Ô nhiễm không khí: Phòng tránh bệnh hô hấp như thế nào?
Những ngày qua, chỉ số chất lượng không khí ở các thành phố lớn đã vượt lên mức nguy hại. Vì thế nên có biện pháp tự bảo vệ bản thân để có thể phòng tránh bệnh hô hấp.
Cần trang bị biện pháp phòng tránh bệnh hô hấp khi không khí đang bị ô nhiễm như hiện nay
Ô nhiễm không khí đã vượt lên mức nguy hại!
Trong tuần đầu tháng 11, chất lượng không khí tại Hà Nội đang có xu hướng đi xuống. Nồng độ bụi siêu mịn PM 2.5 tăng dần qua các ngày, vượt ngưỡng của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT. Thời gian có nồng độ PM 2.5 cao thường vào ban đêm và sáng sớm, đó là các khoảng thời gian lặng gió và hiện tượng nghịch nhiệt dễ xảy ra.
Những ngày tới, theo thông tin dự báo thời tiết, Hà Nội đang trong giai đoạn hanh khô, tốc độ gió thấp, ban ngày có nắng, đó là các điều kiện dễ xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, khiến các chất ô nhiễm trong không khí trong đó có PM 2.5 không thể phát tán lên cao và đi xa.
Không chỉ ở Hà Nội, nhiều thành phố lớn khác cũng có cảnh báo ô nhiễm không khí, như TP.HCM, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình…
Ô nhiễm không khí là sự xuất hiện các chất lạ hoặc biến đổi thành phần không khí, khiến cho không khí nhiễm bẩn, bụi, có mùi khó chịu hoặc giảm tầm nhìn. Các chất gây ô nhiễm ngoài các loại bụi, bụi mịn, siêu mịn còn các chất hóa học như: ozone, CO, SO2, NO2, chì… Các hoạt động của con người chính là nguồn tạo ra các chất ô nhiễm như: khí thải của xe cơ giới, các hoạt động công nghiệp, nhiệt điện, lọc dầu, đốt rác thải công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động nấu ăn, sưởi ấm nhiên liệu…
Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam đang ô nhiễm không khí mức nguy hại
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Cơ quan chức năng khuyến cáo, những ngày tới, chất lượng không khí có thể vẫn duy trì ở mức kém, đặc biệt là khoảng thời gian ban đêm và sáng sớm. Nhóm nhạy cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hô hấp nên ở trong nhà trong khoảng thời gian này.
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi siêu mịn ảnh hưởng đến hệ hô hấp đầu tiên. Các triệu chứng do kích ứng đường hô hấp tại chỗ như: Ho, đau rát họng, ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi…
Bụi siêu mịn không chỉ gây ngứa mũi, ngạt mũi, ho mà còn có thể đi qua màng phế nang mao mạch ở phổi để vào tuần hoàn máu, đi tới các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra các tác hại nghiêm trọng như: Viêm phế quản, khởi phát cơn hen cấp, suy giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, xơ phổi và khí phế thũng.
Video đang HOT
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em
Phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm kéo dài có thể dẫn tới giảm chức năng phổi của thai nhi. Hậu quả này rất nguy hại nhưng lại không có biểu hiện ngay lập tức, chỉ sau thời gian dài mới có biểu hiện rõ và khó hồi phục.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế thới (WHO), mỗi năm có khoảng 4,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với ô nhiễm không khí.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí chưa có dấu hiệu thuyên giảm, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh hô hấp cho bản thân và gia đình là: Biện pháp tự bảo vệ đường hô hấp cho bản thân và gia đình. Cụ thể:
Hạn chế ở ngoài đường trong khoảng thời gian chất lượng không khí kém (ban đêm và sáng sớm);
Hạn chế tập thể dục ở ngoài trời vào lúc sáng sớm;
Hạn chế mở cửa sổ;
Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường;
Dùng dung dịch vệ sinh mũi để làm sạch bụi bẩn trong mũi, loại bỏ các chất ô nhiễm, đồng thời sát khuẩn, kháng viêm, giảm kích ứng niêm mạc mũi.
Vệ sinh mũi hàng ngày là giải pháp hiệu quả giúp loại bỏ các tác nhân ô nhiễm và phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Ô nhiễm không khí làm chết hơn 4 triệu người mỗi năm
Thơi gian gân đây, sô ca măc bênh vê hô hâp tăng cao khiên nhiêu bênh viên qua tai.
Theo số liệu của WHO, mỗi năm có 4,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm; 3,8 triệu người tử vong vì tiếp xúc với khói bếp, nhiên liệu bẩn; 91% dân số thế giới sống ở khu vực có chất lượng không khí ô nhiễm vượt quá mức cho phép.
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp - Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai - cảnh báo ô nhiễm không khí là kẻ hại chết người thầm lặng. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến người già, phụ nữ có thai, trẻ em.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, từ tháng 8-10, số bệnh nhi đến khám do bệnh lý đường hô hấp tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Số người đến khám về đường hô hấp tăng vọt khiến nhiều bệnh viện quá tải. Ảnh: Quỳnh Trang.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), mỗi ngày trung bình Khoa điều trị nội trú khoảng 280-300 lượt bệnh/ngày. Riêng tháng 8 và tháng 9 vừa qua, có tới 180.000 lượt bệnh nhân đến khám khô hấp, hen suyễn.
BSCKII Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết khoa luôn trong tình trạng quá tải vì bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị tăng mạnh.
Thời điểm này được coi là giai đoạn bệnh đường hô hấp tăng cao nhất trong năm. Bởi nó trùng vào đỉnh mùa bệnh hàng năm (tháng giao mùa từ tháng 9 đến tháng 11). Một nguyên nhân khác có ảnh hưởng lớn không kém là chỉ số ô nhiễm không khí luôn ở mức báo động, gây hại cho sức khỏe.
Những bệnh đường hô hấp do ô nhiễm không khí gây nên
Cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng bởi bụi mịn, không khí bị ô nhiễm đó chính là hệ hô hấp. Một số dấu hiệu tại chỗ như ho, đau rát họng, chảy mũi, ngạt mũi và triệu chứng giả cúm. Ngoài ra, bụi mịn còn gây nên các triệu chứng như viêm đường thở, viêm phế quản, làm giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, xơ phổi, gia tăng khả năng đột quỵ.
Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, nếu tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm, cơ thể sẽ nhiễm các bệnh nặng và mạn tính như hen suyễn, dị ứng, tắc nghẽn phổi, khí phế thũng mãn, thậm chí ung thư phổi.
Mỗi năm, có 600.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì ô nhiễm không khí.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy giảm chức năng phổi của trẻ sinh ra sau này. Đây cũng là tác nhân làm gia tăng sảy thai và dị tật bẩm sinh. Mỗi năm, có 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tác hại của ô nhiễm không khí.
Các hậu quả này rất nguy hại cho sức khỏe nhưng lại không xuất hiện ngay lập tức, khi có biểu hiện rõ thì rất khó phục hồi.
Chủ động bảo vệ đường hô hấp ngay trong nhà
Để bảo vệ sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ khỏi ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, người dân cần sử dụng các biện pháp như:
- Đeo khẩu trang, trang bị kính, áo chống nắng khi di chuyển bên ngoài để giảm bớt tiếp xúc với khói bụi. Hạn chế lưu thông vào giờ cao điểm, tránh khu vực ô nhiễm nặng như khu công nghiệp, đường cao tốc...
- Hạn chế việc cho trẻ vui chơi ngoài trời trong thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao
- Vệ sinh mắt, mũi mỗi ngày nhằm làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn, hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây bệnh viêm mũi, viêm xoang.
- Không nên ngoáy mũi, dụi mắt khi có dấu hiệu ngứa hoặc viêm.
- Uống nhiều nước để làm loãng niêm dịch, giúp dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh ứ đọng vi khuẩn, bụi bẩn. nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh ứ đọng bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bổ sung rau xanh, vitamin để đảm bảo sức đề kháng, cơ thể khỏe từ bên trong.
Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ vui chơi ở khu vực ô nhiễm nặng. Khi ra đường cần đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với bụi. Ảnh: Freepik.
Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Mỹ ước tính tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 8 lần ô nhiễm không khí ngoài trời. Chính vì vậy, người dân cần đặc biệt chú ý giữ sạch nguồn không khí trong nhà bằng một số biện pháp:
- Giữ nhà cửa luôn khô ráo, thoáng mát, vệ sinh, hút bụi, lau chùi đồ đạc, sàn nhà thường xuyên để hạn chế bụi tích tụ.
- Sử dụng các loại điều hòa không khí, máy lọc không khí để giải phóng các gốc OH tự do, hấp thụ Hydro của những yếu tố gây ô nhiễm nhằm ức chế hoạt động của chúng.
Theo Zing
Thu hồi thuốc viên nén điều trị viêm mũi dị ứng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ra công văn yêu cầu đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm thuốc viên nén LIV-Z Tablets có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng Vừa qua, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 10927/QLD-CL ngày 03/7/2019 thông báo thu hồi trên địa bàn Thành phố...