Ô nhiễm không khí giết chết bé gái hen suyễn
Ella Kissi-Debrah, 9 tuổi, qua đời vì bệnh hen suyễn, được cơ quan điều tra kết luận do không khí ô nhiễm.
Mẹ của Ella, Rosamund Kissi-Debrah, sau cái chết của con đã đấu tranh không ngừng nghỉ, kêu gọi đưa ra Đạo luật vì không khí sạch.
Trước đó, cơ quan điều tra kết luận rằng mức độ ô nhiễm không khí vượt quá mức cho phép, chủ yếu từ các phương tiện giao thông, ở nam London, đã gây ra cái chết của Ella vào tháng 2/2013.
Rosamund Kissi-Debrah, một giáo viên cấp hai, đã đấu tranh không ngừng để giành công lý cho con gái mình. Ảnh: Guardian .
Rosamund, với sự kiên trì của mình, đã giúp cơ quan điều tra đi đến phán quyết lịch sử khi lần đầu tiên ghi nhận ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong cho một người.
Philip Barlow, nhân viên điều tra nội thành nam London, cho biết Ella qua đời do suy hô hấp cấp tính, hen suyễn nặng và tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
“Thất bại của chính phủ và các cơ quan khác trong việc giảm mức nitrogen dioxide (NO2), khí phát thải từ xe máy, ôtô, nhà máy điện và các cơ sở công nghiệp hoặc cung cấp thông tin cho người dân về sự nguy hiểm của những chất này, là nguyên nhân có thể dẫn đến cái chết của Ella. Cô bé chết vì bệnh hen suyễn do tiếp xúc với ô nhiễm không khí vượt quá mức cho phép”, Philip Barlow nói.
Ella sống gần những con đường nơi không khí bị ô nhiễm nặng bởi NO2 và bụi mịn, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn của cô bé. Ảnh: Guardian.
Ella sống cách đường Lewisham và các tuyến đường đông đúc khác khoảng 25 mét. Lượng khí thải NO2 ở Lewisham vượt quá giới hạn cho phép của Anh, EU cũng như hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nồng độ bụi mịn PM 10 và 2,5 cũng cao hơn mức trong hướng dẫn của WHO.
Video đang HOT
Ba năm trước khi qua đời, Ella bị nhiều cơn co giật, 27 lần nhập viện sau những cơn hen suyễn nặng.
7 năm sau cái chết của Ella, lần đầu tiên lượng khí thải NO2 giảm đúng mức cho pháp trên toàn quận vào 2019, nhưng lượng bụi mịn tiếp tục vượt quá giới hạn của WHO.
Phiên điều trần đầu tiên về cái chết của Ella vào năm 2014 không ghi nhận ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong. Rosamund tiếp tục chiến đấu để tìm căn nguyên gây ra những cơn hen suyễn cấp tính, những cơn suy sụp, ngừng thở và ngừng tim của con gái.
Cuộc điều tra lần thứ hai diễn ra sau khi luật sư của cô trình bày bằng chứng mới từ Giáo sư Stephen Holgate, một chuyên gia quốc tế, cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tại trạm quan trắc Catford, cách nhà cô một dặm, luôn vượt quá giới hạn cho phép của Anh và EU.
Và lần này, Rosamund đã giành được công lý cho cô con gái bé nhỏ.
“Tôi nghĩ rằng đây sẽ là bước đệm để đưa ra Đạo luật không khí sạch mới. Không chỉ ở Anh, tôi mong các nước khác cũng xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc. Mong muốn lớn nhất của tôi là ngăn chặn những cái chết tương tự trong tương lai”, cô bày tỏ.
Rosamund cho biết thay vì chơi trò đổ lỗi, cần phải có một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng với những thông điệp rõ ràng, ngắn gọn để giáo dục người dân về tác hại mà ô nhiễm không khí đang gây ra.
Simon Birkett, người sáng lập và giám đốc của Clean Air tại London, cho biết: “Chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống và môi trường cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Để làm được điều này, họ cần có Đạo luật Không khí sạch mới nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm hiện tại và đảm bảo môi trường trong sạch cho thế hệ sau này”.
“Trong 7 năm kể từ khi Ella qua đời, gần 1/4 triệu gia đình khác ở Anh đã chịu thảm kịch khi những người dễ bị tổn thương hít phải không khí độc hại”, Greg Archer thuộc Tổ chức phi chính phủ Giao thông và Môi trường nói. “Ở nước Anh hiện đại, điều này có thể ngăn chặn được”.
Việc chính phủ liên tiếp không đảm bảo được chất lượng không khí an toàn đã khiến Client Earth, nhóm pháp lý về môi trường, 3 lần đưa chính phủ Anh ra tòa.
Katie Neild, luật sư của Client Earth, cho biết: “Cuộc điều tra cho thấy chính phủ đã biết về tác hại ô nhiễm không khí và họ đã phản ứng chậm như thế nào. Sẽ còn bao nhiêu người thiệt mạng trước khi có các chính sách nhằm làm sạch không khí?”
Phản ứng trước phán quyết, một phát ngôn viên của chính phủ cho biết: “Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình Ella. Chúng tôi đang thực hiện một kế hoạch trị giá 3,8 tỷ bảng Anh nhằm giải quyết ô nhiễm do phương tiện giao thông và NO2 để tiến xa hơn trong việc bảo vệ cộng đồng khỏi ô nhiễm không khí”.
Gần đây, chính phủ Anh đã nỗ lực đưa ra các giới hạn khắt khe hơn của WHO đối với bụi mịn vào dự luật môi trường.
Thủ tướng Boris Johnson hồi tháng 12/2020 đã công bố mục tiêu đầy tham vọng của Anh là cam kết cắt giảm ít nhất 68% mức phát thải khí nhà kính vào năm 2030, so với mức phát thải của năm 1990.
Anh cũng là nền kinh tế lớn đầu tiên đưa cam kết giảm mức phát thải khí nhà kính xuống bằng 0 từ nay đến năm 2050.
Người bệnh hen thận trọng khi dùng thuốc giảm đau, chống viêm
Khi đau và viêm xảy ra quá mạnh thường dẫn đến phải dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID).
Nhưng đối với người bệnh hen phải rất cẩn trọng vì thuốc có thể làm khởi phát cơn hen, đồng thời khiến cơn hen trở nên nặng hơn.
Có khoảng từ 8 - 20% bệnh nhân hen bị co thắt phế quản sau khi uống aspirin và các thuốc giảm đau NSAID, được gọi là hen suyễn do aspirin hay hội chứng AIA (Aspirin Induced Asthma).
Đây là phản ứng khó lường và có khả năng gây tử vong vì vậy người có tiền sử bị dị ứng và bệnh nhân hen cần hết sức lưu tâm.
Tại sao các thuốc NSAID làm khởi phát cơn hen?
Hiện nay, NSAID là nhóm thuốc giảm đau chống viêm được dùng rất phổ biến và rộng rãi. NSAID có rất nhiều hoạt chất khác nhau trong đó phổ biến nhất là aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen... với nhiều dạng khác nhau từ viên uống, sirô, thuốc mỡ để bôi ngoài cho đến viên đặt hậu môn hoặc thuốc nhỏ mắt. Các thuốc giảm đau NSAID có thể là thuốc không cần kê đơn như ibuprofen dùng để hạ sốt và giảm đau thông thường như đau đầu, đau răng... nhưng cũng có thể là các thuốc được dùng theo đơn của bác sĩ.
Cảnh giác với hội chúng hen suyễn do aspirin.
Tuy nhiên aspirin có cơ chế ức chế enzym cyclooxygenase gồm 2 loại là COX-1 và COX-2, trong khi COX-1 xúc tác sản xuất prostaglandin tham gia đến chức năng sinh lý của cơ thể thì COX-2 lại đặc hiệu cho phản ứng viêm, gây giãn mạch.
Aspirin là NSAIDs ức chế COX-1 mạnh dẫn đến tăng sản xuất các chất trung gian tiền viêm, bạch cầu ái toan và tế bào mast. Sau đó, các chất tiền viêm này có thể gây sản xuất quá mức cysteinyl leukotriene (CysLTs), làm gia tăng thụ thể CysLTs trong cơ phế quản.
Đây chính là nguyên nhân gây co thắt phế quản và làm khởi phát các cơn hen, thậm chí gây ra các cơn hen cấp tính nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt là ở những người bệnh hen có kết hợp với viêm xoang và polype cuốn mũi, các cơn hen nặng sẽ rõ rệt hơn.
Đồng thời, các thuốc giảm đau cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hen cho một số trường hợp không có tiền sử bệnh hen trước đó nhưng xuất hiện các triệu chứng của hen sau khi dùng thuốc. Nhiều trường hợp người bệnh hen đã được điều trị ổn định nhưng do không biết nên đã dùng thuốc giảm đau chữa đau đầu, bất ngờ lên cơn hen rất nặng phải đưa đi cấp cứu. Nguy cơ phản ứng của các thuốc này phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng dùng và mức độ nhạy cảm của từng cá nhân.
Thận trọng với hội chứng hen suyễn do aspirin (AIA)
Hội chứng bị lên cơn hen suyễn do dùng aspirin hay thuốc NSAID nói chung được gọi là hội chứng AIA (Aspirin Induced Asthma). AIA, còn được gọi là hen suyễn nhạy cảm với aspirin hoặc không dung nạp aspirin, là một bệnh viêm niêm mạc kết hợp với sự xuất hiện của các cơn hen suyễn và viêm mũi sau khi uống aspirin và hầu hết các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). AIA ảnh hưởng đến khoảng 10% người lớn mắc bệnh hen suyễn, thường là phụ nữ hơn nam giới.
Bệnh nhân biểu hiện ban đầu với một đợt cấp tính với tình trạng khó chịu mơ hồ, hắt hơi, tắc mũi, sổ mũi và thường ho có đờm. Sau đó có thể phát triển viêm mũi dai dẳng và polype mũi. Hen suyễn và nhạy cảm với aspirin có thể xuất hiện trong những tháng tiếp theo.
Trong vòng 20 phút đến 3 giờ sau khi dùng NSAID, bệnh nhân hen nhạy cảm với aspirin có thể xuất hiện các triệu chứng hô hấp (ví dụ như co thắt phế quản, vi khuẩn rhinorrhoea, ngừng hô hấp), mày đay / phù mạch hoặc hiếm khi có sự kết hợp của cả hai. Những phản ứng này có thể rất nguy hiểm. Một liều duy nhất của các thuốc này cũng có thể gây co thắt phế quản nặng, sốc, mất ý thức và ngừng thở. Các phản ứng này ít xảy ra ở người trẻ tuổi mà thường xuất hiện sau tuổi 30 - 40, rồi tồn tại đến hết đời.
Lời khuyên của thầy thuốc
Do hội chứng AIA khó lường trước được, nên người có tiền sử bị dị ứng, người bệnh hen nên cố gắng tránh dùng aspirin cũng như những sản phẩm có có liên quan đến aspirin và các thuốc giảm đau NSAID nào khác ngoại trừ được bác sĩ chỉ định vì sự cần thiết để tránh lên cơn hen.
Nếu phải sử dụng các thuốc giảm đau thì nên chọn sử dụng các thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc men cyclooxygenase 2 (COX-2) như rofecoxib, nimesulid. Nếu không còn lựa chọn nào khác mà buộc phải dùng aspirin thì nên dùng thử và theo dõi phản ứng dưới sự giám sát của thầy thuốc và nên thực hiện ở bệnh viện khi bệnh hen đã thuyên giảm.
PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh hướng dẫn 5 nguyên tắc phòng tránh ô nhiễm không khí Những ngày qua tại Hà Nội chìm ngập trong lớp sương lẫn bụi mịn khiến tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê, ở Việt Nam mỗi năm có hơn 60 nghìn người chết do ô nhiễm không khí, PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh chỉ ra 5 nguyên tắc phòng tránh sau đây. Trong tháng 1, tại các điểm...