Ô nhiễm không khí có thể gây chết người
Tiếp xúc với một lượng nhỏ chất gây ô nhiễm không khí độc hại cũng có liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong do tim mạch và hô hấp.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học New England là nghiên cứu lớn nhất từng được thực hiện để điều tra các tác động ngắn hạn của ô nhiễm không khí đối với cái chết. Nó được thực hiện trong hơn 30 năm tại 652 thành phố ở 24 quốc gia.
Ô nhiễm không khí có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ cho con người.
“Các hạt trong không khí càng nhỏ, chúng càng dễ xâm nhập sâu vào phổi và hấp thụ nhiều thành phần độc hại hơn, gây ra cái chết”, tác giả chính của nghiên cứu Yuming Guo từ Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Monash ở Melbourne, Úc cho biết.
Một số hạt nhỏ, chẳng hạn như bụi, bụi bẩn, bồ hóng hoặc khói, đủ lớn hoặc tối để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những hạt khác rất nhỏ, chỉ có thể được phát hiện bằng kính hiển vi điện tử như PM2,5 và PM10.
Tại Mỹ, Guo cho biết “tác động của cả PM2.5 và PM10 đối với vấn đề tử vong đều cao hơn mức trung bình trên toàn cầu. Điều này có nghĩa là người dân ở Mỹ nhạy cảm hơn với sự gia tăng ô nhiễm không khí hàng ngày so với nhiều quốc gia khác.”
Chris Griffiths, giáo sư tại Đại học Queen Mary, London, cho biết ở các thành phố trên 6 lục địa, mức độ ô nhiễm càng cao, người dân càng chết nhanh.
“Đây là những cái chết có thể tránh được. Điều đáng quan tâm nhất là những cái chết liên quan đến ô nhiễm xảy ra ở mức dưới giới hạn ô nhiễm nên được khuyến nghị quốc tế”, Chris Griffiths nhấn mạnh.
Khôi Nguyên
Theo USA Today
Chuyên gia cảnh báo: Chất hóa dẻo có lẫn trong bụi bẩn và không khí, người dân nên hạn chế sử dụng các chế phẩm từ nhựa
Chất hóa dẻo tác động xấu đến hệ sinh sản, hệ nội tiết và liên quan đến các vấn đề về tim mạch.
Tại buổi họp báo với ký giả, giáo sư Tô Đại Thành, bệnh viện National Taiwan University Hospital cho biết, chất hóa dẻo tác động xấu đến hệ sinh sản, hệ nội tiết và liên quan đến các vấn đề về tim mạch.
Giáo sư Tô Đại Thành (giữa)
Chất hóa dẻo có ở khắp mọi nơi, có lẫn trong bụi bẩn và không khí. Ngoài ra, chất hóa dẻo được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày, chẳng hạn thảm lót sàn, giấy dán tường, các thiết bị y tế như túi truyền dịch, ống thông tim...
Giáo sư Tô Đại Thành chỉ ra, trong đời sống hàng ngày, người dân tiếp xúc nhiều nhất là hóa chất DEHP (2-ethylhexyl phthalate), được sử dụng chủ yếu làm nhựa PVC (polyvinyl clorua). Nghiên cứu phát hiện thanh thiếu niên khoảng 21 tuổi đều có chất MEHP, một chất chuyển hóa của DEHP. MEHP không chỉ gây rối loạn chức năng tế bào trong bệnh xơ cứng động mạch giai đoạn đầu, mà còn suy giảm nội tiết tố nam và cản trở hoạt động của hormone insulin.
Chất hóa dẻo sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa từ 2 - 3 ngày. Nghiên cứu phát hiện, trong cơ thể các bệnh nhân nhập viện có nồng độ chất hóa dẻo khá cao, nhưng khi xuất viện sẽ hồi phục về mức ổn định. Trong môi trường độc hại, tiếp xúc với chất hóa dẻo trong thời gian dài, bất kể hàm lượng cao hoặc thấp đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mọi người.
Vào năm 2018, tại Đài Bắc, giáo sư Tô Đại Thành đã tiến hành nghiên cứu bụi trong không khí. Kết quả phát hiện, bên trong và ngoài căn phòng, ngay cả trên tán lá của nhành cây bên ngoài căn phòng đều có nồng độ cao chất hóa dẻo DEHP. Điều này có liên quan đến không khí, bụi bẩn và môi trường xung quanh. Chỉ cần tiến hành quét dọn, lau chùi, xử lý phế phẩm có chất hóa dẻo thì nồng độ chất hóa dẻo từ môi trường xung quanh sẽ giảm xuống.
Từ năm 2017 - 2018, khi tiến hành nghiên cứu nơi cư ngụ, môi trường sống, hàng hóa được sử dụng trong 56 hộ gia đình tại Đài Bắc, phát hiện trong mỗi hộ gia đình đều có nồng độ cao chất hóa dẻo DEHP.
Giáo sư Tô Đại Thành cho biết, chất hóa dẻo DEHP thường thấy trong bệnh viện bao gồm túi truyền dịch nước muối sinh lý, ống thông tim... Trước đây, bệnh viện sử dụng bình truyền dịch thủy tinh hoặc túi truyền dịch ít hàm lượng hóa chất dẻo, nhưng do giá thành cao và khâu xử lý phức tạp nên đã chuyển sang thay thế vật liệu dùng 1 lần có chứa hàm lượng hóa chất dẻo cao.
Giáo sư Tô Đại Thành khuyến cáo người dân nên hạn chế sử dụng các chế phẩm từ nhựa dẻo, chẳng hạn đồ chơi bằng nhựa của trẻ con, thảm lót sàn, giấy dán tường, màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng, các chế phẩm nhựa sử dùng 1 lần.
Theo Cna.com/Helino
Chổi lau nhà thần kỳ đánh bay bụi bẩn 3 phòng ngủ to đùng chỉ trong 15 phút Cây lau nhà này sẽ mở ra cánh cửa đến thế giới mới sạch đẹp hơn: Đặt cây lau nhà bẩn vào xô, nước trên đó sẽ chảy chậm, và cây lau nhà sẽ sạch hoàn toàn. Nhiều người bị ám ảnh với câu chuyện dùng một xô nước lau nhà lau qua lau lại nền nhà. Điều này không thực sự làm...