Ô nhiễm không khí có thể làm tăng tỷ lệ tử vong vì Covid-19
Tiến sĩ Maria Neira, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cảnh báo, các nước ở khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao như Châu Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á nên tăng cường chuẩn bị để đối phó với tình hình phức tạp của Covid-19.
Một nghiên cứu của Đại học Havard (Mỹ) cho thấy, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tăng khoảng 15% ở những khu vực có sự tăng (dù rất nhỏ) về mức độ ô nhiễm không khí trong những năm gần đây. Theo báo cáo từ Đại học Havard, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở một khu vực cao khi mật độ dân số và nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí cao.
Bụi là hỗn hợp các hợp chất dạng rắn hoặc lỏng bay trôi nổi trong không khí, các hợp chất có trong bụi còn được gọi chung là Particulate Matter – ký hiệu PM. Bụi mịn PM2.5 có đường kính nhỏ hơn 2.5 m (2.5 micro mét) nên được gọi là PM2.5. Theo các nghiên cứu, PM2.5 gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và ung thư phổi.
Các nhà khoa học cho rằng, cần nhiều thời gian và nghiên cứu hơn để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí lên tỷ lệ tử vong vì Covid-19. Tuy nhiên, giáo sư Annette Peter, Trưởng khoa Dịch Tễ học – Đại học Ludwig Maximilian (Đức) cho biết, phát hiện mới này phù hợp với các báo cáo trước đó về những ca tử vong liên quan đến ung thư phổi.
Tiến sĩ Neira cho biết thêm, kết quả của nghiên cứu này đã góp thêm giả thuyết mới về một yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của Covid-19. Tác giả của báo cáo, Giáo sư Francesca Dominici (Italia) cho biết: “Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp mọi người ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt trong bối cảnh các nhà chức trách dự kiến nới lỏng các quy định về ô nhiễm vì đại dịch Covid-19.”
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên Science Direct hồi đầu tháng 4 cũng cho thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở Italia. Theo đó, các nhà nghiên cứu từ Đại học Siena (Italia) và Đại học Arhus (Đan Mạch) đã phát hiện, ở các khu vực phía bắc Italia như thành phố Bologna và Emilia Romagna, tỷ lệ tử vong do Covid-19 khoảng 12% trong khi tỷ lệ này ở những khu vực khác chỉ khoảng 4.5%.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này. Có thể do cách mỗi vùng ghi nhận những ca tử vong và nhiễm bệnh hoặc hai vùng này có dân số tương đối già. Ngoài ra, miền Bắc Italia là thủ phủ công nghiệp của nước này và đây cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Nghiên cứu cũng chỉ ra, mức độ ô nhiễm không khí cao ở miền bắc Italia nên được xem là một nguyên nhân bổ sung cho tỷ lệ tử vong cao vì Covid-19 ở khu vực này.
Trong khi đó, tại Philippines, Giáo sư Cesar Bugaoisan cho biết, dữ liệu sơ bộ thu thập được cho thấy, hầu hết các bệnh nhân tử vong vì coronavirus ở quốc gia này đều có những bệnh nền liên quan đến ô nhiễm không khí.
Dữ liệu từ WHO cho thấy, mỗi năm có khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới vì ô nhiễm không khí. Hơn 90% dân số thế giới sẽ sống chung với ô nhiễm không khí khi mức độ ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng. Theo một báo cáo được công bố vào năm ngoái của Ngân hàng thế giới (WB), một số khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng bởi ô nhiễm không khí là Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi và các khu vực gần sa mạc Sahara. Ngoài ra, theo báo cáo của WHO và Liên Hợp quốc, các thành phố ở Chile, Brazil và Mexico cũng có mức độ ô nhiễm không khí đáng báo động.
“Khi ô nhiễm không khí làm hỏng đường hô hấp và mô phổi thì khả năng bệnh nhân vượt qua virus SARS-CoV-2 sẽ rất thấp”.
Giáo sư Srinath Reddy, Chủ tịch Quỹ Y tế Công cộng Ấn Độ
Báo cáo chất lượng không khí thế giới 2019 cho thấy, nhiều thành phố ở Ấn Độ có mức ô nhiễm không khí vượt mức cho phép. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 22/4, Ấn Độ đã ghi nhận 645 ca tử vong vì Covid-19. Bác sĩ SK Chhabra, trưởng Khoa phổi tại Bệnh viện chuyên khoa Primus (Delhi, Ấn Độ) cho biết: “Nếu mức lây lan của virus và số ca tử vong ngày càng tăng, những người mắc bệnh tiềm ẩn vì ô nhiễm không khí chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất”.
Sự bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính SARS từ năm 2002 – 2004 đã khiến hơn 8.000 người nhiễm bệnh ở 26 quốc gia và gây tử vong gần 800 người. Một nghiên cứu năm 2003 của Đại học California (Los Angeles) cho thấy, người dân ở các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao, có nguy cơ tử vong vì căn bệnh này cao gấp đôi những người ở các khu vực khác.
Phương Thanh
Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương
Tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người là không thể phủ nhận, tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu còn tìm ra điều này cũng khiến cho chất lượng xương kém hơn.
Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mối liên quan giữa ô nhiễm không khí, bao gồm hạt vật chất cũng như ozone, nitơ dioxide và lưu huỳnh đioxit với các tình trạng như ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp dưới mức cấp tính, đột quỵ, bệnh tim và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Theo các tác giả của bài báo được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, ít ai biết đến những tác động tiềm tàng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe của xương.
Nghiên cứu có sự tham gia của 3.717 người ở độ tuổi trung bình 35, sống ở 28 ngôi làng gần phía nam thành phố Hyderabad của Ấn Độ. Họ đã được tìm kiếm cho dự án nghiên cứu từ năm 2009 đến 2012.
Trung bình những người tham gia hàng năm được tiếp xúc với 32,8 g/m3 hạt vật chất PM2.5 vật chất hạt có đường kính 2,5 micromet, đường kính lớn hơn mức an toàn 10 g/m3 do Tổ chức Y tế Thế giới quy định.
Nhiều người không biết rằng ô nhiễm không khí cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe xương, bên cạnh việc gây hại cho đường hô hấp và sức khỏe thần kinh. (Ảnh minh họa)
Các nhà nghiên cứu đã mời những người tham gia đến một phòng khám, sau đó họ chụp X-quang đặc biệt để biết chi tiết về hàm lượng và mật độ khoáng của xương. Các nhà điều tra đã sử dụng một mô hình để ước tính mức độ ô nhiễm mà các tình nguyện viên đã tiếp xúc trung bình.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan tiêu cực giữa phơi nhiễm ô nhiễm không khí PM2.5 vói hàm lượng và mật độ khoáng xương. Nhóm nghiên cứu tin rằng việc hít phải các hạt vật chất có thể gây ra sự mất cân bằng các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể, được gọi là stress oxy hóa, hoặc viêm.
Nghiên cứu được đưa ra khi Ấn Độ đang đấu tranh với mức độ ô nhiễm không khí ở thủ đô Delhi. Tháng 11 năm ngoái, PM2.5 đạt mức cao nhất trong 3 năm.
Otavio T. Ranzani, tác giả chính, nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona, nói rằng nhóm nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy sự liên kết trong bộ phận dân số tương đối trẻ. Mức độ ảnh hưởng cao hơn đối với những người trên 40 tuổi, vì đây là thời kỳ mất khối lượng xương lớn hơn, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh.
Nhưng Ranzani cho biết nghiên cứu này bị hạn chế vì nhóm nghiên cứu không thể đo khối lượng xương theo thời gian và do đó không thể đánh giá được nó đã thay đổi như thế nào.
Ông Ranzani tiếp tục chỉ ra rằng trung bình người lớn lọc khoảng 10.000 lít không khí qua phổi mỗi ngày. Nếu không khí bị ô nhiễm, sự tích tụ các chất ô nhiễm có thể kích hoạt các phản ứng miễn dịch, ông giải thích.
"Tình trạng viêm mãn tính này có thể gây tổn hại sức khỏe xương," ông nói. Ranzani cho biết mọi người nên duy trì thói quen tốt cho xương như tập thể dục, ăn đủ canxi và duy trì mức vitamin D. Quan trọng là chúng ta nên thúc đẩy các chính trị gia đưa ra các biện pháp chương trình nghị sự để giảm thiểu ô nhiễm không khí", ông nói.
Năm ngoái, một số nghiên cứu cũng liên kết ô nhiễm không khí với nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao hơn, bao gồm trầm cảm.
Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề nổi cộm ở Ấn Độ mà ở Việt Nam, cụ thể là Hà Nội cũng vậy. Hà Nội liên tiếp nằm trong top những thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo xếp hạng của Air Visual, bầu trời dù giữa trưa nắng vẫn trong tình trạng khói bụi mờ mịt. Tình trạng ô nhiễm kéo dài và nặng nề khiến Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo để người dân dự phòng, bảo vệ sức khoẻ.
Trong không khí ô nhiễm chứa bụi mịn gồm những hạt nhỏ bay lơ lửng trong không trung như PM2.5 (dưới 2.5 micromet), PM1.0 (dưới 1 micromet) PM0.1 (nhỏ hơn 0.1 micromet) còn được gọi là bụi nano. Các loại bụi mịn này đặc biệt nguy hiểm, gây nhiều vấn đề cho sức khỏe từ nhẹ như hắt hơi, sổ mũi, tới mức độ nặng như nhiễm độc máu, ảnh hưởng tới tim, phổi,...
Hương Giang
Theo: Newsweek/vietq
Anh: Các bác sỹ yêu cầu hành động trước tình trạng ô nhiễm không khí Các bác sỹ Anh cảnh báo ô nhiễm không khí không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp mà còn có thể gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường... 175 bác sỹ, chuyên gia y tế tại Anh vừa gửi thư tới Thủ tướng Boris Johnson để yêu cầu chính quyền mới hành động khẩn cấp trước tình...