Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson?
Nghiên cứu mới cho thấy ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Những người tiếp xúc với nồng độ nitơ điôxít cao nhất, thường được thải ra từ xe cộ và nhà máy điện, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 40% so với những người có mức phơi nhiễm thấp nhất.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Ulsan ở Seoul, Hàn Quốc cho thấy, bệnh Parkinson là một trong nhiều tình trạng sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson?
Video đang HOT
GS. Sun Ju Chung, tác giả chính của nghiên cứu nhấn mạnh, ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến tuổi thọ của con người bị rút ngắn và thế giới đang phải đối mặt với đại dịch ô nhiễm không khí. Việc giảm hoặc tránh tiếp xúc với nitrogen dioxide có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Có khoảng 15% những người mắc bệnh Parkinson có tiền sử gia đình, nhưng không phải ai có nguy cơ di truyền. Ô nhiễm và phơi nhiễm môi trường từ lâu đã có thể là những yếu tố góp phần gây ra căn bệnh này. Các nghiên cứu trước đây cũng đã liên kết Parkinson với việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu và hóa chất công nghiệp.
Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu y tế quốc gia của hơn 78.000 người sống ở Seoul và trên 40 tuổi từ năm 2002 đến 2006, ước tính mức độ phơi nhiễm của mỗi người với 6 loại chất gây ô nhiễm không khí. Kết quả cho thấy, có 338 người mắc bệnh Parkinson trong vòng 9 năm. Những người đã tiếp xúc với mức nitơ điôxít cao nhất trong khoảng thời gian 5 năm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 40% so với những người có mức tiếp xúc thấp nhất. Nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa căn bệnh này và 5 chất ô nhiễm khác (ôzôn, vật chất dạng hạt và điôxít lưu huỳnh).
Phát hiện này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy ô nhiễm môi trường nói chung và đặc biệt là nitơ điôxít góp phần gây ra bệnh Parkinson. Một nghiên cứu năm 2016 ở Đan Mạch cũng liên kết việc tiếp xúc với ô nhiễm môi trường liên quan đến giao thông với nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu xem ô nhiễm có thể gây ra bệnh Parkinson như thế nào. Tuy nhiên, các thử nghiệm cho thấy rằng mọi người thường mất khứu giác từ 10 đến 20 năm trước khi bị run và các triệu chứng cổ điển khác của bệnh. Do đó, việc hít phải các chất ô nhiễm và hóa chất có thể làm hỏng hệ thống khứu giác trước khi não bộ bắt đầu suy giảm.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng có liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác, như đột quỵ, ung thư và bệnh Alzheimer. Việc tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao sẽ làm giảm tuổi thọ gần 3 năm trên toàn thế giới. Việc biết được các nguy cơ có thể giúp đưa ra các cách bảo vệ người dân khỏi một số căn bệnh, trong đó có bệnh Parkinson.
Ô nhiễm không khí có thể tàn phá não người trẻ tương tự bệnh Alzheimer
Các nhà khoa học đã tìm thấy các hạt ô nhiễm không khí trong não của những người trẻ tuổi. Họ cảnh báo những hạt siêu nhỏ này thể gây ra tổn thương cho các tế bào tương tự như bệnh Alzheimer và Parkinson.
Thủ đô Paris (Pháp) chìm trong ô nhiễm không khí ngày 6/9/2016. Ảnh: REUTERS
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Environmental Research, các nhà khoa học Anh đã xác định được có sự xuất hiện của những hạt ô bụi li ti trong não của 186 người trẻ tuổi đã qua đời tại thủ đô Mexico.
Các hạt bụi được tìm thấy tại chất đen - vùng não đặc biệt quan trọng đối với sự tiến triển của bệnh Parkinson. Nhóm nghiên cứu tin rằng các hạt được phát hiện trong não của các đối tượng trẻ tuổi có thể đã xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường mũi hoặc đường ruột.
Theo một trong những tác giả nghiên cứu - Giáo sư Barbara Mather làm việc tại Đại học Lancaster, công trình nghiên cứu này vẫn đang trong giai đoạn quan sát.
Tuy nhiên, bà cho biết những phát hiện mới cho thấy giả thuyết về mối liên hệ trực tiếp giữa các bệnh thoái hóa thần kinh và tình trạng ô nhiễm ngày càng đáng tin cậy hơn. "Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thể chứng minh quan hệ nhân quả giữa hai hiện tượng trên, nhưng chắc chắn những hạt siêu nhỏ chứa kim loại nặng đó không thể nào nằm trong não người mà không gây tác hại gì".
Nếu mối liên hệ được xác nhận, đây có thể trở thành mối quan tâm lớn đối với nhân loại vì khoảng 90% người dân trên Trái Đất sống ở những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo báo cáo của WHO năm 2016, mỗi năm có đến ba triệu ca tử vong có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh mãn tính, gây ra chứng mất trí nhớ, các vấn đề về ngôn ngữ, tâm trạng thất thường và các vấn đề khác. Trong khi đó, Parkinson chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống vận động, được biểu hiện qua các triệu chứng như chân tay run rẩy. Hai tình trạng này đều phổ biến ở những người lớn tuổi.
Biến thể SARS-CoV-2 lây qua không khí - Làm gì để phòng chống? Nhiều chuyên gia y tế và thực tế diễn biến dịch đã khẳng định, các biến thể của virus SARS-CoV-2, như biến thể Anh và biến thể Ấn Độ, lây truyền qua không khí. Khoảng cách lây truyền đã vượt qua lằn ranh 2 mét và qua báo cáo đã có trường hợp lây với khoảng cách 10 mét. Nghiên cứu và thực...