Ổ nhóm kinh doanh vàng trái phép và chiếm đọat tài sản được giảm án
Từ đơn kháng cáo của các bị cáo, ngày 11-9, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm xem xét tội trạng của ổ nhóm kinh doanh vàng trái phép đặc biệt lớn.
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty CP Kinh doanh trang sức vàng quốc tế IG ( Công ty IG). Các bị cáo đã lần lượt bị TAND TP Hà Nội áp dụng các mức án phạt tù về các tội “ Kinh doanh trái phép” và “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Cụ thể, 10 bị cáo bị cấp sơ thẩm quy kết đã phạm vào tội “Kinh doanh trái phép” là Phạm Đức Tài (SN 1979) – nhân viên Công ty IG; Mai Xuân Tú (SN 1950) – Tổng Giám đốc Công ty IG; Lưu Công Khánh (SN 1982) – nhân viên Chi nhánh Công ty IG tại Thanh Hóa; Lương Trần Hưng (SN 1989) – Giám đốc Chi nhánh Công ty IG tại Hải Dương; Trần Hồng Nhung (SN 1989) – nhân viên Công ty IG; Nguyễn Ngọc Thế (SN 1991) – nhân viên Công ty IG.
Tiếp đến là Lưu Trung Kiên (SN 1991); Vũ Văn Thuấn (SN 1989) – đều là nhân viên Chi nhánh Công ty IG tại Thanh Hóa; Nguyễn Ngọc Giới (SN 1993) – nhân viên Công ty IG và Nguyễn Doãn Hùng (SN 1983) – Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên tư vấn đầu tư Nhân Đôi.
Phạm Đức Tài (hàng trên, ngoài cùng, bên trái) và đồng phạm tại phiên tòa.
Ngoài tội danh nêu trên, Phạm Đức Tài, Lưu Công Khánh còn bị quy kết thêm tội tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” và Vũ Đình Hùng (SN 1983, trú tại phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM, kỹ sư công nghệ thông tin cũng bị xử phạt về tội danh này.
Tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 10-2018, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Phạm Đức Tài 2 năm tù về tội “Kinh doanh trái phép” và 20 năm tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt là 22 năm tù.
Tiếp đến, Lưu Công Khánh cũng bị áp dụng mức án 22 năm tù đối với 2 tội danh tương ứng; Vũ Đình Hùng bị xử phạt 5 năm tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Các bị cáo kế tiếp cùng phải nhận 15 tháng tù theo tội danh bị xét xử. Riêng Nguyễn Doãn Hùng bị xử phạt 15 tháng tù, song được hưởng án treo.
Sau phiên tòa sơ thẩm, Phạm Đức Tài kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại hành vi chiếm đoạt tài sản; Lưu Công Khánh kháng đề nghị xem xét phần trách nhiệm dân sự. Các bị cáo còn lại đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Riêng Nguyễn Doãn Dùng không kháng cáo.
Video đang HOT
Nội dung vụ án cho thấy, từ tháng 10-2013 đến tháng 2-2015, Phạm Đức Tài thành lập Công ty IG, trụ sở chính đặt tại quận Đống Đa, Hà Nội. Thành lập doanh nghiệp, Tài để anh rể là Nguyễn Ngọc Hải đứng tên đại diện pháp nhân, rồi lần lượt mở các chi nhánh tại Hải Dương, Thanh Hóa và Thái Nguyên.
Quá trình hoạt động, Tài chỉ đạo Lưu Công Khánh thuê phần mềm MT4 để thiết lập các giao dịch và kinh doanh vàng tài khoản qua mạng Internet. Khánh sau đó thuê Vũ Đình Hùng tìm kiếm phần mềm MT4 và nhờ đối tượng này cài đặt thêm chức năng quản trị cho phần mềm để trực tiếp quản lý.
Thự hiện tội phạm, Tài, Khánh với danh nghĩa Công ty IG đã lừa dối khách hàng, quảng bá IG là công ty môi giới của Công ty Napmig (một công ty nước ngoài chuyên kinh doanh sàn vàng), tác động đến một số tài khoản tạo ra lợi nhuận nhằm mục đích tạo lòng tin, thu hút khách hàng đầu tư nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.
Trong khi đó, Vũ Đình Hùng mặc dù biết rõ phần mềm MT4 sẽ được Khanh và đồng phạm sử dụng vào việc làm trái pháp luật nhưng vẫn giúp sức tích cực…
Các bị cáo còn tổ chức các lớp học, hướng dẫn nhân viên tư vấn, giới thiệu cho khách hàng rằng Công ty IG là đại lý môi giới của Napmig. Tiền của nhà đầu tư sẽ được chuyển tới Napmig, IG chỉ hưởng tiền phí 35 USD/lot. Việc kinh doanh lỗ hay lãi là giữa nhà đầu tư và Napmig, Công ty IG không liên quan.
Tham gia vào sàn vàng “ảo”, khách hàng được hướng dẫn tải phần mềm MT4 về máy tính hoặc điện thoại để tham gia mua bán vàng trên tài khoản. Mỗi khách hàng nộp tiền theo hai mức là 2.500 USD (tương đương 55 triệu đồng) và 5.000 USD (tương đương 110 triệu) để được cấp mã giao dịch đăng nhập vào tài khoản.
Ngoài ra, khách hàng có thể mua bán các sản phẩm khác như bạc, dầu, các cặp ngoại tệ. Khách hàng nộp tiền, Tài chỉ đạo lập phiếu chi tiền thể hiện số tiền được chuyển đến Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư Nhân Đôi để khiến họ tưởng IG là công ty môi giới.
Bằng thủ đoạn trên, từ năm 2013 đến năm 2015 đã có 500 nhà đầu tư nộp hơn 8,2 triệu USD và rút ra gần 5,5 triệu USD. Trong nhóm 13 mã giao dịch “ảo”, các bị cáo tạo ra số tiền nộp vào là hơn 2,7 triệu USD và rút ra hơn 2,9 triệu USD. Tuy nhiên, số tiền này không có thật. Tạo ra các khoản tiền như vậy mục đích của các bị cáo là để khách hàng tin tưởng và tham gia kinh doanh.
Hồ sơ vụ án xác định, có 140 khách hàng ở Hà Nội đã nộp vào Công ty IG hơn 1 triệu USD. Số còn lại là các nhà đầu tư ở Thái Nguyên, Hải Dương, Lạng Sơn, Thanh Hóa. Qua đó, các bị cáo đã chiếm đoạt của khách hàng gần 3 triệu USD.
Bên cạnh đó, Tài còn huy động vốn trái phép gần 50 tỷ đồng. Hiện số tiền chưa thanh toán là hơn 13 tỷ đồng. Các bị cáo còn thực hiện mua bán vàng miếng, kinh doanh vàng ký quỹ trái phép. Để che giấu hành vi, Tài chỉ đạo nhân viên yêu cầu khách hàng mua vàng miếng phải ký kết hợp đồng ủy quyền mua bán.
Triệt phá vụ án, cơ quan công an đã thu giữ 273 miếng vàng miếng, trị giá hơn 8,6 tỷ đồng. Trong tổng số tiền hơn 18 tỷ đồng thu giữ, CQĐT cơ quan điều tra đã trả lại cho khách hàng do Công ty IG huy động vốn trái phép và chỉ còn lại gần 330 triệu đồng.
Sau 1 ngày xét xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại Hà Nội xác định bản án sơ thẩm đã xử lý đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Tuy nhiên cần giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo, do có các tình tiết giảm nhẹ mới và thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.
Trên cơ sở đó, HĐXX phúc thẩm quyết định giảm cho Phạm Đức Tài 1 năm tù, xuống còn 21 năm tù về cả 2 tội danh; giảm cho Lưu Công Khanh 3 năm tù, xuống còn 19 năm tù về cả 2 tội danh. Tiếp Vũ Đình Hùng được giảm từ 5 năm tù xuống còn 42 tháng tù.
Đối với các bị cáo phạm tội “Kinh doanh trái phép”, Mai Xuân Tú – Tổng Giám đốc Công ty IG được thay đổi hình phạt từ 15 tháng tù sang cho hưởng án treo và Nguyễn Ngọc Giới – nhân viên Công ty IG được giảm xuống còn 6 tháng tù. Các bị cáo còn lại đều được giảm từ 15 tháng tù xuống còn đúng bằng thời gian bị tạm giam.
Theo anninhthudo
Vụ án 'yêu nữ' đổi tình dục lấy hợp đồng đường sắt rúng động Trung Quốc
Dư luận Trung Quốc đang xôn xao vụ cựu Phó thị trưởng thành phố Vũ Uy Khương Bảo Hồng ngủ với hàng chục quan chức để tiến thân. Nạn hối lộ tình dục để thăng quan tiến chức hay trúng thầu xây dựng... không phải là hiếm ở nước này.
Hồi năm 2013, khi "chị đại đường sắt" Đinh Thư Miêu (sinh năm 1955) bị đưa ra xét xử vì tội đưa hối lộ cho Lưu Chí Quân, cựu Bộ trưởng Đường sắt vốn được mệnh danh là "Cha đẻ của đường sắt cao tốc Trung Quốc". "Yêu nữ" này bị cáo buộc hối lộ, kinh doanh trái phép với tổng số tiền lên tới 29 tỷ USD (180 tỷ Nhân dân tệ), tương đương 1/4 số tiền đầu tư của chính phủ Trung Quốc vào ngành đường sắt năm 2010.
Đinh Thư Miêu hầu tòa.
Đến tháng 12/2014, Đinh Thư Miêu đã bị tòa án Bắc Kinh tuyên phạt 20 năm tù, tịch thu tài sản cá nhân và phạt 2,5 tỷ NDT - mức tiền phạt cao kỷ lục kể từ năm 1949 tới nay.
Theo cáo trạng của tòa, Đinh Thư Miêu vốn là cô gái thất học bán rong, gặp Lưu Chí Quân khi đã 40 tuổi và trở thành người tình của ông này. Lợi dụng quan hệ tình ái, Đinh Thư Miêu can thiệp sâu vào hoạt động đấu thầu hàng chục dự án của ngành đường sắt Trung Quốc.
Theo thống kê, Đinh Thư Miêu từng giành các gói thầu đường sắt cao tốc quan trọng như Vũ Hán - Quảng Châu, Trịnh Châu - Tây An, Quảng Châu - Thâm Quyến - Hongkong. "Chị đại đường sắt" còn môi giới đấu thầu nhiều hạng mục công trình đường sắt giữa các nhà thầu với Lưu Chí Quân.
Báo chí Trung Quốc trích dẫn cáo trạng cho biết, tuy nhan sắc không còn nhưng do muốn "cột chân" Lưu Chí Quân nên Đinh Thư Miêu đã dùng tiền đưa các thiếu nữ trẻ đẹp tới phục vụ người tình. Đổi lại, vị Bộ trưởng Đường sắt khi đó đã giúp 23 doanh nghiệp do Đinh Thư Miêu "rỉ tai" trúng thầu hơn 50 dự án liên quan đến đường sắt.
"Chọn vợ tốt không bằng tặng quà chuẩn. Chuẩn ở đây là phụ nữ, càng xinh đẹp càng tốt, thậm chí càng nổi tiếng càng làm bộ trưởng vui. Mà khi đã vui thì xin cái gì cũng dễ", Đinh Thư Miêu từng hả hê đúc kết với cấp dưới như vậy.
Lưu Chí Quân trước vành móng ngựa.
Về Lưu Chí Quân (sinh năm 1953), ông này từng được ca ngợi hết lời bởi chủ trương "phát triển đường sắt kiểu nhảy vọt" thông qua huy động nhiều nguồn vốn khác nhau và nhập khẩu công nghệ kỹ thuật đường sắt hiện đại. Chỉ trong thời gian Lưu Chí Quân giữ chức Bộ trưởng Đường sắt từ năm 2003 đến khi bị điều tra năm 2011, Trung Quốc đã làm được 18.000km đường sắt cao tốc và đang xây dở 30.000km , trở thành quốc gia có tuyến đường sắt cao tốc dài nhất và quy mô lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, trên cương vị quyền lực của mình, Lưu Chí Quân đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng, trong đó có các tội nhận hối lộ và lạm dụng chức vụ, đặc biệt là rước về khoản nợ khổng lồ cho ngành đường sắt Trung Quốc.
Vào tháng 7/2013, tòa án Bắc Kinh tuyên phạt Lưu Chí Quân án tử hình nhưng được hoãn thi hành 2 năm. Ông này còn bị tịch thu toàn bộ gia sản và tước quyền chính trị suốt đời.
Tháng 10/2015, Lưu Chí Quân được giảm án thành tù chung thân nhờ chấp hành tốt trong thời gian thụ án.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Hòa nhạc 'Điều còn mãi 2019' Bay lên Việt Nam Ngày 2/9, Hòa nhạc quốc gia 'Điều còn mãi' lần thứ 10 sẽ diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chương trình được Bộ TT&TT chỉ đạo và do Báo điện tử VietNamNet cùng Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức. Theo Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet Hoàng Thị Bảo Hương: "Điểm khác biệt của Hòa...