Ô nhiễm nước sông Đà: Súc rửa bể xả thẳng ra suối
Công ty CP Đầu tư Nước sạch sông Đà đã xả thẳng hàng nghìn mét khối nước súc rửa bể chứa ra suối Đồng Bãi, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Sở TN-MT Hà Nội vừa có báo cáo gửi UBND TP về việc Công ty CP Đầu tư Nước sạch sông Đà xả nước súc rửa bể trung gian ra môi trường.
Sở TN-MT Hà Nội cho biết, công ty có hai bể chứa trung gian dung tích 30.000m3/bể tại thôn Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất để chứa nước sạch được dẫn chảy tự nhiên từ nhà máy nước sạch sông Đà.
Công ty dùng bể chứa trung gian để cấp nước cho khách hàng và dẫn chảy tự nhiên đến trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm để cấp nước cho các đơn vị sử dụng.
Theo Sở TN-MT Hà Nội, ngày 9/10 khi phát hiện sự cố có váng dầu vào nước, công ty đã ngừng cấp nước vào bể trung gian.
Đến ngày 18/10, sau khi có kết quả quan trắc, đánh giá chất lượng nước của tất cả các trạm của công ty do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường – Bộ Y tế, công ty đã cho xả kiệt bể chứa nước trung gian số 2 và tiến hành súc rửa 2 bể trung gian để tiến hành lấy nước sạch vào bể theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Việc súc rửa bể không sử dụng hóa chất, chỉ sử dụng công nhân cọ rửa cơ học.
Theo UBND TP Hà Nội, công ty tiến hành quá trình súc rửa, xả nước súc rửa từ bể chứa trung gian ra suối Đồng Bãi với khối lượng nước súc rửa xả ra môi trường trong ngày 21/10 khoảng 2.500-3.000m3. Trước và trong quá trình súc rửa, công ty không thông báo đến nhân dân, chính quyền địa phương xã Yên Bình, UBND huyện Thạch Thất.
Công ty cũng không xuất trình được quy trình súc rửa và xả thải nước quá trình súc rửa ra môi trường. Công ty chưa xuất trình được hồ sơ thiết kế bể chứa trung gian, hồ sơ về công tác chấp hành các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và giấy phép xả thải.
Đặc biệt, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà không thực hiện phân tích chất lượng nước súc, xả vệ sinh bể chứa trung gian trước khi xả ra môi trường.
Video đang HOT
Sau khi Sở TN-MT báo cáo, UBND TP Hà Nội yêu cầu công ty nghiêm túc thực hiện công tác quản lý, vận hành của bể chứa trung gian theo đúng quy định, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.
Dầu thải làm ô nhiễm nguồn nước sông Đà. Ảnh: Lao động
Trước khi xả thải công ty phải có thông báo gửi chính quyền địa phương biết và giám sát, tránh gây hoang mang cho dư luận, nhân dân trong khu vực, chất lượng nước xả thải phải đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.
UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu công ty thay đổi phương án xả thải, không xả thải ra suối Đồng Bãi, thôn Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất.
Căn cứ kết quả phân tích các mẫu nước xả thải tại phòng thí nghiệm, nếu các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn, UBND TP giao UBND huyện Thạch Thất lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định.
Ở một diễn biến khác, tại phiên họp giải trình về an toàn thực phẩm của HĐND TP Hà Nội vào ngày 4/11, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã thay mặt lãnh đạo thành phố xin được rút kinh nghiệm sâu sắc trong vấn đề liên quan đến giải quyết sự cố ô nhiễm nước sạch sông Đà.
Theo ông Chung, qua kiêm tra, Nhà máy nước sạch sông Đà la nha may duy nhât trong cac nha may nươc trên đia ban đươc đâu tư công nghê cu; sư dung chung vơi nguôn nươc Đồng Bãi; không co hê thông quan trăc nươc tư đông liên quan đên nguôn nươc vao. Ơ đây, sư cô xay ra trong đo co trach nhiêm cua thanh phô, nhưng trach nhiêm cua công ty là giâu giêm sư viêc.
“Họ biết từ đầu nhưng đã chỉ đạo công nhân cho rất nhiều clo vào. Họ nghĩ cho clo vào thì xử lý được”, ông Nguyễn Đức Chung nói.
Thậm chí đến ngày 15/10, theo ông Chung, khi Hà Nội công bố công khai kết quả phân tích mẫu nước, đến thời điểm đó Công ty CP Đầu tư Nước sạch sông Đà vẫn chưa thừa nhận.
“Tôi cùng ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố, phải gọi cho lãnh đạo cao nhất công ty và các cổ đông chính của công ty thì họ mới thừa nhận những việc liên quan đến phát hiện nhiễm dầu”, Chủ tịch TP Hà Nội cho biết.
TP Hà Nội đa ra thông bao cho công ty sơm lăp đăt, hoan thiên hê thông quan trăc tư đông. Nha may nươc sông Đa cung phai tach riêng hê thông liên quan đên lây nươc va sư dung nguôn nươc chung vơi Đồng Bãi.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo Datviet
Chưa thực sự nhận trách nhiệm
Đến bây giờ Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà mới có lời xin lỗi, tiếc rằng lời xin lỗi đã quá muộn màng, chỉ mang tính xoa dịu dư luận, chứ không thực sự nhận trách nhiệm.
Cư dân chung cư Linh Đàm (Hà Nội) xếp hàng chờ lấy nước sạch từ xe téc
Mãi hơn nửa tháng sau khi 250.000 hộ dân ở Hà Nội khốn khổ vì phải ăn uống, tắm giặt bằng nước bẩn, rồi bị cúp nước, vất vả xếp hàng nhận từng thùng nước và phải tốn kém tiền mua nước bình để có nước ăn uống, Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà mới đăng thông cáo trên mạng nội bộ của doanh nghiệp, gửi lời xin lỗi người dân, cầu mong được lượng thứ và xin miễn tiền nước 1 tháng trong thời gian xảy ra sự cố.
Công ty cam kết sẽ có các phương án ứng phó cho tất cả tình huống khẩn cấp tương tự và nêu: "Là một doanh nghiệp, chúng tôi ý thức rằng sự lo lắng của khách hàng và sự hoang mang của người dân mới là tổn thất lớn nhất".
Sự cố đã được khắc phục, những ngày khốn khổ đã qua đi, nên nỗi bức xúc của người dân vùng bị ảnh hưởng do sự cố này đã dịu. Nhưng sự việc này chưa thể khép lại. Thiệt hại do sự cố này rất lớn, không chỉ là sự lo lắng, hoang mang, mệt mỏi, khốn khổ của người dân, mà còn là tác hại về sức khỏe khi đã phải ăn uống, tắm giặt bằng nước bẩn độc hại.
Và còn phải kể đến thiệt hại cho sản xuất ở các ngành nghề chăn nuôi, chế biến thực phẩm, dược phẩm... do nguyên liệu nước nhiễm bẩn. Cho dù cơ quan điều tra đã điều tra, khởi tố những kẻ chủ mưu đổ trộm dầu nhớt thải gây nhiễm bẩn nguồn nước, nhưng Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà không hề vô can như trước đó lãnh đạo công ty này đã bao biện, cho rằng chính công ty là "đơn vị bị thiệt hại nặng nhất", để nhất quyết từ chối xin lỗi dân.
Làm sao vô can được khi dù đã biết nguồn nước đầu vào bị nhiễm bẩn độc hại, nhưng công ty không có các phương án ứng phó và cũng không thông báo cho khách hàng, vẫn cung cấp nước không phải là nước sạch, gây nhiễm bẩn đường ống và gây hại cho khách hàng. Cũng qua sự cố này cho thấy, công nghệ của Nhà máy nước sông Đà đã lỗi thời, không có hệ thống quan trắc tự động và không có hệ thống xử lý Nano.
Dù nguyên do gì, việc nhà sản xuất thực phẩm chế biến, nhà hàng, quán ăn bán thực phẩm cho khách hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh là vi phạm pháp luật và phải chịu các biện pháp chế tài. Việc cung cấp nước nhiễm bẩn độc hại cho cả triệu người dân ăn uống, tắm giặt còn nặng tội hơn nhiều, vậy mà trước đó hai lãnh đạo Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà đã nhất quyết không chịu xin lỗi.
Nói về việc này, Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà (đại diện cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước) đã khẳng định, đó là hành xử hết sức vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết. Đến bây giờ Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà mới có lời xin lỗi, tiếc rằng lời xin lỗi đã quá muộn màng, chỉ mang tính xoa dịu dư luận, chứ không thực sự nhận trách nhiệm.
Dư luận cho rằng cần phải xử lý theo pháp luật để răn đe, buộc các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm nhiều đến an toàn của người dân, nếu không, người dân sẽ phải gánh chịu những hậu quả lớn hơn khi xảy ra những sự cố tương tự. Cần ràng buộc rõ hơn trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công.
HUỲNH THANH LUÂN
Theo SGGP
Những điều bất ngờ từ vụ nước sạch Sông Đà bị "đầu độc" Từ vụ "đầu độc" nguồn nước sạch Sông Đà, PV Dân Việt vào cuộc tìm hiểu đã phát hiện ra "cuộc chiến" tranh giành hồ Đầm Bài (Kỳ Sơn, Hòa Bình), nơi đóng vai trò là hồ chứa và sơ lắng nước trước khi đưa về xử lý ở nhà máy nước sạch sông Đà. Hồ Đầm Bài được Nhà máy nước sông...