Ô nhiễm không khí, phổi gánh chịu những nguy hiểm nào?
Liên tiếp những ngày qua, nhiều đô thị lớn, các điểm đo mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM lại chìm trong sắc đỏ. Tình trạng này kéo dài liên tục nhiều ngày qua, AQI đo tại hơn 20 điểm ở Hà Nội luôn ở ngưỡng trên 100 (mức “xấu”).
Ảnh minh họa.
AQI là chỉ số đánh giá chất lượng không khí theo khu vực giúp nhận biết không khí ở khu vực đó trong lành hay ô nhiễm và mức độ ô nhiễm cao đến mức nào, ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao.
Tại điểm đo Tây Hồ (Hà Nội), chỉ số chất lượng không khí (AQI) lúc 6h sáng ngày 25/9 lên tới 179. Chỉ số bụi mịn PM2.5 tại điểm đo này là 109,3 g/m3, cao gấp 5 lần quy chuẩn quốc gia (25 g/m3) và 11 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Kết quả quan trắc ô nhiễm không khí thời gian qua trên địa bàn TP.HCM tại 20 vị trí cho thấy, ô nhiễm bụi, nồng độ bụi mịn (PM2.5) trong không khí vẫn ở mức cao. Theo cáo báo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, chất lượng không khí tại TP.HCM đang ở mức báo động.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micromet, tuy nhiên với các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Bụi mịn PM2.5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người do có kích thước siêu nhỏ và ảnh hưởng sức khỏe nhiều người hơn bất kỳ chất gây ô nhiễm nào khác, ngay cả ở nồng độ thấp.
Video đang HOT
Tiếp xúc với các hạt mịn có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, sổ mũi và khó thở. Bụi siêu mịn khi tiếp xúc lâu dài gây gia tăng tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, giảm chức năng phổi, tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim.
Ước tính cứ PM2.5 tăng 10 g/m3 thì số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp tăng 8%, các bệnh lý về tim mạch cũng tăng lên. Do đó, những người có vấn đề về hô hấp và tim, trẻ em và người già nhạy cảm với bụi bẩn cần đề phòng biến chứng.
“Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và vùng tai mũi họng mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan trong toàn cơ thể như phổi và hệ thống mạch máu”.
Bác sĩ chuyên khoa Phổi – Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 2 cho biết: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hô hấp ở mức độ cấp tính và mạn tính. Ở mức độ cấp tính, gây các triệu chứng như ho và khò khè. Ở tình trạng mạn tính, không khí ô nhiễm có thể dẫn đến hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
“Không khí ô nhiễm làm gia tăng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn và các triệu chứng dị ứng ở trẻ em; làm cho bệnh nhân hen và COPD dễ bị phát bệnh cấp và nhập viện nhiều hơn. Tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim, thúc đẩy bệnh xơ gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan, bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến hệ thần kinh…”
Để phòng ngừa và giảm tác động của ô nhiễm không khí: Cần chú ý ăn uống sạch, uống nhiều nước. Vệ sinh mũi – họng hàng ngày. Cần sử dụng các loại khẩu trang khi đi đường hoặc khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, khói bụi. Lựa chọn nơi ở thoáng mát, nhiều cây xanh càng tốt. Tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức đề kháng.
Theo infonet
Cảnh báo bụi mịn vượt mức cho phép, khẩu trang thông thường không có tác dụng
TP Hồ Chí Minh hiện đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí vượt mức cho phép. Các chuyên gia cảnh báo, bụi mịn trong không khí là tác nhân gây nguy hiểm nhất đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.
Theo phần mềm Air Visual (Mỹ), chỉ số IQI (chỉ số chất lượng cho biết tình trạng ô nhiễm không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người) vào trưa 25/9 tại TP Hồ Chí Minh là 111 và mức độ tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 là 29,5 g/m3 (vượt khuyến cáo 10,0 g/m3). Đây là mức cảnh báo nguy hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với nhóm có cơ địa nhạy cảm và trẻ em.
Trong những ngày gần đây tại TP Hồ Chí Minh luôn xuất hiện những đợt sương mù dày đặc, các chuyên gia cảnh báo người dân thành phố đang đối diện với ô nhiêm không khí.
Theo các chuyên gia, bụi trong không khí có nhiều loại, bao gồm cả bụi vô cơ và bụi hữu cơ. Đáng lo ngại, nguồn bụi xuất phát chủ yếu từ mật độ giao thông lớn nên bụi hữu cơ nhiều, lại lẫn với nhiều tạp chất khác như nitơ, lưu huỳnh, kim loại... nên rất độc hại. Nhưng nguy hiểm hơn cả là bụi mịn PM 2.5, loại bụi này có kích cỡ nhỏ chỉ bằng 1/30 sợi tóc người và có khả năng đi sâu vào các phế nang của phổi, thậm chí là mạch máu, gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim. Loại bụi này có thể vượt qua cả khẩu trang người dân đang sử dụng để đi vào cơ thể.
Theo bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh, những ngày gần đây những ngày gần đây số ca khám vì bệnh lý hô hấp tăng đáng kể, trong đó có nhiều ca hen suyễn cấp phải cấp cứu và nhập viện.
Nguyên nhân gây ra bụi mịn chủ yếu là khí thải giao thông, nhiều nhất từ các loại xe chạy bằng dầu, và từ công trình xây dựng, các nhà máy điện, các nhà máy công nghiệp, đốt gỗ, củi than, rác và rơm rạ... Chưa kể, các khí thải từ nitơ, lưu huỳnh... có thể gây ngạt hóa học, kích ứng với cơ thể nếu hít phải lượng lớn.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động, các chuyên gia cảnh báo người dân tránh các hoạt động tập thể dục ở ngoài trời.
Bụi mịn khi đi vào cơ thể sẽ kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, dẫn đến những biểu hiện như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở. Không chỉ thế, bụi mịn còn khiến người bệnh viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm các bệnh mạn tính có sẵn. Ngoài ra, các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde cũng gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA, gây nên bệnh ung thư phổi.
Đặc biệt, trẻ em sẽ chịu tác động nhiều nhất của ô nhiễm không khí do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Cùng một nồng độ khí ô nhiễm hít phải, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể trẻ em có thể cao gấp 2 lần người lớn. Tương ứng với điều này, sự nguy hiểm cũng tăng cao dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe.
Có hai triệu chứng điển hình của bệnh lý đường hô hấp là ho và khó thở. Khi xuất hiện những dấu hiệu này, dù ở mức độ nhẹ, người bệnh cũng nên đi khám ngay. Nếu ho hoặc khó thở dưới 2 tuần có thể là một bệnh lý cấp tính, còn nếu ho trên 2 tuần thì luôn phải cảnh giác với các bệnh lý mạn tính.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh hô hấp, mọi người cần tránh xa môi trường ô nhiễm, luôn sử dụng khẩu trang đạt chuẩn khi tham gia giao thông, hạn chế sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình khi nấu ăn. Tránh đốt gỗ, củi than, rác tại nhà và khu vực xung quanh. Khẩu trang thông thường như khẩu trang vải không thể lọc được bụi có kích thước nhỏ. Khẩu trang y tế chỉ hạn chế 30%-40% lượng bụi. Để ngăn được bụi PM 2.5, cần sử dụng khẩu trang chuyên dụng. Do đó, người dân cần trang bị khẩu trang N95 hoặc N99. Nếu chỉ có khẩu trang y tế thì cần dùng hai cái tròng vào nhau.
Tin, ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức
Bụi mịn không khí TP HCM gây viêm nhiễm hô hấp Bụi mịn PM2.5 ở TP HCM cao hơn 4 lần quy chuẩn quốc gia, tác hại đến đường hô hấp, hệ thống mạch máu toàn cơ thể. Theo AirVisual, những ngày qua chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại TP HCM ở mức ô nhiễm nặng (màu đỏ, cam) - là mức thuộc nhóm có hại cho sức khỏe của người dân....