Ở nhà tránh Covid-19, dân mạng thi nhau sử dụng đồ dùng gia đình để bắt chước theo những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới
Thế mới thấy, cộng đồng mạng sở hữu trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo vô biên như thế nào.
Trong khoảng thời gian hạn chế tiếp xúc xã hội để phòng tránh Covid-19 như hiện nay, rất nhiều trào lưu, xu hướng online mới đã nổi lên như 1 thú tiêu khiển của những người đang chán ngán việc ở nhà cả ngày. Đây cũng là thời điểm rất nhiều mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, TikTok hay Reddit trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết với các phong trào, các tác phẩm độc đáo và mới lạ.
Một trong số đó phải kể đến xu hướng tái tạo lại những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới bằng các vật dụng thường ngày trong gia đình. Cái tên đã nói lên luật chơi cực đơn giản của trào lưu này: Người chơi sẽ chỉ được sử dụng 3 món đồ dùng trong nhà để bắt chước theo những bức tranh đình đám của giới mỹ thuật quốc tế. Đương nhiên, những phiên bản “nhái theo” này sẽ chẳng thể nào được công nhận có giá trị như bản gốc, nhưng ít ra chúng cũng mang lại rất nhiều tiếng cười cho cộng đồng mạng trên toàn thế giới.
Luật chơi được đưa ra rất rõ ràng: Lựa chọn tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích – Sử dụng 3 đồ dùng trong nhà – Bắt chước theo tác phẩm mà bạn chọn.
Trào lưu này được bảo tàng J. Paul Getty tại California, Mỹ khởi xướng, với mục đích giúp mọi người quan tâm và thấu hiểu hơn về giá trị của ngành mỹ thuật thế giới. Vốn là một trong những bảo tàng nghệ thuật lớn trên thế giới (2 triệu lượt du khách trong năm 2016), lại đúng dịp người người ở nhà tránh dịch Covid-19, thử thách lần này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng. Và hàng loạt tác phẩm hài hước cũng từ đó mà lần lượt ra đời.
Vừa giáo dục trẻ về ý thức làm việc nhà, lại vừa có bức ảnh để tham gia trào lưu này, đúng là một công đôi việc.
9 điểm trang phục, 8 điểm hình thể. Phải ưỡn người ra một chút mới giống bản gốc. Còn riêng về mặt biểu cảm thì cho điểm tối đa.
Trông con quá mệt, ông bố nhanh trí bày trò tham gia trào lưu của bảo tàng J. Paul Getty để tranh thủ chợp mắt một chút cho lại sức.
Video đang HOT
10 điểm sáng tạo nhưng chỉ được dùng 3 đồ vật thôi, bài này vi phạm quy chế thi rồi.
Ngày xưa làm việc tại nhà thì chỉ có đèn sách, giờ thay bằng laptop rồi nó mới đúng với thời đại.
Làm ly trà đá thôi mà cũng ra 1 tác phẩm nghệ thuật.
Tác phẩm chuẩn từ bố cục cho đến cách phối màu, nhưng có vẻ sẽ tốn không ít thời gian để dọn dẹp.
Cho sử dụng những 3 đồ vật cơ à? Hơi nhiều. Đưa chị cái máy hút bụi với cái ghế thôi là đủ.
Tại sao lại phải tranh cãi giữa việc nên sử dụng nước hay giấy vệ sinh sau mỗi lần “xả nỗi buồn”? Thay vào đó, chúng ta hãy biến giấy vệ sinh thành nước, thế là xong.
Ngay sau khi tiếp nhận 1 lượng lớn số tác phẩm tham gia trào lưu này, bảo tàng J. Paul Getty đã đưa ra thêm gợi ý để cư dân mạng có thể tiếp tục phát huy hơn nữa trí tưởng tượng của họ. Trong đó, đáng chú ý nhất chính là việc đừng hạn chế bản thân với những đồ dùng thông thường, hãy tận dụng cả boss chó mèo, hay bất cứ loài vật nuôi nào khác. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến hình thể của mẫu và ánh sáng của không gian xung quanh – 1 yếu tố cực kì quan trọng đối với giới hội họa. Điều đó sẽ giúp bạn tạo ra những tác phẩm cực kì độc đáo như dưới đây.
Game là dễ, còn thử thách nào khủng hơn không “sen”?
Cặp “boss – sen” nhà này tuy đơn giản nhưng thần thái thì đúng là không ai sánh bằng.
Biến tấu một chút, thay vì dùng vật nuôi để bắt chước theo tranh, tại sao chúng ta không tự mình tái tạo lại các loài động vật bằng đồ dùng trong nhà?
Nếu quan tâm, bạn có thể tìm kiếm các hashtag như #GettyMuseumChallenge hay #BetweenArtandQuarantine trên Twitter và Instagram để chiêm ngưỡng thêm những tác phẩm sáng tạo vô biên của cộng đồng mạng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trực tiếp tham gia trào lưu này như một cách đốt thời gian hiệu quả, nếu đã chán ngấy những ngày tháng cày phim, cày game liên tục đầy mệt mỏi.
DG
Cách giúp nhà của bạn mát mẻ hơn trong những ngày nắng nóng
Một số phương pháp tự nhiên sau để có thể làm mát cho cơ thể và ngôi nhà của mình trong những ngày nóng nực này nhé!
Một số loại cây xanh có tác dụng ngăn bụi và lọc khí trong nhà - Ảnh: Internet
Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện
Không chỉ là vấn đề tiết kiệm điện mà còn bởi nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị điện, đồ dùng gia đình trong quá trình hoạt động sẽ cộng thêm vài độ C cho ngôi nhà vốn đang bức bí của bạn. Để thực hiện tốt việc này, gia đình bạn nên tập trung sinh hoạt trong một căn phòng thay vì trải ra khắp các phòng như mọi khi. Thêm vào đó, hãy lên lịch nấu nướng, dọn dẹp thật khoa học để tránh phải bật bếp nấu nướng quá nhiều, gây ra sự bức bí không cần thiết.
Trồng thêm cây xanh
Đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà, hoặc thiết kế một giàn cây dây leo ngoài ban công sẽ có tác dụng rất lớn giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà. Cây xanh còn có tác dụng ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày nóng bức.
Không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt
Hãy biết tận dụng những luồng gió mát tự nhiên vào buổi tối để giúp không khí trong căn phòng của bạn được lưu thông. Do đó không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt, hãy đảm bảo không khí có thể lưu thông bằng cách mở các cánh cửa đối diện nhau. Điều này không chỉ giúp lấy gió mát tự nhiên, mà còn giúp không khí trong phòng có nhiều oxy hơn và làm giảm cảm giác oi bức.
Cách nhiệt cho mái nhà
Đối với các loại nhà phố, do thường chỉ có một mặt tiền, bị bít cả ba phía nên sức nóng của nắng vào nhà chủ yếu là từ phần mái. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đóng thêm trần giả với các chất liệu chuyên chống nóng bằng thạch cao, túi xốp hơi cách nhiệt.
Làm mát cơ thể bạn thay vì căn phòng
Thay vì tập trung vào việc làm mát cho căn phòng, chúng ta có thể tập trung vào việc làm mát cơ thể của mình. Một số biện pháp đơn giản là mặc quần áo thoáng mát, sử dụng một chiếc khăn lạnh đắp trên những vùng cơ thể nóng như cổ, bên trong khuỷu tay, uống những loại nước mát giải nhiệt.
Quỳnh An (t/h)
Nếu ở nhà nhàm chán, hãy thử ngay ứng dụng biến ảnh 'sống ảo' thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo này Ứng dụng này cho phép người dùng có thể "sao chép" các đặc điểm từ một bức hoạ nổi tiếng vào bức ảnh "sống ảo" của mình, từ phong cách nghệ thuật của Vincent Van Gogh, Edvard Munch cho đến Leonardo da Vinci. Kể từ khi ra mắt cho đến nay, ứng dụng Arts & Culture của Google đã nhận được không ít...