chiều tại Đồn Biên phòng Ea H’leo (BĐBP tỉnh Đắc Lắc) làm chúng tôi tò mò chạy ra xem.
Hình ảnh những con heo lai lớn, nhỏ từ mé rừng lũ lượt kéo nhau chạy về khu chăn nuôi của đơn vị trông thật ấn tượng.
Càng tìm hiểu, chúng tôi càng thêm ngưỡng mộ “nghệ thuật” nuôi heo của đơn vị. Quan sát đàn heo béo, khỏe chen chúc nhau quanh máng ăn, ít ai biết rằng sau dịch tả lợn châu Phi năm 2019, đơn vị chẳng còn con heo nào. Khi bệnh dịch trôi qua, đầu năm 2020, Đồn Biên phòng Ea H’leo quyết định tái đàn với 4 heo mẹ và 10 heo con. Để những chú heo quen với điều kiện thời tiết khắc nghiệt “nắng như rang, mưa như đổ”, ban đầu đơn vị cho nuôi heo tại chuồng mở, tập cho heo ăn theo tiếng kẻng. Sau khi hình thành phản xạ có điều kiện cho heo, đơn vị tiến hành thả rông, cho heo tự do kiếm ăn trong rừng, xung quanh đơn vị. Qua đó, vừa giảm được lượng thức ăn đầu tư cho heo, vừa nâng cao sức đề kháng của heo trước môi trường sống khắc nghiệt… Trong vòng 1 năm, trừ đi những con heo nhập bếp ăn và tặng đơn vị bạn làm giống, số heo hiện tại của đơn vị còn hơn 70 con.
Video đang HOT
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Ea H’leo gõ kẻng gọi đàn heo về để cho ăn bữa chiều.
Không chỉ có heo, năm qua, Đồn Biên phòng Ea H’leo còn trồng, chăm sóc hiệu quả 900m 2 rau (400m 2 trong nhà lưới, có mái che), 2ha điều, 2 ao cá, 2ha ngô, trồng mới 570 cây ăn quả, cây xanh; 40 con bò, hơn 300 con gia cầm… Nhờ thực hiện hiệu quả công tác tăng gia sản xuất (TGSX) nên đơn vị duy trì bếp ăn tập trung với chất lượng bữa ăn không chỉ đúng, đủ định lượng tiêu chuẩn mà còn thường xuyên được cải thiện, nâng cao. Nguồn thu từ TGSX giúp đơn vị đưa vào ăn thêm cho bộ đội 3.500 đồng/người/ngày; mua quà tặng các đồng chí chuyển công tác, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự; mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của bộ đội; bảo đảm chế độ Tết (ăn thêm và tiền thưởng ngoài chế độ, tiêu chuẩn)… cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Đại úy Nguyễn Công Thành, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Ea H’leo cho biết: Thực hiện Phong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, những năm qua, mặc dù thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành nhưng đơn vị vẫn bảo đảm tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ SSCĐ, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới cũng như phục vụ các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất của đơn vị. Có được kết quả đó là do cán bộ, chiến sĩ đều nêu cao trách nhiệm trong việc đẩy mạnh TGSX, thực hành tiết kiệm; ai cũng được thụ hưởng từ kết quả TGSX. Nhờ bảo đảm tốt đời sống cho cán bộ, chiến sĩ, năm 2020, quân số khỏe tham gia học tập, công tác của đơn vị đạt 98,8%.
Bộ Nông nghiệp nhận định tình hình dịch tả lợn châu Phi năm 2021
Đầu năm 2019, dịch tả lợn châu Phi bùng phát, gây thiệt hại nặng nề cho người sản xuất. Năm 2020, tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, nguy cơ bùng phát trong năm 2021 vẫn còn rất cao.
Nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi trong năm 2021 vẫn rất cao.
Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) Phạm Văn Đông cho biết, trong năm 2020, cả nước đã xảy ra 1.589 ổ dịch. Trong đó bao gồm 603 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020, 27 ổ dịch phát sinh mới và 959 ổ dịch tái phát tại 307 huyện thuộc 50 tỉnh, TP. Tổng số lợn tiêu hủy trong năm 2020 là 85.525 con, với tổng trọng lượng khoảng 4.276 tấn.
Hiện nay, cả nước vẫn còn310 xã thuộc 108 huyện của 29 tỉnh, TP có chưa qua dịch tả lợn châu Phi 21 ngày. Tuy nhiên, 96% tổng số xã trên phạm vi cả nước đã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm điều kiện cho việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.
"Nhìn chung, dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm soát. Thời gian qua, dịch bệnh chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vì không bảo đảm được điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học..." - ông Phạm Văn Đông cho hay.
Dù dịch tả lợn châu Phi đã cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên Bộ NN&PTNT đánh giá, nguy cơ dịch bệnh tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới vẫn là rất cao. Nguyên nhân là bởi đặc điểm của virus dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp. Hiện chưa có thuốc, vaccine phòng bệnh, trong khi tổng đàn lợn có thể tăng cao trong thời gian tới.
Bộ NN&PTNT cũng cho rằng, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, nhưng việc đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học chưa thực sự tốt cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi.
Ngoài ra, việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng phục vụ nhu cầu cuối năm cũng như thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, diễn biến phức tạp, cực đoan, mưa lớn, thời gian tới rét đậm, rét hại gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh (đang tồn tại trong môi trường và trên một số đàn vật nuôi) có thể gây bùng phát dịch tả lợn châu Phi...
Hà Nội: Dịch bệnh động vật ổn định, không có diễn biến phức tạp Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội cơ bản ổn định đối với bệnh tai xanh và bệnh lở mồm long móng. Dịch tả lợn Châu Phi chỉ xảy ra lác đác và đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội xử lý, khoanh vùng dập dịch kịp thời....