Ô nhiễm không khí làm chết hơn 4 triệu người mỗi năm
Thơi gian gân đây, sô ca măc bênh vê hô hâp tăng cao khiên nhiêu bênh viên qua tai.
Theo số liệu của WHO, mỗi năm có 4,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm; 3,8 triệu người tử vong vì tiếp xúc với khói bếp, nhiên liệu bẩn; 91% dân số thế giới sống ở khu vực có chất lượng không khí ô nhiễm vượt quá mức cho phép.
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp – Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai – cảnh báo ô nhiễm không khí là kẻ hại chết người thầm lặng. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến người già, phụ nữ có thai, trẻ em.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, từ tháng 8-10, số bệnh nhi đến khám do bệnh lý đường hô hấp tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Số người đến khám về đường hô hấp tăng vọt khiến nhiều bệnh viện quá tải. Ảnh: Quỳnh Trang.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), mỗi ngày trung bình Khoa điều trị nội trú khoảng 280-300 lượt bệnh/ngày. Riêng tháng 8 và tháng 9 vừa qua, có tới 180.000 lượt bệnh nhân đến khám khô hấp, hen suyễn.
BSCKII Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết khoa luôn trong tình trạng quá tải vì bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị tăng mạnh.
Thời điểm này được coi là giai đoạn bệnh đường hô hấp tăng cao nhất trong năm. Bởi nó trùng vào đỉnh mùa bệnh hàng năm (tháng giao mùa từ tháng 9 đến tháng 11). Một nguyên nhân khác có ảnh hưởng lớn không kém là chỉ số ô nhiễm không khí luôn ở mức báo động, gây hại cho sức khỏe.
Những bệnh đường hô hấp do ô nhiễm không khí gây nên
Cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng bởi bụi mịn, không khí bị ô nhiễm đó chính là hệ hô hấp. Một số dấu hiệu tại chỗ như ho, đau rát họng, chảy mũi, ngạt mũi và triệu chứng giả cúm. Ngoài ra, bụi mịn còn gây nên các triệu chứng như viêm đường thở, viêm phế quản, làm giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, xơ phổi, gia tăng khả năng đột quỵ.
Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú – Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, nếu tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm, cơ thể sẽ nhiễm các bệnh nặng và mạn tính như hen suyễn, dị ứng, tắc nghẽn phổi, khí phế thũng mãn, thậm chí ung thư phổi.
Video đang HOT
Mỗi năm, có 600.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì ô nhiễm không khí.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy giảm chức năng phổi của trẻ sinh ra sau này. Đây cũng là tác nhân làm gia tăng sảy thai và dị tật bẩm sinh. Mỗi năm, có 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tác hại của ô nhiễm không khí.
Các hậu quả này rất nguy hại cho sức khỏe nhưng lại không xuất hiện ngay lập tức, khi có biểu hiện rõ thì rất khó phục hồi.
Chủ động bảo vệ đường hô hấp ngay trong nhà
Để bảo vệ sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ khỏi ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, người dân cần sử dụng các biện pháp như:
- Đeo khẩu trang, trang bị kính, áo chống nắng khi di chuyển bên ngoài để giảm bớt tiếp xúc với khói bụi. Hạn chế lưu thông vào giờ cao điểm, tránh khu vực ô nhiễm nặng như khu công nghiệp, đường cao tốc…
- Hạn chế việc cho trẻ vui chơi ngoài trời trong thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao
- Vệ sinh mắt, mũi mỗi ngày nhằm làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn, hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây bệnh viêm mũi, viêm xoang.
- Không nên ngoáy mũi, dụi mắt khi có dấu hiệu ngứa hoặc viêm.
- Uống nhiều nước để làm loãng niêm dịch, giúp dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh ứ đọng vi khuẩn, bụi bẩn. nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh ứ đọng bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bổ sung rau xanh, vitamin để đảm bảo sức đề kháng, cơ thể khỏe từ bên trong.
Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ vui chơi ở khu vực ô nhiễm nặng. Khi ra đường cần đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với bụi. Ảnh: Freepik.
Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Mỹ ước tính tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 8 lần ô nhiễm không khí ngoài trời. Chính vì vậy, người dân cần đặc biệt chú ý giữ sạch nguồn không khí trong nhà bằng một số biện pháp:
- Giữ nhà cửa luôn khô ráo, thoáng mát, vệ sinh, hút bụi, lau chùi đồ đạc, sàn nhà thường xuyên để hạn chế bụi tích tụ.
- Sử dụng các loại điều hòa không khí, máy lọc không khí để giải phóng các gốc OH tự do, hấp thụ Hydro của những yếu tố gây ô nhiễm nhằm ức chế hoạt động của chúng.
Theo Zing
Polyp mũi và cách điều trị
Polyp phát triển từ từ ngày càng to ra, choán dần hốc mũi, gây ngạt mũi và đưa đến tắc mũi. Nếu polyp ở cả hai hốc mũi sẽ khiến không thở được bằng mũi, mất ngửi, nói giọng mũi kín.
Phẫu thuật nội soi cắt polyp nhằm ngăn chặn các biến chứng xiêm xoang mũi. Ảnh: Duy Anh
Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp: Chảy nước mũi; nghẹt mũi, tắc mũi dai dẳng; khứu giác suy giảm hoặc gần như không ngửi thấy mùi gì; thường xuyên bị đau mặt hoặc đau đầu, khó chịu; răng hàm trên cũng dễ bị đau; luôn trong trạng thái bị áp lực chèn ép lên trán và mặt; ngủ ngáy; ngứa xung quanh mắt.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp một vài triệu chứng: Khó thở; nhìn đôi hoặc giảm thị lực, thậm chí là xảy ra hiện tượng hạn chế khả năng di chuyển đôi mắt, xung quanh mắt có biểu hiện sưng nề; đau nhức đầu dữ dội, sốt cao hoặc không có khả năng cúi đầu về phía trước.
Chẩn đoán
Polyp phát triển chậm, do ngày càng to ra, choán dần hốc mũi nên gây triệu chứng chính là ngạt mũi. Ngạt mũi ngày càng tăng dần đưa tới tắc mũi. Nếu polyp ở cả hai hốc mũi làm không thở được bằng mũi, mất ngửi, nói giọng mũi kín.
Có thể chảy nước mũi trong khi thay đổi thời tiết như trong viêm mũi dị ứng hoặc chảy mũi đặc, đau nhức vùng xoang khi do viêm xoang mủ.
Khám mũi: thấy khối u mềm, nhẵn bóng, mọng, màu hồng nhạt, thường ở ngách mũi giữa. Nếu để lâu thấy một hoặc nhiều khối thành chùm lấp kín hốc mũi, ló ra ngay ở cửa mũi sau, lan cả ra vòm.
Nếu do viêm xoang, thấy quanh các khối polyp có nhiều mủ bám nhưng mặt polyp không bao giờ bị hoại tử. Ngoài polyp thông thường có thể gặp các thể sau:
Polyp đơn độc Killian: Chỉ có một khối polyp, có thể mọc từ ngách mũi giữa, cuốn mũi hay vách ngăn, triệu chứng duy nhất là ngạt tắc mũi.
Polyp xuất huyết: Thường có chân bám ở vách ngăn, vùng điểm mạch Kisselbach nên dễ gây xuất huyết.
Bệnh Woakes: Polyp có trong xoang sàng cả hai bên, gây biến dạng xương chính mũi, làm gốc mũi bè rộng ra, rãnh mũi - mắt bị đẩy phồng, hai khóe trong mắt xa nhau hơn.
Phân biệt
Cuống mũi giữa thoái hóa: Do viêm xoang mạn tính gây ra, cuốn mũi giữa thoái hóa thành một khối mềm, nhẵn, màu hồng nhạt giống như polyp, vì có cùng cấu trúc. Khi dùng que thăm dò thấy chân cứng do xương xoăn. Khi trong hốc mũi có cả polyp, cả cuốn mũi giữa thoái hóa to, lấp kín hốc mũi, rất khó phân biệt.
U xơ vòm mũi họng: Khi polyp phát triển ra cửa mũi sau vào vòm hoặc trường hợp u xơ phát triển vào hốc mũi có thể nhầm lẫn. U xơ thường gặp ở tuổi dậy thì, khối màu trắng, đục, không mọng, mật độ chắc hơn và dễ gây ra máu.
Ung thư sàng hàm: Cũng phát triển khối u mềm như polyp mũi, nhưng khối u không nhẵn, thường có chỗ sùi, mật độ không đều, hay có hoại tử bề mặt, rất dễ ra máu và có chảy mủ lẫn máu mùi hôi.
Điều trị
Chữa bằng thuốc: Nếu có polyp mũi nhỏ, có thể dùng các thuốc xịt mũi chứa corticosteroid. Các thuốc này giảm phản ứng viêm, tăng luồng không khí qua mũi và có thể làm teo nhỏ polyp. Tác dụng phụ của thuốc xịt mũi chứa steroid ít hơn nhiều so với thuốc uống, nhưng có thể bao gồm: ra máu mũi, nhức đầu hoặc viêm họng.
Các thuốc khác dùng điều trị polyp mũi bao gồm:
Corticosteroids uống: Đôi khi cần dùng đến corticosteroid uống, đơn độc hoặc kết hợp với thuốc xịt mũi. Do steroid uống có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng, thường chỉ nên dùng ngắn hạn - không lâu hơn vài tuần.
Các thuốc chống dị ứng và nhiễm trùng: Ngoài việc điều trị polyp, cần phải kiểm soát thêm tình trạng dị ứng và nhiễm trùng. Dùng thuốc kháng histamine, để kháng lại tình trạng dị ứng do cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Các thuốc kháng histamine làm bớt ngạt mũi, dù không loại trừ được polyp. Ngoài ra, cần dùng thêm kháng sinh đối với những trường hợp nhiễm trùng cấp ở xoang.
Thuốc kháng nấm: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số trường hợp viêm xoang mạn có thể là hậu quả của phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể đối với vi nấm ở môi trường xung quanh. Vì lý do đó, thuốc kháng nấm là cần thiết dù vẫn phải cùng lúc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ những mảnh vi nấm.
Phẫu thuật: Có thể cần phải phẫu thuật để điều trị polyp mũi khi điều trị nội khoa không hiệu quả. Đối với bệnh nhân xơ nang phổi có polyp mũi đề kháng với corticoide, đây chính là lựa chọn duy nhất. Cách phẫu thuật tùy thuộc vào số lượng và vị trí của polyp.
Phẫu thuật nội soi xoang. Đây là một phẫu thuật rộng hơn, không những cắt polyp mà còn mở cả phần xoang nơi polyp thường hình thành. Nếu xoang nghẹt và viêm, cần mở rộng thêm hốc xoang.
Theo kinhtedothi
Chọn khẩu trang chống bụi mịn như thế nào? Những loại khẩu trang thông thường chỉ hạn chế 30-40% lượng bụi thông thường và hoàn toàn không có khả năng bảo vệ cơ thể trước các loại bụi mịn. Nguy hiểm hạt bụi siêu mịn Liên tiếp những ngày qua, chất lượng không khí ở TP.HCM, Hà Nội được ghi nhận ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, những hạt bụi mịn và...