Ô nhiễm nặng ở rạch Bàu Trâu
Hàng chục năm nay, người dân sống quanh rạch Bàu Trâu (đoạn từ kênh Tân Hóa đến kênh Tân Hiệp, TP.HCM) khốn khổ vì gánh chịu ngập nước, ô nhiễm môi trường, ruồi muỗi từ con rạch này gây ra.
Rác ngập làm bít dòng chảy của rạch Bàu Trâu ẢNH: HÀ MAI
Đáng nói dự án cải tạo rạch Bàu Trâu đã có từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn nằm trên giấy.
Rác “bủa vây” người dân
Là một chi lưu của kênh Tân Hóa – Lò Gốm, rạch Bàu Trâu dài khoảng 3 km, chảy từ Q.Tân Phú sang Q.6, đóng vai trò quan trọng cấp 1 trong hệ thống thoát nước chung nhưng đang trong tình trạng gây ngập nước, ô nhiễm nặng nề. Sau nhiều năm không được duy tu, cộng thêm việc người dân tự đổ đất, xây dựng tạm lấn chiếm lòng rạch, tuyến rạch này có nhiều đoạn đã bị thu hẹp, rác ứ đọng, chặn dòng thoát nước. Đủ loại rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng, hộp xốp, xác động vật… nổi lềnh bềnh, bủa vây những ngôi nhà lụp xụp, tạm bợ hai bên bờ kênh. Nằm trong khu vực có nhiều xí nghiệp, cơ sở sản xuất, rạch Bàu Trâu nói riêng, kênh Tân Hóa – Lò Gốm nói chung còn hứng chịu một lượng lớn rác thải công nghiệp, nước thải sản xuất không được xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước, môi trường, không khí cũng bị ô nhiễm nặng.
Đáng nói, con rạch này lại len lỏi giữa khu dân cư đông đúc nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày của người dân. Chú Hai, đã 4 đời gia đình sinh sống bên con rạch này, cho biết từ sau năm 1975 người dân khu vực phải sống chung với tình trạng ô nhiễm nặng nề như thế. Cứ trời nắng lên, rác thải, xác chết động vật lại bốc mùi kinh khủng, không thể chịu nổi. Những nhà sống ngay sát lòng kênh, rạch phải bít cả cửa sổ để hạn chế mùi.
Ghé qua một vài dãy nhà nằm sát hai bên bờ kênh trên địa bàn Q.6, chúng tôi ghi nhận hình ảnh những cây phơi đồ kín quần áo bên trên, rác ủ mùi ngay phía dưới. Chị Nguyễn Thị Kim Hà (41 tuổi), đến trọ tại đây đã hơn 1 năm than phiền rằng, nhà có con nhỏ, từ ngày đến đây ở, em bé bệnh, ho, sổ mũi, phải đưa đi bệnh viện hoài. Nhà chưa đến chục mét vuông mà lúc nào cũng phải bật cả 3 chiếc quạt suốt ngày đêm cho đỡ mùi hôi. “Phòng cuối ngay sát bờ rạch kia trước cũng có hai mẹ con đến thuê phòng. Đang khỏe mạnh bình thường, dọn đến đây ở được vài tháng thì cả mẹ lẫn con bắt đầu bị viêm xoang nặng, thuốc thang khám chữa suốt ngày, không chịu nổi nên phải dọn đi rồi”, chị nói.
Video đang HOT
Dự án cấp bách cần triển khai ngay
Theo Trung tâm chống ngập nước TP.HCM (gọi tắt trung tâm), cũng vì tình trạng trên, năm 2008 UBND TP giao trung tâm làm chủ đầu tư nạo vét cải tạo rạch Bàu Trâu đoạn từ kênh Tân Hóa đến kênh Hiệp Tân. Đến năm 2012, trung tâm có tờ trình thẩm định thiết kế cơ sở dự án và đã được Sở GTVT thông qua hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, trong đó nạo vét cải tạo rạch Bàu Trâu với chiều dài 1.517 m, bề rộng rạch từ 6 – 8 m, xây dựng bờ kè đứng toàn tuyến, xây dựng đường cảnh quan dọc bờ kênh với quy mô chiều rộng 13 m, lắp đặt cống tròn thu gom nước thải sinh hoạt nhà dân… với tổng mức đầu tư hơn 282 tỉ đồng (chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.000 tỉ đồng – PV). Rạch Bàu Trâu là một phần quan trọng trong dự án thành phần 4 là cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa – Lò Gốm, dự án nâng cấp đô thị. Do nhiều yếu tố nên đến nay công tác cải tạo rạch chưa được triển khai. “Sau khi hoàn thành, dự án cải tạo rạch Bàu Trâu góp phần hoàn chỉnh và phát huy hiệu quả đầu tư của dự án thành phần 4, giúp giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng cho lưu vực rạch Bàu Trâu, cải thiện chất lượng nước và góp phần kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Để đảm bảo vận hành hiệu quả, đồng bộ dự án thành phần 4, việc đầu tư cải tạo rạch Bàu Trâu là hết sức cần thiết. Tuy nhiên trong điều kiện vốn ngân sách TP còn hạn hẹp, các dự án cải thiện môi trường ngày càng trở nên cấp thiết, việc giao nhà đầu tư nghiên cứu thực hiện dự án theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) nhằm chia sẻ gánh nặng cho ngân sách TP là cần thiết”, ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc trung tâm, cho biết.
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT, cũng đồng ý với việc triển khai dự án theo chủ trương xã hội hóa và kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP nhằm giảm áp lực cho ngân sách TP. Trong khi đó, Sở KH-ĐT mới đây cũng kiến nghị UBND TP cho thực hiện dự án này theo hình thức PPP. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được tổ chức đấu thầu công khai theo quy định. Các sở ngành khác và đặc biệt là UBND Q.Tân Phú, Q.6 nơi dự án đi qua đều cho rằng đây là một trong số các dự án cấp bách cần được TP thông qua, triển khai ngay trong năm 2018 để giúp chỉnh trang đô thị, giảm ngập nước, ô nhiễm môi trường và đặc biệt hoàn thành dự án thành phần 4 là cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa – Lò Gốm theo kế hoạch đề ra trước đó.
Theo TNO
Người dân làng nhiễm asen nặng nhất nước vui mừng sau một năm dùng nước sạch
Nhiều năm trước, người dân thôn Yên Lão, xã Hoằng Tây, huyện Kim Bảng phải sử dụng nguồn nước máy bị nhiễm asen (thạch tím) với hàm lượng được coi là cao nhất cả nước. Sau 1 năm được dùng nước sạch ai ai cũng vui mừng...
Nhiều năm trước đây, thôn Yên Lão, xã Hoằng Tây, huyện Kim Bảng, phải sống chung với nguồn nước nhiễm asen cực kỳ nặng vì chịu ảnh hưởng không nhỏ từ khu vực sông Nhuệ.
Sông Nhuệ ô nhiễm, nước sông Nhuệ có màu đen, bốc mùi hôi thối. Đặc biệt vào những ngày có gió mùa Đông Bắc, cả thôn Yên Lão phải hứng chịu mùi hôi thối nồng nặc phả vào.
Lâu dần, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng. Khi người dân dùng nguồn nước giếng khoan bơm lên thì thấy bị ngứa, nhiều trường hợp tiêu chảy.
Nhiều năm trước, người dân thôn Yên Lão, xã Hoằng Tây, huyện Kim Bảng phải sử dụng nguồn nước máy bị nhiễm asen (thạch tím) được coi là cao nhất cả nước
Kết quả thẩm định xét nghiệm nguồn nước ngầm tại thôn yên Lão cho thấy, nguồn nước ngầm ở Hoàng Tây có tỷ lệ tạp chất cao hơn tiêu chuẩn cho phép, trong đó hàm lượng asen cao hơn 0,01 mg/L có nơi còn lên đến 0,25 hoặc 0,3 mg/L so với giới hạn tối đa TCVN.
Người dân thôn Yên Lão cho biết, nước ở khu vực này khi bơm lên có mùi tanh, màu vàng. Nhiều gia đình đã đào giếng nhiều lần với các độ sâu khác nhau, nhưng màu nước vẫn tanh, màu vàng như váng dầu. Khi giặt quần áo thì vàng ố hết.
Để chứng minh nguồn nước máy kinh hãi ra sao, người dân thôn Yên Lão từng mang theo chiếc cốc chứa nước vừa bơm trực tiếp từ giếng khoan lên, rót nước chè vào cốc nước máy, ngay lập tức màu nước trong chiếc cốc biến đổi thành một màu đen kịt, nổi váng và sủi bọt trắng mặt cốc. Khảo sát thêm một số gia đình khác, tình trạng trên cũng diễn ra tương tự.
"Thí nghiệm" đổ nước ngầm vào cốc nước chè...
Từ đầu năm 2017 đến nay, khi Nhà máy nước sạch khu A Kim Bảng hoàn thành đưa vào vận hành, sử dụng, nước sạch dẫn đến tận thôn Yên Lão thì ai cũng vui mừng vì được dùng nguồn nước đảm bảo, khỏi lo sợ việc bể nước mưa sẽ hết và phải dùng nước giếng khoan ô nhiễm.
Ông Bùi Văn Phúc, người dân thôn Yên Lão cho hay, trước đây, nguồn nước ở đây dùng để tắm rửa cũng khó chứ chưa nói chuyện lọc để ăn. Từ ngày có nước máy, việc ăn uống, sinh hoạt của người dân được bảo đảm vệ sinh hơn. Điều mừng nhất là không còn phải lo lắng một số loại bệnh do sử dụng nguồn nước ô nhiễm như trước đây.
Sau nhiều năm mỏi mòn chờ đợi, năm 2017 người dân Yên Lão mới được sử dụng nước sạch
Ông Bùi Văn Thuyết, Trưởng thôn Yên Lão cho biết, sau khi nhà máy nước sạch được hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn, bà con nhân dân ủng hộ rất cao, tạo mọi điều kiện cần thiết để doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thi công lắp đặt hệ thống cấp nước. Đến nay, toàn thôn có trên 90% số hộ dùng nước máy và chỉ còn một số hộ nằm ven đê sông Nhuệ chưa sử dụng nước sạch do đơn vị thi công chưa hoàn thành việc lắp hệ thống cấp nước trục chính.
Đến nay, toàn thôn Yên Lão có trên 90% số hộ dùng nước máy
Anh Bùi Văn Phúc, một trong các hộ hộ nằm ven đê sông Nhuệ chưa được sử dụng nguồn nước sạch này cho biết, hiện nhà đã xây bể chứa nước mưa hơn chục khối vào mùa mưa thì còn sử dụng thoải mái nhưng vào mùa khô hanh thì chỉ để dùng cho việc ăn uống chứ không sử dụng thoải mái được mà vẫn phải dùng nguồn nước giếng khoan ô nhiễm. Anh và gia đình rất mong muốn công ty nước sạch sớm triển khai đấu nối để gia đình anh sớm được sử dụng nước sạch đảm bảo.
Đức Văn
Theo Dantri
Những dòng sông sắp "tắt thở" do khai thác vàng trái phép Sự cố vỡ đập thải của Công ty 6666 ở mỏ vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh làm cá chết khiến dân bức xúc cũng chỉ là giọt nước tràn ly, vì lâu nay hệ thống sông Trà Sung, Bồng Miêu, Sông Tiên và nhiều khúc sông khác cùng trên hệ thống này đã ô nhiễm rất nặng. Từ cầu...