Ô nhiễm không khí ở đô thị lớn gia tăng
Nồng độ bụi PM10, khí độc NO2 đang vượt quy chuẩn ngày càng xa khiến chất lượng không khí các đô thị lớn, nhất là Hà Nội luôn ở mức báo động.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 công bố ngày 29/9 cho thấy, chất lượng không khí ở các đô thị lớn chưa cải thiện nhiều so với năm 2006-2010. Trong đó ô nhiễm bụi có xu hướng duy trì ngưỡng cao, đặc biệt ở Hà Nội và địa phương hoạt động công nghiệp mạnh.
Cụ thể, nồng độ bụi PM10 tại trạm Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) trong 5 năm đều vượt quy chuẩn 1-1,2 lần, năm 2014 chỉ số này gấp 1,4 lần. Trạm quan trắc Hồng Hà (Hạ Long, Quảng Ninh) ghi nhận nồng độ PM10 cao gấp 1,2 lần. PM10 là các hạt bụi có đường kính động học 10m (micrômét).
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) cũng khá cao, nhiều đô thị lớn ở mức 201-300, có ngày chất lượng suy giảm đến ngưỡng xấu và nguy hại. Theo thang đánh giá với tác động sức khỏe con người, nếu chỉ số AQI ở mức 51-200 thuộc nhóm nhạy cảm với ô nhiễm môi trường nên hạn chế ở bên ngoài; với AQI trên 300 mọi người nên ở nhà.
Sự gia tăng của phương tiện cá nhân là một trong những nguyên nhân nên tình trạng ô nhiễm ở các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội. Ảnh: Đào Cương.
Video đang HOT
Theo đại diện Tổng cục môi trường, bụi và khí thải từ hoạt động giao thông đô thị vẫn là nguồn ô nhiễm chính. Chỉ số NO2 đo được ở các đô thị đang vượt ngưỡng giới hạn. Nồng độ NO2 trung bình các năm tại Hà Nội tăng 1-1,3 lần. Trạm quan trắc khu thương mại Quách Thị Trang (TP HCM) ghi nhận đã vượt tới 2 lần.
Việc khai thác than và nhiệt điện khiến chỉ số NO2 gấp 1,2 lần qua các năm ở Hạ Long (Quảng Ninh). Một số khu dân cư ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc chỉ số này tăng 1-1,5 lần.
Không chỉ ở đô thị, chất lượng không khí ở khu sản xuất công nghiệp, làng nghề và nông thôn cũng ở bức báo động. Trong đó, bụi lơ lửng (TSP) ở khu công nghiệp vượt miền Bắc cao hơn so với miền Nam. Nguyên nhân có thể do đặc điểm loại hình sản xuất, công nghệ, nhiên liệu và vị trí.
Theo nghiên cứu của chuyên gia, ô nhiễm không khí ở thành phố có ảnh hưởng lớn tới đường hô hấp, tác nhân gây ra bệnh ung thư phổi, chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim mạch, rối loạn hành vi. Nhóm cộng đồng nhảy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người mang thai, người thường xuyên làm việc ngoài trời.
Ô nhiễm không khí liên quốc gia ở Việt Nam
Hiện các nghiên cứu đánh giá về ô nhiễm không khí liên quốc gia và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam còn hạn chế. Tuy nhiên, một số vấn đề lắng đọng axit, sương mù quang hóa hay ô nhiễm xuyên biên giới tuy chưa có biểu hiện rõ ràng nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu ảnh hưởng nhất định.
Một số nghiên cứu thế giới cho thấy môi trường không khí ở Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm xuyên biên giới Việt – Trung với quy luật mức độ ô nhiễm tăng đáng kể vào các tháng mùa đông.
Phạm Hương
Theo VNE
Bí thư Đinh La Thăng: Mùi hôi là từ bãi rác Đa Phước
Làm việc với Khu xử lý chất thải Đa Phước (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM) vào ngày 6-9 vừa qua, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nhận định các nhà máy xử lý bùn đô thị và bùn hầm cầu khả năng phát tán mùi hôi không đáng kể, riêng khu vực của Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam phát sinh mùi hôi ở khu chôn lấp rác và khu chứa nước thải.
Khu xử lý rác thải Đa Phước nhìn từ trên cao. Ảnh: TL.
Trên đây là thông báo của Văn phòng Thành ủy TPHCM về ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng về nội dung làm việc với các nhà máy tại Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước sau khi người dân phản ánh mùi hôi phát tán trên diện rộng ở phía nam TPHCM như Bình Chánh, Nhà Bè, Quận 7.
Theo báo cáo của UBND huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Quận 7, tình trạng phát tán mùi hôi thường xảy ra vào mùa mưa hằng năm (khoảng từ tháng 7 đến tháng 9). Trong mùa mưa năm nay, mùi hôi phát sinh nặng hơn và phát tán rộng hơn, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân.
Trước thực trạng này, ông Thăng chỉ đạo cần phải tập trung các giải pháp hạn chế thấp nhất việc khuếch tán mùi hôi ở khu Đa Phước, đặc biệt là hoạt động chôn lấp rác sinh hoạt. Về lâu dài cần phải trồng cây xanh cách ly, cải tiến công nghệ, hạn chế việc chôn lấp rác, cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khu xử lý chất thải hiện đại ở tỉnh Long An.
Cũng theo chỉ đạo của ông Thăng, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố phải tiến hành công tác quan trắc, tổng hợp thông tin, phân tích dữ liệu để ghi nhận nguồn gốc phát sinh mùi hôi một cách khoa học, phối hợp với nhà đầu tư khu xử lý rác thải Đa Phước nhanh chóng xác định rõ việc vận hành hệ thống phân loại, tái chế rác, điều chỉnh quy trình vận hành, tăng cường các giải pháp kỹ thuật trong quy trình chôn lấp rác để khống chế, giảm thiểu mùi hôi ở mức thấp nhất.
Giữa tuần trước, trong lần trả lời báo chí bên lề cuộc họp về tình hình môi trường tại TPHCM, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, cho biết, dự kiến trong tuần này UBND TPHCM sẽ có báo cáo gởi Thủ tướng Chính phủ và sau đó sẽ thông tin đến báo chí tất cả nội dung về ô nhiễm mùi hôi gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân khu Nam Sài Gòn gần đây gồm Quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh.
Trao đổi với TBKTSG Online chiều nay (21-9), ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo gởi UBND thành phố đầy đủ thông tin liên quan đến mùi hôi khu Nam Sài Gòn và dự kiến trong kỳ họp về tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm sắp tới, Văn phòng UBND thành phố sẽ thông tin về vấn đề này.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân 'mùi hôi thối' ở TP HCM Thủ tướng chỉ đạo UBND TP HCM có phương án giải quyết ô nhiễm không khí tại quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo UBND TP HCM xác định, làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại những khu vực trên, có phương án...