Ô nhiễm không khí có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho thai nhi và bà mẹ
Các hạt khói bụi, hậu quả của ô nhiễm không khí, có thể xâm nhập vào thai nhi qua nhau thai, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Một bằng chứng của bồ hóng từ ô nhiễm không khí đã được tìm thấy đi qua nhau thai đối với em bé chưa sinh. Các nhà nghiên cứu từ Bỉ đã phát hiện ra các mảnh carbon đen trong nhau thai của 28 phụ nữ từ các khu vực bị ô nhiễm.
Nhau thai là nguồn cung cấp tất cả oxy và chất dinh dưỡng của em bé khi còn trong bụng mẹ và gắn kết sức khỏe của mẹ bé chặt chẽ với nhau. Bằng chứng này cho thấy khói bụi từ giao thông và công nghiệp có thể xâm nhập cơ thể người mẹ rồi đến với em bé, nhóm nghiên cứu cho biết và họ cảnh báo rằng nó có thể gây ra các biến chứng hoặc dị tật bẩm sinh.
Một chuyên gia khác gọi những phát hiện này là mối quan tâm lớn và cho biết cần phải nghiên cứu thêm để xem xét ảnh hưởng của ô nhiễm đối với thai nhi. Các nhà nghiên cứu Đại học Hasselt đã lấy mẫu thịt mỗi người trong số 28 phụ nữ và quét chúng trong phòng thí nghiệm.
Họ tìm thấy tất cả đều có bằng chứng về carbon đen, mà họ nói rằng hầu hết thường đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch như khói thải từ động cơ diesel. Carbon đen được tìm thấy trên những gì được mô tả là phía thai nhi của nhau thai – bộ phận của cơ quan gần nhất với em bé đang phát triển. Và sự tích tụ của chúng cao hơn ở những phụ nữ sống ở khu vực ô nhiễm hơn.
Các hạt carbon đen có thể nhìn thấy được phát sáng màu trắng và chỉ định bằng các mũi tên nhỏ màu trắng khi quét mô nhau thai của sản phụ.
Quét lần lượt 10 phụ nữ có tiếp xúc carbon đen nhiều nhất trong nhau thai cho thấy trung bình nhóm này mỗi người có 2,42 microgam trên mét. Nhưng ngay cả những phụ nữ ở khu vực ít ô nhiễm nhất vẫn có lượng carbon có thể phát hiện được trung bình khoảng 0,63 microgam.
Carbon đen là bồ hóng, muội than,.. là kết quả của việc đốt nhiên liệu hóa thạch như diesel, xăng, gỗ và than đá – nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí.
Nó được biết là có hại cho các mô của con người và không khí ô nhiễm có liên quan đến các loại ung thư khác nhau, gây tổn hại cho tim, não, phổi và khả năng sinh sản. Một chuyên gia cho biết, trong thai kỳ, ô nhiễm không khí có thể gây huyết áp cao và thậm chí co giật.
“Các nghiên cứu khác nhau đã mô tả mối liên hệ giữa phơi nhiễm ô nhiễm không khí xung quanh trước khi sinh và kết quả sinh nở bị suy giảm”, Tiến sĩ Tim Nawrot, Đại học Hasselt, và các đồng nghiệp của ông viết trên tạp chí Nature Communications.
Video đang HOT
Cụ thể hơn, các hạt vật chất liên quan đến quá trình đốt cháy, bao gồm carbon đen, có liên quan đến cân nặng khi sinh thấp hơn, sinh non và hạn chế tăng trưởng trong tử cung, ông nói thêm.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ tác dụng phụ chính xác gây ra ở thai nhi như thế nào, nhưng các cơ chế tiềm năng khác nhau đã được đề xuất bao gồm cả cách gián tiếp (ví dụ như viêm trong tử cung) hoặc trực tiếp (ví dụ như hạt ô nhiễm di chuyển).
Trong các lần quét mô nhau thai của bà mẹ sống ở khu vực bị ô nhiễm nặng, có thể thấy sự tích tụ muội than trong những tế bào khỏe mạnh.
Trong số những phụ nữ của nghiên cứu, 5 người sinh con trước khi đủ tháng và 23 người sinh con trong khung thời gian khỏe mạnh.
Các phát hiện không chứng minh rằng ô nhiễm có thể tác động đến toàn bộ cơ thể thai nhi và nhóm của Tiến sĩ Nawrot nói rằng điều này chưa bao giờ được chứng minh. Tuy nhiên dường như carbon gần nhất đã từng được nhìn thấy di chuyển đến em bé chưa sinh.
Mặc dù ảnh hưởng của ô nhiễm không được hiểu rõ, nhóm nghiên cứu cho biết họ đã quan sát thấy carbon gây tổn hại DNA ở trẻ chưa sinh. Nó có thể kích hoạt một quá trình gọi là methyl hóa, là hành động mà một gen điều khiển cơ thể thực hiện có thể được thay đổi bởi một hóa chất từ bên ngoài được thêm vào chuỗi DNA. Methyl hóa có thể gây đột biến khiến khối u phát triển và có liên quan đến các tình trạng khác như đa xơ cứng và tiểu đường.
Giáo sư Andrew Shennan của trường Cao đẳng London, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Các hạt khói bụt nhỏ, chẳng hạn như khói hút thuốc, có thể gây bệnh đáng kể liên quan đến nhau thai và những phát hiện về các hạt trong nhau thai là một mối lo ngại”.
Những ảnh hưởng có thể có của chúng đối với em bé và mẹ cần được điều tra, nghiêm cứu thêm và huyết áp cao trong thai kỳ có liên quan đến ô nhiễm tại hộ gia đình, ông nói thêm.
Phó giáo sư Jennifer Salmond của Đại học Auckland nói thêm: “Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương bởi chất lượng không khí kém trong quá trình phát triển của thai nhi và trong vài năm đầu đời khi tiếp xúc có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài đối với sự phát triển và tổn thương vĩnh viễn đối với mô phổi”.
Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng có thể sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng bởi chất lượng không khí kém, nhưng nghiên cứu này rất quan trọng vì đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng carbon đen có thể đi vào nhau thai.
Hương Giang
Theo: dailymail/vietQ
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh như thế nào?
Các nhà khoa học đã phát hiện muội than, sản sinh từ khí thải các phương tiện giao thông và các nhà máy điện than, có trong nhau thai, gây tổn hại đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Khí thải phát ra từ một nhà máy thép ở Sofia, Bulgaria. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ô nhiễm không khí luôn được coi là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ em, gây nhẹ cân khi trẻ được sinh ra, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển một số loại bệnh khác như tiểu đường, hen xuyễn, đột quỵ, tim mạch...
Tuy nhiên, giới khoa học lâu nay chưa thể lý giải theo phương diện sinh học về nguyên nhân cũng như cách thức mà ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Trong một nghiên cứu công bố ngày 17/9, các nhà khoa học lần đầu tiên xác nhận sự xuất hiện muội than trong nhau thai, qua đó lý giải phần nào những điều nghi vấn nêu trên.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học Bỉ phát hiện muội than sản sinh từ khí thải các phương tiện giao thông và các nhà máy điện than được tìm thấy trong nhau thai.
Nhóm phụ nữ bị phơi nhiễm ô nhiễm không khí thường xuyên là đối tượng có mật độ tập trung muội than trong nhau thai cao nhất.
Thực tế này đã được chứng minh của kết quả phân tích hình ảnh có độ phân giải cao chụp nhau thai của 23 ca sinh đủ tháng và 5 ca sinh thiếu tháng.
Đáng lo ngại, ở tất cả các trường hợp, muội than tập trung tại phần mặt của nhau thai tiếp giáp với phôi thai.
Theo các nhà khoa học, nhau thai có thể xem là "hàng rào" bảo vệ thai nhi trước các hạt độc hại này.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của muội than trong nhau thai có thể làm tổn hại đến cơ quan có chức năng quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ đào thải chất thải và trao đổi không khí qua máu với cơ thể người mẹ này.
Các nhà khoa học cho rằng chức năng nhau thai suy giảm có thể là nguyên nhân khiến trẻ nhẹ cân khi được sinh ra.
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương do chất lượng không khí kém qua trong quá trình phát triển của thai nhi.
Việc bị phơi nhiễm không khí ô nhiễm có thể dẫn đến sự biến đổi, cũng như tổn thương vĩnh viễn đối với mô phổi.
Do đó, qua nghiên cứu này, các nhà khoa học muốn cảnh báo về tình trạng ô nhiễm muội than trong không khí là đáng quan ngại dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không xem đây là một loại ô nhiễm đặc thù.
Theo báo cáo mới nhất của WHO, hơn 90% trẻ em hiện đang sống trong môi trường ô nhiễm không khí vượt quá quy định an toàn của tổ chức này./.
Lan Phương
Theo vietnamplus
Chấn động: Phát hiện ra muội than độc hại trong nhau thai của 28 sản phụ sống tại những khu vực bị ô nhiễm không khí Các nhà khoa học thực sự lo ngại trước hiện tượng bụi siêu mịn có mặt trong nhau thai của các bà bầu bởi chúng có thể dẫn tới những kết cục xấu như sinh non, trẻ nhẹ cân... Các nhà nghiên cứu Bỉ đã khám phá ra muội than trong nhau thai của 28 sản phụ đến từ những khu vực bị...