Ô nhiễm không khí “quay lại”, phải làm gì để cơ thể không mắc bệnh hô hấp?
Chính vì vậy, nếu phải đi lại trong môi trường ô nhiễm không khí, mọi người nên tránh những nơi có ùn tắc giao thông hoặc giờ cao điểm.
Khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện.
Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn. Do vậy chúng tôi khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
Video đang HOT
Với bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân vẫn khó thở – không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Khẩu trang y tế không thể cản được bụi, nhất là bụi mịn. Nó chỉ che được vùng mũi, miệng và chỉ cản được 10% bức xạ mặt trời. Làn da vẫn chịu tác động từ nắng. Chính vì vậy việc sử dụng khẩu trang y tế gần như không mang lại hiệu quả phòng tránh tác hại của ô nhiễm không khí.
Hành động nào giúp bảo vệ sức khỏe
Đối với khẩu trang vải thông thường, nếu không vệ sinh thường xuyên có thể gây phản tác dụng. Bởi nó sẽ là ổ vi khuẩn tích tụ khiến cơ thể có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn. Khi ra đường, mọi người nên đeo khẩu trang, đặc biệt là trẻ em để tránh việc tiếp xúc trực tiếp với không khí bị ô nhiễm. Các loại khẩu trang vải, khẩu trang y tế không thể lọc được bụi có kích thước nhỏ từ bụi mịn và bụi siêu mịn.
Theo nguyên cứu của Đại học Columbia (Mỹ), các hạt không khí ô nhiễm từ khí thải xe cộ làm gia tăng nguy cơ gây loãng xương. Đã có một số trường hợp bệnh nhân bị gãy xương sau một cái ôm vì lưu thông ở khu vực ô nhiễm nặng trong thời gian dài.
Chính vì vậy, nếu phải đi lại trong môi trường ô nhiễm không khí, mọi người nên tránh những nơi có ùn tắc giao thông hoặc giờ cao điểm.
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng đóng cửa kín sẽ ngăn khói bụi ô nhiễm xâm nhập vào trong nhà. Nhưng chính thói quen này khiến khí độc như chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) không thể thoát ra ngoài. Nếu hít phải không khí chứa VOC lâu dài, có thể gây kích ứng mắt, mũi, họng, nôn mửa, thậm chí tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Do vậy, cách đơn giản để chúng ta có thể làm thông thoáng nhà cửa là mở cửa sổ vào ban đêm. Không mở cửa hướng ra ngoài đường hoặc khu vực ô nhiễm.
Ngoài ra, bạn nên chọn sàn gỗ, trồng cây xanh và sử dụng máy lọc không khí để giảm lượng bụi, các chất gây dị ứng trong nhà.
Thói quen này giúp loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn dính ở trong khoang mắt, mũi, họng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Một ngày nên duy trì xịt mũi, rửa mắt, súc miệng 2 lần với nước muối sinh lý nhằm hạn chế tác nhân gây các bệnh về hô hấp.
Theo emdep
Ô nhiễm bụi mịn - những điều cần biết
Trong thời gian gần đây, nồng độ bụi mịn tăng cao đột biến, chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và có hại cho sức khỏe tại nhiều trạm quan trắc không khí ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.
TTXVN/Báo Tin tức
Bụi mịn không khí TP HCM gây viêm nhiễm hô hấp Bụi mịn PM2.5 ở TP HCM cao hơn 4 lần quy chuẩn quốc gia, tác hại đến đường hô hấp, hệ thống mạch máu toàn cơ thể. Theo AirVisual, những ngày qua chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại TP HCM ở mức ô nhiễm nặng (màu đỏ, cam) - là mức thuộc nhóm có hại cho sức khỏe của người dân....