Ở nhà mùa dịch, bác họ bỗng được lên chức vú em, chuẩn bị toàn món ăn dặm “siêu đỉnh” khiến cháu gái tăng cân chóng mặt
Nhờ món ăn dặm Bento được bỏ ra với nhiều tình yêu thương đong đầy, cháu gái 19 tháng tuổi của chị Trân đã tăng từ 11,2kg lên 12kg chỉ trong vòng 3 tuần.
“Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”, ấy vậy mà mối quan hệ chị Ngọc Trân (40, Phú Nhuận, TP.HCM) và cô em dâu luôn khiến mọi người phải xuýt xoa ngưỡng mộ vì lối sống tình cảm, bền chặt yêu thương.
Qua truyền hình, tin tức, chị Trân được nhiều người biết đến từ những bữa cơm cữ dinh dưỡng, đong đầy yêu thương nấu cho em dâu. Đến nay tình yêu thương đó lại nhân lên nhiều hơn và được chị gửi gắm qua từng đĩa cơm ăn dặm cho cháu gái của mình.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Trân cho biết bé Bi là con gái đầu lòng của vợ chồng em trai chị, em bé hiện đã được 19 tháng tuổi, là cục cưng của cả nhà và đang trong thời kỳ ăn dặm. Từ ngày Sài Gòn giãn cách theo chỉ thị, công việc buôn bán của chị Trân cũng chững lại. Vợ chồng em chị thì vẫn bận bịu với các dự án khác, nên bỗng chốc chị Trân trở thành vú em, kiêm luôn đầu bếp và là bạn của bé Bi mỗi ngày.
Chị Trân bên cháu gái và em dâu.
Nói về món cơm Bento được trang trí cầu kỳ dành cho cháu gái, chị Trân vui vẻ kể: Dạo trước bé Bi rất biếng ăn, do cô giữ trẻ ít đổi khẩu vị cho con, quanh quẩn chỉ cơm canh thịt nên bé mau ngán. Mỗi bữa cơm “đánh vật” mãi con ăn không xong, chị xót quá. Đợt này cũng nhân thể rảnh rỗi ở nhà, chị mày mò làm cơm Bento (Cơm ăn dặm cho bé theo phong cách Nhật Bản) rồi tỉ mẩn trang trí thêm hình con vật xinh xắn giúp Bi hào hứng hơn trong việc ăn uống.
Video đang HOT
Những đĩa cơm Bento được chị Trân trang trí cầu kỳ sinh động cho cháu gái.
Thế là cứ túc tắc mỗi ngày sau khi chuẩn bị các nguyên liệu, chị Trân nấu và trang trí chỉ mất khoảng độ 15 – 30 phút là có một đĩa cơm ngon lành, dễ thương cho cháu gái. Mỗi bữa luôn có các nhóm bổ sung vitamin và dưỡng chất đầy đủ cho con như: rau, cơm, thịt, tôm, gà, bò, trứng,… Con sẽ ăn những món con thích trước, sau đó từ từ ăn món ít thích hơn sau, cuối cùng chan canh.
Mỗi ngày đều là một kiểu trang trí khác nhau, đa dạng.
Về ý tưởng trang trí cho món cơm Bento, chị Trân còn cưng chiều cháu gái đến nỗi luôn cho con xem hình ảnh trước, hình nào con thích thì sẽ được chị trang trí cầu kỳ lên đĩa cơm. Nhờ đó mà thông qua món ăn, bé Bi nhận biết thêm được màu sắc, học được cả cách gọi tên các con vật.
Và quan trọng là thay vì lười ăn như trước, giờ đây bé rất hào hứng với mỗi bữa cơm. Nhìn con ăn ngon lành với chị Trân là cả một niềm tự hào lớn. Chị chia sẻ: “Mỗi lần làm cơm xong con nhìn mê lắm, mình mang chụp hình mà con la hét om sòm đòi “em măm em măm” thấy thương! Món ăn xinh xinh như 1 bức tranh nên con ăn hứng thú và mỗi buổi đều sạch sẽ! Nhìn con ăn tốt mình vui và hãnh diện lắm. Trộm vía chăm con trong vòng 3 tuần bé từ 11,2kg lên luôn 12kg, lúc nào cũng vui cười hạnh phúc, bi bô kêu tên mọi người”.
Bé Bi từ ngày được bác chuẩn bị cơm cho đã tăng cân vù vù.
Cưng xỉu bé Bi bụ bẫm và đáng yêu.
Được biết nguyên liệu nấu cho con đều được chị Trân chuẩn bị kỹ càng, tươi sạch. Tuy tình hình dịch bệnh làm hạn chế đi lại mua bán nhưng may mắn là chị Trân có sẵn một vườn rau lớn với 60 loại cây rau tươi ngon, còn thịt thà cá mú cũng đều được chị đặt mua tươi sống để đảm bảo dinh dưỡng cho con.
Bản thân chị cũng có hai con trai nhưng các con đều lớn cả rồi, vì từng kinh qua thời kỳ bỉm sữa nên chị hiểu rõ nỗi vất vả của các mẹ chăm sóc con mọn. Và chị cũng rất thương cô em dâu và cháu gái của mình nữa, chị tâm niệm cháu như con ruột của mình, thương yêu chăm sóc con hết lòng không khác gì khúc ruột mình sinh ra. Bởi với chị Trân: “Có yêu thương là có tất cả, cứ cho đi rồi sẽ nhận lại nhiều hơn”.
Cả gia đình 3 thế hệ nhà chị Trân đều sống cùng một mái nhà.
Mẹ 9x với cách trị con biếng ăn cực hay, bữa ăn nào cũng đều đặn hỏi con 3 câu hỏi
Do đã tìm hiểu kĩ càng từ trước, nên khi thấy con đang trong giai đoạn biếng ăn chị Thủy không bao giờ ép ăn mà dùng cách khác nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
Chắc hẳn mẹ nào cũng đã từng trải qua cảm giác lo lắng sốt vó khi thấy con mình bỗng nhiên lười ăn khủng khiếp, đút gì bé cũng lắc đầu nguầy nguậy, đổi sang tất cả các món mới bé cũng lắc đầu chán nản. Nhiều mẹ do stress quá nên đã áp dụng những biện pháp khá thô bạo như ép con ăn, quát mắng, thậm chí là dùng cả đòn roi, điều này vô tình khiến tình trạng biếng ăn của con càng trở nên tồi tệ hơn.
Thế nhưng với chị Thùy Trang (đến từ Hà Nội) - mẹ bé Mon (18 tháng tuổi) thì lại khác, do đã tìm hiểu kĩ từ trước nên chị đón nhận những cơn biếng ăn của con khá bình tĩnh. Theo như chị Trang chia sẻ biếng ăn sinh lý thường rơi vào các kì khủng hoảng của con, từ lúc bắt đầu ăn dặm, đến ngoài 2 tuổi thì bé sẽ có các kỳ biếng ăn sinh lý. "Ốm bệnh, hay đau răng thì con cũng bỏ ăn, thường các kỳ biếng ăn sinh lý của các bé, có bé 1 vài ngày, có bé vài tuần, có bé 1 vài tháng nên điều quan trọng nhất lúc này là các mẹ nên bình tĩnh, đừng quá lo lắng và cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này. Khi con không ăn, mẹ chỉ cần tìm hiểu nguyên nhân là gì? Có phải con đang bước vào kỳ khủng hoảng hay con bị mọc răng, bị ốm, bị thiếu chất nên biếng ăn...".
Chị Trang và con trai mình, bé Mon.
Chị Trang cũng cho biết thêm, bé Mon nhà chị biếng ăn từ giai đoạn 6-12 tháng tuổi, đến bây giờ bé đã 18 tháng và thỉnh thoảng vẫn có những kỳ biếng ăn, đấy là lúc việc cho con ăn vô cùng khổ sở và mệt mỏi: "Kỳ khủng hoảng vừa rồi của Mon đúng dịp gia đình về quê ăn giỗ. Bé quấy khóc, ỉ ôi, ăn vạ xong không ăn bất cứ thứ gì cả, ai cho gì cũng mím môi lắc đầu. Có người còn thắc mắc với mẹ cháu là: 'Sao tưởng nó ngoan lắm mà?', khiến mình không biết giải thích tại sao?".
Lúc này thay vì ép con ăn thì chị Trang cho biết chị sẽ cho bé 3 cơ hội, nếu bé không ăn thì chị sẽ cho dừng bữa và ra khỏi ghế. 3 câu hỏi chị thường sẽ hỏi bé Mon mỗi khi bé biếng ăn đó là: "Con có muốn ăn không? Con không ăn thịt, vậy con có muốn ăn cơm rau không? Mẹ cho con 1 cơ hội cuối, con có muốn ăn không?". Nếu sau cả 3 câu hỏi này mà bé Mon vẫn lắc đầu thì chị Thủy sẽ cho con nhịn luôn đến bữa sữa tiếp theo, nếu bé cũng vẫn không chịu uống thì chị sẽ cho con đi ngủ luôn.
Cũng như bao đứa trẻ khác bé Mon cũng có những giai đoạn biếng ăn sinh lý.
Theo như chị Trang chia sẻ thì chị sẽ cho con thật sự đói và khơi dậy cái bản năng sinh tồn là "đói thì phải ăn" nên nếu khi bé bỏ ăn bữa chính thì chị sẽ cắt hết những bữa phụ còn lại như sữa chua, hoa quả... Thêm vào đó, chị sẽ cho con đi chợ cùng mẹ, được nhìn, được sờ nắn, được ngửi các loại rau củ quả rồi cho con cùng tham gia chế biến bữa ăn, ví dụ như nhặt rau hay gọt củ quả.... và rất may là thời kì biếng ăn của bé Mon kết thúc sớm hơn dự kiến.
Bà mẹ bỉm sữa này cũng cho hay, cả nhà chị đều thống nhất theo cách này từ đầu, mỗi khi bé biếng ăn thì sẽ cho nhịn và không ép buộc: "Nhà mình thống nhất ngay từ đầu, kể cả về nội về ngoại. Con không ăn là cho nhịn và sẽ không ép. Cũng có lần mình bị hơi stress vì trong thời kì ăn dặm mấy tháng đầu con chỉ mút tí nước rau củ thôi và nuốt được chút thức ăn.
Từ 6 đến 12 tháng tổng lượng ăn của con 1 bữa bằng khoảng 1 thìa con cơm và thức ăn, chỉ bằng đúng 1 lần há mồm của các bé khác. Nhưng nhờ sự động viên của chồng và đọc các kiến thức lại cho thật kỹ nên mình thấy tất cả bình thường, nhẹ nhàng. Con ăn đủ nhu cầu của con là được. Đến bây giờ là 18 tháng, con vẫn có những kỳ biếng ăn, ăn rồi là bỏ, rồi lại ăn bình thường".
Theo như chị Trang thì chị sẽ cho con thật sự đói và khơi dậy cái bản năng sinh tồn là "đói thì phải ăn".
Khi con bị biếng ăn, bữa ăn nào chị cũng đều đặn hỏi con 3 câu, nếu bé lắc đầu từ chối thì cho nhịn luôn đến bữa sau.
Đồng thời chị Trang cũng không quên nhắn nhủ những bà mẹ khác đang bi stress do con biếng ăn rằng: "Chỉ cần mẹ cho con ăn đúng ngay từ đầu, tôn trọng và kỷ luật trong tất cả các kỳ biếng ăn sinh lý của con. Đến lúc con đã có kỹ năng ăn tốt, con đã có niềm yêu thích với đồ ăn rồi, thì các kỳ biếng ăn sinh lý sẽ trôi qua rất nhẹ nhàng thôi. Không phải con không biết đói, mà chỉ là do mẹ 'sợ con đói', nên con không có cơ hội được đói thôi. Hãy tôn trọng nhu cầu của con!.
Thế nhưng mẹ nào tự tin mình làm đúng, làm đủ, làm tốt những điều phù hợp với con rồi, nấu ngon rồi mà con vẫn không ăn, biếng ăn kéo dài cả nửa năm, con từ chối tất cả mọi đồ ăn, sữa ăn ít hơn tiêu chuẩn, không chịu cả bú, đến mức lả đi mà vẫn không chịu ăn, thì nên đưa con đi xét nghiệm xem có thiếu vi chất gì khiến con không có cảm giác thèm ăn hay không nhé".
Con trai kể chuyện ăn ruồi với chuột ở trường, mẹ giận sôi máu nhưng sự thật khiến bà phải quay ra xin lỗi cô giáo Bữa ăn của đứa trẻ 3 tuổi này đang nhận về nhiều bình luận trên MXH. Nhiều phụ huynh không tránh khỏi nỗi lo khi cho con đi nhà trẻ, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều em bé bụng dạ yếu, nếu cho ăn thứ đồ linh tinh rất dễ khiến các em bị đau bụng, biếng...