Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể

Theo dõi VGT trên

Chất lượng không khí ở Việt Nam ngày càng tệ đi, bụi mịn trong không khí có thể đi theo máu và tàn phá mọi bộ phận cơ thể.

Ô nhiễm không khí có thể gây hại đến mọi cơ quan, tế bào trong cơ thể, và các tác hại thường được nhắc đến của ô nhiễm không khí như bệnh tim, phổi mới chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, theo một khảo sát hệ thống lại các nghiên cứu từ trước đến nay về ô nhiễm không khí.

Nghiên cứu mới này được đăng thành hai bài viết trên tạp chí chuyên ngành Chest dành cho các bác sĩ về ngực ở Mỹ.

Cuộc khảo sát cho thấy ô nhiễm không khí gây tác hại từ đầu đến chân, từ bệnh tim, bệnh phổi cho đến tiểu đường và chứng mất trí nhớ, từ bệnh về gan, ung thư bàng quang cho đến giòn xương và tổn thương da. Ô nhiễm không khí cũng gây hại cho việc sinh đẻ, thai nhi và trẻ sơ sinh, báo Guardian giải thích thêm.

Kết luận này đáng lo ngại hơn trong bối cảnh các thành phố lớn của Việt Nam bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra hàng chục nghìn cái chết mỗi năm, và các chuyên gia cảnh báo tình hình có thể xấu đi trong những năm tới.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 1

Nghiên cứu cho thấy bụi mịn trong không khí có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể càng đáng lo ngại hơn trong bối cảnh các thành phố lớn của Việt Nam bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ảnh: Ngọc An.

Bụi mịn theo máu tàn phá mọi bộ phận

“Ô nhiễm không khí có thể gây hại cấp tính, gây các triệu chứng hô hấp và tuần hoàn, và cả mãn tính, tác động tới mọi cơ quan trong cơ thể”, các nhà nghiên cứu thuộc Diễn đàn Các hiệp hội Hô hấp Quốc tế viết trong nghiên cứu đăng trên Chest.

“Không khí ô nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp nhưng có tác động lên toàn cơ thể, phá hoại các cơ quan khác”, theo bài nghiên cứu. “Mọi người thường không nhận thức rõ việc tiếp xúc với ô nhiễm về lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe hoặc khiến các căn bệnh trầm trọng hơn như thế nào”.

Tác hại chủ yếu là do viêm nhiễm có thể lây lan toàn cơ thể, và do các hạt bụi siêu mịn đi theo máu đến mọi cơ quan.

Ô nhiễm không khí là “mối đe dọa khẩn cấp cho sức khỏe cộng đồng”, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với trên 90% dân số toàn cầu đang hít thở không khí ô nhiễm khi ra ngoài. Những phân tích mới đây cho thấy 8,8 triệu người chết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí, gấp đôi các ước tính trước đó. Như vậy, hoạt động bình thường nhất có thể là hít thở không khí đang gây tử vong nhiều hơn hút thuốc lá.

Ở Việt Nam, năm 2016 hơn 60.000 người chết do bệnh tim, phổi và các chứng bệnh khác liên quan tới ô nhiễm không khí, theo thống kê năm 2018 của WHO. Như vậy trung bình 164 người mỗi ngày tử vong chỉ vì hít thở không khí. WHO đã gọi nạn ô nhiễm không khí là “kẻ hại chết người thầm lặng”.

Giáo sư Dean Schraufnagel, ở ĐH Illinois – Chicago, người dẫn đầu nghiên cứu trên Chest nói với Guardian “tôi không nhạc nhiên nếu mọi bộ phận cơ thể đều bị ảnh hưởng. Nếu bộ phận nào chưa thấy bị ảnh hưởng, có thể do chưa được nghiên cứu”.

Nghiên cứu này “có sức nặng khoa học” và “cho ta thêm bằng chứng”, tiến sĩ Maria Neira, giám đốc sức khỏe cộng đồng và môi trường của WHO, nói với Guardian. “Có hơn 70.000 bài báo khoa học chứng tỏ rằng ô nhiễm không khí ảnh hưởng sức khỏe chúng ta”.

Bà nghĩ còn các tác hại khác của ô nhiễm sẽ được chứng tỏ trong các nghiên cứu sắp tới. “Các bệnh như Parkinson’s hay tự kỷ, chưa có bằng chứng nhưng đã có mối liên hệ khá chặt chẽ, sắp tới đây sẽ có bằng chứng mới”.

Hà Nội, TP. HCM ô nhiễm top đầu Đông Nam Á

Một trong những thước đo mức ô nhiễm không khí là nồng độ các hạt bụi mịn, bao gồm PM10 và PM2,5 – tức các chất dạng hạt có đường kính lần lượt nhỏ hơn 10 micron và 2,5 micron. PM2,5 được cho là có thể đi sâu vào phổi và hệ tuần hoàn.

Năm 2016, nồng độ bụi PM10 và PM2.5 trung bình ở Hà Nội là 102.3 g/m3 và 47.9 g/m3, cao gấp năm lần mức trung bình được WHO khuyến cáo là 20 g/m3 đối với PM10 và 10 g/m3 đối với PM2.5, theo số liệu của WHO.

Tương tự, nồng độ bụi trung bình ở TP. Hồ Chí Minh năm 2016 cao gấp bốn lần mức khuyến cáo: 89.8 g/m3 đối với PM10 và 42 g/m3 đối với PM2.5, theo WHO.

Video đang HOT

Đặc biệt, nồng độ bụi ghi nhận được bởi trạm quan trắc đặt ở các giao lộ lớn của TP. HCM như An Sương (quận 12), Mỹ Thủy (quận 2) vượt mức cho phép tới 8-9 lần, theo thống kê của Sở Tài nguyên – Môi trường TP. HCM.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 2

Chất lượng không khí ở Hà Nội đang ở mức báo động. Ảnh: Việt Linh

Theo một buổi tọa đàm vào tháng ba, nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 trong không khí, theo trạm đo đặt tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, đã vượt quá quy chuẩn an toàn của Việt Nam 88 ngày trong năm 2018, và đạt mức trung bình 40,7 microgram/m3.

Tuy nhiên nếu tính theo quy chuẩn của WHO, nồng độ PM2.5 vượt quá ngưỡng an toàn 232 ngày trong năm 2018.

Hà Nội xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và 209 trong tổng số 3.000 thành phố được xếp hạng về mức độ ô nhiễm bụi PM2.5, theo báo cáo “Chất lượng Không khí Thế giới 2018″ của công ty IQAir. TP. Hồ Chí Minh xếp thứ 15 trong Đông Nam Á và 455 trên thế giới.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 3

Không khí ô nhiễm ở TP.HCM khiến người đi đường có cảm giác cay mắt. Ảnh: Hải An.

Tiến sĩ Lê Việt Phú, nhà kinh tế học ở ĐH Fulbright Việt Nam, cho biết trong một nghiên cứu năm 2013 tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đã tăng trong 20 năm nay và sẽ tồi tệ hơn trong tương lai nếu không có biện pháp khắc phục.

Đến năm 2035 con số tử vong vì ô nhiễm môi trường có thể lên đến 100.000 người một năm, theo nghiên cứu có tựa đề “Ước lượng thiệt hại sức khỏe và chi phí kinh tế của ô nhiễm không khí tại TP.HCM, giai đoạn 1990-2013″ do tiến sĩ Phú thực hiện.

Theo ước tính của ông, con số này tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1990-2013, lên đến 40.000 người năm 2013. Thiệt hại về người dẫn đến thiệt hại kinh tế tương đương 5-7% GDP vào năm 2013.

Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội từng cảnh báo tại một hội thảo năm 2017 rằng tỷ lệ người dân bị viêm phổi hay phải nhập viện vì khó thở có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu thành phố không có các biện pháp giảm ô nhiễm.

Tiến sĩ Hồ Quốc Bằng, chuyên gia về ô nhiễm không khí từ Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐH Quốc gia TP. HCM, nói trong một buổi tọa đàm tháng tư rằng người dân nên bảo vệ mình bằng cách đeo các loại khẩu trang có thể ngăn được bụi mịn, và khẩu trang vải thông thường không ngăn được loại bụi này, theo một bản tin của TTXVN.

Tác hại lên phổi và tim

Theo nghiên cứu trên tạp chí Chest, tác động của ô nhiễm không khí bắt đầu khi hít thở. Ô nhiễm gây khó thở, gây các bệnh như hen suyễn, khí thủng phổi và ung thư phổi, đồng thời tăng nguy cơ đau tim do làm hẹp động mạch.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 4

Minh họa: Guardian.

Một nguyên nhân cho các tác hại nói trên là bụi mịn có thể xuyên qua phổi và đi khắp cơ thể. “Chúng tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận”, ông Schraufnagel nói với Guardian.

“Nghiên cứu trên động vật cho thấy bụi mịn có thể đi thẳng lên các dây thần kinh khứu giác vào não”.

Một lĩnh vực nghiên cứu mới cũng cho thấy ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng chức năng của gene, ông nói thêm.

Não bộ và trí tuệ

Đột quỵ, mất trí nhớ và giảm trí thông minh là những chứng bệnh ảnh hưởng đến não bộ đang được cho là có liên quan tới không khí ô nhiễm. Cũng đang có bằng chứng cho thấy không khí độc hại gây khó ngủ.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 5

Minh họa: Guardian.

Ông Schraufnagel cho biết không khí ô nhiễm nguy hiểm như vậy còn là vì nó gây viêm trên toàn cơ thể. “Các tế bào miễn dịch tưởng bụi mịn vào trong cơ thể là vi khuẩn, và tấn công để cố tiêu diệt chúng bằng cách tiết ra enzyme và axit”, ông nói với Guardian.

“Hiện tượng này lan ra toàn cơ thể, tác động đến não, thận, tụy và các bộ phận khác. Nói theo tiến hóa, cơ thể chúng ta tiến hóa để chống lại vi khuẩn, chứ không phải là ô nhiễm không khí”.

Nội tạng và sinh sản

Thận cũng sẽ chịu tác hại vì vai trò của thận là loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Các nghiên cứu được khảo sát cho thấy liên hệ giữa ô nhiễm không khí và nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư bàng quang và ruột, cũng như hội chứng ruột kích thích.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 6

Minh họa: Guardian.

Thậm chí da và xương cũng chịu tác hại của ô nhiễm. Da sẽ lão hóa, nổi mề đay, và xương bị giòn đi.

Nhưng có lẽ tác hại khó chấp nhận nhất của không khí độc hại là ở việc sinh sản và trẻ nhỏ. Tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ sảy thai.

Thai nhi cũng không thoát khỏi ô nhiễm, với một nghiên cứu gần đây tìm thấy các chất ô nhiễm trong nhau thai nuôi dưỡng thai nhi.

Trẻ sơ sinh có thể bị thiếu cân do ô nhiễm, gây ra các hậu quả suốt đời khác. Trẻ nhỏ tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể bị chứng “stunted lung” (tạm dịch: hẹp dung tích phổi), tăng nguy cơ béo phí, bệnh bạch cầu và bệnh về tâm thần.

“Ô nhiễm không khí gây hại ngay cả khi ở dưới mức tiêu chuẩn chất lượng không khí trước nay vẫn được coi là an toàn”, các nhà nghiên cứu cảnh báo.

“Tuy nhiên tin vui là ô nhiễm không khí có thể được khắc phục”.

“Cách tốt nhất để giảm ô nhiễm là kiểm soát ngay tại nguồn”, giáo sư Schraufnagel kêu gọi cải thiện việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm trong sản xuất điện hay trong phương tiện giao thông.

Ông dẫn ví dụ việc chính quyền Bắc Kinh trấn áp nạn ô nhiễm không khí trước Thế vận hội 2008 đã khiến cân nặng trẻ sơ sinh ở đây tăng lên.

“Chúng ta có lẽ là thế hệ đầu tiên trong lịch sử chịu nạn ô nhiễm cao như hiện nay”, bà Neira từ WHO nói với Guardian. “Chúng ta có những thành phố lớn nơi toàn bộ cư dân đang hít thở không khí độc hại… Với vô số bằng chứng mà chúng ta đã có được, các chính khách, lãnh đạo sẽ không thể nói họ không biết”.

Theo Zing

Không khí bẩn gây đủ thứ bệnh

Tim mạch, hô hấp, ung thư, tiểu đường... là những căn bệnh mà ô nhiễm không khí có thể gây ra cho con người

Vừa qua, Tổ chức Giám sát chất lượng không khí Air Visual vừa công bố danh sách các quốc gia và TP ô nhiễm nhất thế giới năm 2018. Dựa trên nồng độ hạt bụi siêu mịn PM2.5, Hà Nội đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và 12 trên thế giới về mức độ ô nhiễm.

Ám ảnh PM2.5

Theo báo cáo nói trên, chỉ số PM2.5 (tức nồng độ các hạt nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 m, đo bằng g/m3) trung bình của Hà Nội là 40,8, gấp 4 lần mức an toàn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo. Giờ cao điểm, con số này còn đáng ngại hơn. Sử dụng công cụ trực tuyến của Air Visual đo vào giờ tan tầm ngày 27-3 (17 giờ), một ngày giữa tuần với lượng xe trung bình, tại khu vực quận Đống Đa, chỉ số PM2.5 lên đến 48. 9 giờ sáng cùng ngày tại quận Cầu Giấy, con số này lên đến 103,7.

Tại TP HCM, nhiều nơi cũng vượt chuẩn vào mốc 17 giờ cùng ngày. Trong 5 điểm đo đạc mà Air Visual ghi nhận, chỉ có khu vực Đa Kao (quận 1) là không khí trong lành với chỉ số PM2.5 là 10; trong khi tại quận 10, nồng độ lên đến 61,5.

Trong khi đó, một website đo chất lượng không khí uy tín khác là Real-time Air Quality Index, "phủ sóng" trên 89 quốc gia với 11.000 trạm đo đạc và đứng đầu bởi các nhà nghiên cứu Mỹ, Singapore, Ấn Độ, Úc, ghi nhận chỉ số PM2.5 của Hà Nội trong 2 ngày 26 và 27-3 tối thiểu là 55, tối đa là 192 (đo tại Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội). Tại TP HCM, tối thiểu là 53 và tối đa là 76 (đo tại Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM).

Các chuyên gia cho rằng chất lượng không khí ngày càng xấu bởi chịu ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất, xây dựng và giao thông. Tại TP HCM, từ năm 2007, Sở Tài nguyên và Môi trường TP đã đặt 6 trạm quan trắc để đo bụi tại những vị trí ảnh hưởng bởi hoạt động giao thông gồm: Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, Phú Lâm, An Sương, Gò Vấp, Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh. Đến năm 2014, sở này lắp đặt thêm 9 trạm ở các vị trí khác nhằm đo mức độ ảnh hưởng của hoạt động giao thông, môi trường nền, trong khu dân cư và vị trí ảnh hưởng do các hoạt động công nghiệp.

Các chỉ số mà Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP) thu thập được từ năm 2007-2017 đều cho thấy mức độ ô nhiễm của bụi đều vượt quy chuẩn. Cụ thể, trạm Cát Lái đều vượt từ 7-9 lần so với quy chuẩn khi năm 2016 là 777 g/m3, năm 2017 là 904 g/m3 (quy chuẩn là 100 g/m3). Tương tự, thông số từ các trạm khác như An Sương, Gò Vấp, ngã tư Bình Phước cũng vượt từ 5-7 lần. Đại diện Trung tâm lý giải chỉ số bụi tại các trạm này vượt quy chuẩn nhiều lần là do trạm đặt gần các giao lộ, nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại.

Theo WHO, ô nhiễm liên quan đến 7 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới mỗi năm và chỉ riêng ô nhiễm không khí ngoài trời đã chiếm 4,2 triệu ca. Tử vong do ô nhiễm không khí ngoài trời là do tiếp xúc với các hạt siêu mịn PM2.5, gây ra bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư. Ước tính, gánh nặng ô nhiễm không khí ngoài trời nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á và các nước Tây Thái Bình Dương. Không khí an toàn, theo tiêu chuẩn của WHO, phải có chỉ số PM2.5 không quá 10 theo trung bình năm và không có những ngày quá 25 (trung bình 24 giờ).

Thời gian qua, các nhà khoa học khắp thế giới phát hiện vô số bệnh liên quan đến PM2.5. Nghiên cứu của Đài Loan - Hồng Kông công bố cuối năm 2017 trên tạp chí y khoa BMJ Open cho thấy tác động gây vô sinh ở nam giới tăng lên rõ ràng khi chỉ số PM2.5 vượt quá 25, khiến tinh trùng có rất ít cá thể mang kích thước và hình dạng bình thường.

Riêng công trình của Đại học Washington (Mỹ) công bố giữa năm 2018 đã chứng minh chỉ cần chỉ số PM2.5 từ 11,9 đến 13,6, nguy cơ tiểu đường đã tăng 24%, do các hạt này xâm nhập vào cơ thể, ngăn chặn khả năng xử lý đường trong máu của insulin. Nghiên cứu khác của Đại học Queen Mary (London, Anh) phát hiện những trái tim bị biến đổi trong cơ thể người sống ở các đô thị ô nhiễm, mức PM2.5 cao. Tim họ to bất thường và như tim của người bị suy tim giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, PM2.5 hầu như không thể ngăn chặn bằng các biện pháp cá nhân vì chúng nhỏ đến mức có thể xuyên qua các khẩu trang thông thường. Cách duy nhất để chống lại chúng là giảm ô nhiễm.

Không khí bẩn gây đủ thứ bệnh - Hình 1

Người dân đang phải hít lượng lớn bụi từ hoạt động xây dựng, giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: SỸ ĐÔNG

Nhiều nguyên nhân

Chưa nói đến PM2.5, các vật chất hạt khác kích thước lớn hơn và vô số chất gây ô nhiễm đủ sức gây hại cho con người. Theo thống kê của WHO, ngoài vật chất hạt có 3 thứ nguy hại xếp hàng kế cận sau: nitơ dioxide (NO2, từ phương tiện giao thông, bếp gas); sulfur dioxide (SO2, từ đốt nhiên liệu hóa thạch như than); ozone mặt đất (do ánh sáng mặt trời phản ứng với các chất ô nhiễm từ khí thải xe cộ). Một nghiên cứu mới công bố cuối tháng 3-2019 trên JAMA, do King College London (Anh) thực hiện, thậm chí cho thấy phơi nhiễm NO, NO2, vật chất hạt liên quan đến loạn thần ở thanh thiếu niên.

Không những ngoài đường, không gian trong nhà với các loại bếp không an toàn, thiết bị sưởi, khói thuốc lá... cũng là những tác nhân ô nhiễm không khí đe dọa trực tiếp con người.

BS Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), khuyến cáo nên cố gắng phòng ngừa bằng cách giữ môi trường trong nhà sạch sẽ, thông thoáng, mang khẩu trang khi đi đường. Các hạt kim loại nặng, khói bụi xe cộ từ lâu được chứng minh gây hại trước nhất là cho đường hô hấp, ví dụ tăng nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn...

GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, cho biết trên thế giới có những nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí nói chung làm tăng nguy cơ một số loại ung thư như ung thư phổi, ung thư vùng đầu cổ... Tuy nhiên, không chỉ xe ngoài đường mới gây ô nhiễm. Trước hết, nên hạn chế nguy cơ từ những thứ mình có thể chủ động phòng tránh. Ví dụ, một làn khói thuốc lá mỏng trong nhà có khi còn nguy hại hơn khói xe ngoài đường trong một số phương diện: 90% trường hợp ung thư phổi là do khói thuốc lá; sau đó, mới là do các vấn đề khác như ô nhiễm không khí ngoài trời, do khói xe. Khói thuốc còn liên quan đến 15 loại ung thư khác như miệng, lưỡi, niêm mạc, thực quản, dạ dày, bao tử, tuyến tụy... Không chỉ vậy, những người bất đắc dĩ "hút ké" (hút thuốc thụ động) cũng tăng 15%-20% nguy cơ ung thư, chủ yếu là ung thư phổi.

Hạt siêu mịn PM2.5 và các vật chất hạt khác được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu rắn và lỏng, như để phát điện, sưởi ấm, nấu nướng, vận hành động cơ xe, khí thải công nghiệp... Khảo sát tại Anh cho thấy nguồn chủ yếu là khí thải xe cộ. Ngoài ra, PM2.5 cũng được tạo ra từ phản ứng hóa học dựa trên các khí thải tiền chất như sulfur dioxide (SO2) và nitơ dioxide (NO2).

ANH THƯ - SỸ ĐÔNG

Theo nld.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi
20:25:20 06/11/2024
Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước bị thiếu i-ốt trên thế giới
09:00:30 07/11/2024
Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
20:46:30 07/11/2024
Uống trà xanh mỗi ngày, loại nào tốt cho sức khỏe?
10:06:34 08/11/2024
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông
05:24:28 07/11/2024
Người đàn ông mắc uốn ván từ nguyên nhân hiếm gặp
05:27:10 07/11/2024
5 loại đồ uống giúp kéo dài tuổi thọ
20:56:37 06/11/2024
Người dân cẩn trọng, không để bị rơi vào bẫy tẩy chay i-ốt
05:45:37 07/11/2024

Tin đang nóng

TIN VUI: 1 nàng hậu gen Z vừa tái xuất hoá ra đã âm thầm sinh quý tử 2 tháng tuổi!
13:06:50 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
CĂNG: Sao nam Vbiz bị tố "ngựa quen đường cũ" nhắn tin gạ gẫm fan, FC náo loạn lũ lượt "quay xe"
13:02:38 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024
Xác minh clip người phụ nữ đạp, đánh tới tấp bé gái giữa đường
15:03:44 08/11/2024
1 Anh trai nghi đã có bạn gái nhưng vẫn nhiệt tình "xào couple" với 1 sao nam, phản ứng sau đó mới sốc?
13:25:45 08/11/2024

Tin mới nhất

7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh

13:56:43 08/11/2024
Ngủ không đủ giấc có liên quan đến nhiều vấn đề về tâm thần, bao gồm mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung. Hơn nữa, thiếu ngủ mạn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu kém.

Cây dại mọc đầy ở Việt Nam, ra nước ngoài bán hơn nửa triệu/kg

13:54:37 08/11/2024
Trước kia ở Trung Quốc, nếu chẳng may bị trầy xước hay chảy máu khi đi rừng, người dân thường lấy một nắm kiến huyết thanh gần đó, vò nát và bôi lên vết thương. Máu sẽ ngừng chảy nhanh chóng, trong khoảng 1 ngày là có thể giảm sưng.

Máy tạo nhịp tim dạng tiêm

13:46:32 08/11/2024
Vị trí tiêm đóng vai trò là điểm tiếp xúc với thiết bị bên ngoài để đo kiểm, cho phép đo điện tâm đồ và cung cấp kích thích điện công suất thấp để điều chỉnh nhịp tim.

Không chủ quan với bệnh dại

09:44:05 08/11/2024
Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng được nhưng số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 70 người tử vong vì bệnh dại.

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng

05:01:41 08/11/2024
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát.

Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết

04:56:03 08/11/2024
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà , bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.

Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?

04:55:13 08/11/2024
Khi dừng thuốc có thể tái phát, cần giảm liều từ từ để hạn chế tái phát. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc phối hợp khác.

Lá bàng có tác dụng gì?

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai

21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được

19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.

Có thể bạn quan tâm

Xác minh clip "Mẹ ơi, đừng đánh con!" gây phẫn nộ trên mạng xã hội

Netizen

16:47:57 08/11/2024
Ngày 8-11, Công an TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cho biết đang xác minh đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội ghi lại cảnh một người phụ nữ đánh liên tiếp vào một bé gái.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon

Ẩm thực

16:45:32 08/11/2024
Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng hương vị thơm ngon khiến bữa cơm hấp dẫn hơn rất nhiều.

Hiện trường máy bay Yak -130 rơi tại Đắk Lắk

Tin nổi bật

16:38:12 08/11/2024
Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay Yak -130 rơi gần một trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk). Hiện các đơn vị chuyên môn đang khẩn trương vào hiện trường và lên phương án xử lý.

Quang Vinh, Xuân Son khả năng không dự AFF Cup

Sao thể thao

16:25:44 08/11/2024
Hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant vẫn chưa có quốc tịch mới, trong khi tiền đạo Nguyễn Xuân Son không đủ điều kiện thi đấu cho tuyển Việt Nam trong năm 2024 theo quy định của FIFA.

Hàng chục hành khách nghi ngộ độc thực phẩm trên các chuyến bay từ Guam đến Nhật Bản

Thế giới

16:06:28 08/11/2024
Các hành khách có triệu chứng như nôn mửa, trong đó 14 người đã phải nhập viện ngay sau khi máy bay hạ cánh. Một số hành khách cho biết đã cảm thấy không khỏe trước khi lên máy bay.

Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe

Sao việt

15:42:44 08/11/2024
Đến nay, một nửa chặng đua tại cuộc thi Miss Universe đã trôi qua và đại diện Việt Nam - Hoa hậu Kỳ Duyên đang ngày càng nhận được nhiều điểm cộng.

Ngọc Lan nghẹn ngào trước chàng trai cụt tay quyết lấy bằng đại học

Tv show

15:37:51 08/11/2024
Hành trình vượt qua biến cố để lấy bằng đại học của chàng trai Nguyễn Ngọc Nhứt được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến diễn viên Ngọc Lan cảm kích.

'Red One': Màn giải cứu Giáng sinh dễ thương nhưng thiếu thuyết phục

Phim âu mỹ

15:35:03 08/11/2024
Red One (tựa tiếng Việt: Mật mã đỏ) được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện khi có sự tham gia của hai tài tử ăn khách - Chris Evans và Dwayne Johnson.

Em trai Phạm Băng Băng bị chê diễn dở đến mức muốn 'đuổi khán giả'

Hậu trường phim

15:31:49 08/11/2024
Nam ca sĩ, diễn viên gây thất vọng vì ánh mắt đờ đẫn, thường trợn tròn mắt hay nhướng mày ngơ ngác, cùng những biểu cảm gượng gạo, thiếu sức sống.

Nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo 6 tỷ đồng đầu tư tiền ảo, công an tìm thêm bị hại

Pháp luật

14:50:49 08/11/2024
Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) thông báo tìm bị hại trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức mượn tiền đáo hạn của một nhân viên ngân hàng trên địa bàn.

Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm

Sao châu á

14:05:43 08/11/2024
Cuộc sống của Lâm Tĩnh Ân đảo lộn hoàn toàn sau khi chồng cô, nhạc sĩ Lý Khôn Thành, qua đời. Cô rơi vào cảnh vô gia cư, bị đuổi khỏi khách sạn, lấy trộm đồ và bị phạt hành chính.