Ô nhiễm trầm trọng, làm gì để kênh Bắc Hưng Hải ’sống lại’, cấp nước cho 3 triệu dân?
Bắc Hưng Hải tưới 110.000ha canh tác; cấp nước sinh hoạt cho hơn 3 triệu người; tiêu nước, chống ngập úng cho toàn bộ diện tích 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương.
Kênh Bắc Hưng Hải đang ô nhiễm nghiêm trọng – Ảnh: NAM TRẦN
Các khu công nghiệp, khu dân cư, làng nghề, khu dân cư xả thải vượt quy chuẩn đang làm ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
Ngày 21-6, báo điện tử Dân Trí tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến Thực trạng ô nhiễm và giải pháp “hồi sinh” Bắc Hưng Hải.
Ông Nguyễn Việt Anh, phó cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết nhiệm vụ của hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải là đảm bảo tưới cho 110.000ha canh tác, tạo nguồn cấp nước cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản 2.000ha và tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 3 triệu người. Đặc biệt là tiêu nước, chống ngập úng cho toàn bộ diện tích 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương.
Video đang HOT
Do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, hình thành nhiều khu công nghiệp, làng nghề nên tình hình vi phạm pháp luật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày càng gia tăng và nghiêm trọng.
Nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật được xả vào hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải diễn ra phổ biến, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước trong hệ thống ngày càng trầm trọng, đặc biệt là vào mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Ông Hoàng Văn Vy, phó cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc – Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường, cho biết ngoài nguyên nhân xả nước thải vượt quy chuẩn của các doanh nghiệp, thì nguyên nhân chính là các khu đô thị, khu dân cư tập trung, các làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn.
Theo ông Vy, để kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải “sống lại” thì cần triển khai 4 giải pháp trước mắt và lâu dài.
Thứ nhất, phải thống kê các nguồn thải vào hệ thống Bắc Hưng Hải, từ đó chúng ta sẽ có kế hoạch kiểm soát nguồn thải. Lâu nay, số liệu nguồn thải chưa đầy đủ. Muốn quản lý thì phải có thông tin làm cơ sở.
Khi có thông tin, Bộ Tài nguyên và môi trường có thể có văn bản đôn đốc UBND các tỉnh tăng cường xử lý, như ở quận Long Biên, huyện Gia Lâm… từ đó chúng ta sẽ giải quyết được các nguyên nhân chính.
Thứ hai, chúng ta phải điều tra, khảo sát, đánh giá khả năng chịu tải. Bởi vì, nếu muốn quản lý nguồn nước mặt xả thải thì phải xem hệ thống còn khả năng chịu tải hay không mới cấp phép xả thải. Ngoài ra, phải ban hành kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt của hệ thống Bắc Hưng Hải.
Thứ ba, trên cơ sở thống kê, Bộ Tài nguyên và môi trường phải phối hợp với UBND các tỉnh. Trong đó, UBND các tỉnh chịu kinh phí. Nếu có vướng mắc về kinh phí đầu tư hệ thống thì bộ và UBND các tỉnh có liên quan sẽ cùng có kiến nghị với Thủ tướng các giải pháp để hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý.
Thứ tư, trách nhiệm của đơn vị vận hành hệ thống Bắc Hưng Hải phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, nạo vét, khơi thông dòng chảy.
Còn ý kiến cho rằng, có cần thành lập tiểu ban, ông Vy cho rằng pháp luật đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị có liên quan. Nếu làm đầy đủ các nội dung trên thì không cần thiết phải thành lập một tiểu ban chỉ đạo việc này.
“Trước đây chúng ta có các ủy ban bảo vệ sông, nhưng hiệu quả khá hạn chế. Thay vì thế, chúng ta nên tăng cường làm tốt chức năng nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho các cơ quan, đơn vị liên quan” – ông Vy nói.
Ông Nguyễn Văn Thắng, phó Phòng phòng chống tội phạm nông lâm ngư nghiệp và đa dạng sinh học – Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), cho biết thời gian qua đơn vị đã tổng kiểm tra, xử lý tổng hợp được mức phạt hơn 11 tỉ đồng. Riêng Cục Cảnh sát môi trường xử phạt 5,4 tỉ đồng, 4 công an địa phương xử lý hơn 6 tỉ đồng.
Quảng Trị: Cụ bà tử vong bên kênh thủy lợi, để lại xe lăn và đôi dép
Cụ H. rời khỏi nhà lúc rạng sáng, khi người nhà đi tìm thì phát hiện cụ đã tử vong bên kênh thủy lợi, để lại xe lăn và đôi dép trên bờ.
Chiều 29.3, UBND xã Triệu Sơn (H.Triệu Phong, Quảng Trị) cho biết chính quyền đã cùng gia đình, bà con chòm xóm đưa thi thể của cụ bà T.T.H (77 tuổi, thôn Phương An, xã Triệu Sơn) về nhà để làm lễ an táng.
Người dân theo dõi vụ việc.. ẢNh THANH LỘC
Trước đó, vào sáng cùng ngày, gia đình không thấy bà H. ở nhà nên tổ chức tìm kiếm. Phát hiện ở con đê gần nhà có chiếc xe lăn và đôi dép của bà H., người thân liền thông báo với chính quyền địa phương và huy động người dân đi tìm.
Sau khi chính quyền cắt nước ở kênh thủy lợi N3, đến khoảng 8 giờ 30 phút sáng 29.3, người dân phát hiện thi thể cụ bà H. ở đoạn cống của kênh thủy lợi. Địa điểm phát hiện thi thể cách nơi bà H. để lại xe lăn và dép khoảng 4 km. Theo người nhà, bà H. đau ốm, thường xuyên vào bệnh viện điều trị. Bà H. cũng hay nói chuyện với chồng về bệnh tình của mình và không có ý bi quan. Hiện nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được xác minh, điều tra.
Quảng Ninh: Đổi mới 2 điều này, nghề nuôi tôm và nuôi biển của xứ Than sẽ tăng trưởng cấp số nhân Hàng loạt kiến nghị của doanh nghiệp, địa phương ven biển của tỉnh Quảng Ninh gửi tới các bộ, ngành được ghi nhận tại Hội nghị triển khai sản xuất tôm và nuôi biển năm 2022. Đổi mới 2 điều này, nghề nuôi tôm và nuôi biển của xứ Than sẽ tăng trưởng cấp số nhân Hội nghị triển khai sản xuất tôm...