Ở nhà lầu, mặt phố, nhưng lại như sống trên bãi rác vì… mẹ chồng
Chưa hết, mẹ chồng luôn tiết kiệm nước bằng cách dùng lại nước rửa rau để vo gạo, rửa bát hoặc dội bồn cầu. Tôi phàn nàn rằng làm như vậy không được vệ sinh thì bảo đằng nào chả rửa lại bằng nước sạch.
Kết hôn hơn chục năm nay, vợ chồng tôi sống với nhau rất vui vẻ, thuận hòa. Cả hai đều kiếm được tiền, lại được gia đình tôi hỗ trợ nhiều nên sớm mua được nhà ở Hà Nội, mua ô tô, cho con học trường quốc tế. Bố mẹ chồng đều ở quê nên tôi gần như chẳng phải làm dâu ngày nào, chỉ thỉnh thoảng về chơi, biếu quà, biếu tiền.
Nhưng mọi thứ bắt đầu đảo lộn sau khi bố chồng tôi qua đời. Chồng tôi không nỡ để mẹ ở một mình dưới quê nên đã đón lên thành phố sống cùng. Vì chồng tôi là con một trong nhà nên tôi cũng không thể phản đối chuyện anh phụng dưỡng mẹ. Chỉ có điều, mẹ chồng có nhiều thói quen rất cổ quái lại bảo thủ, không chịu tiếp thu ý kiến của con cái khiến tôi luôn trong trạng thái căng thẳng đến phát điên mỗi khi về nhà.
Ảnh minh họa.
Ai đời, nhà cao tầng mặt phố, chỗ nào cũng bóng loáng, sạch không hạt bụi mà mẹ chồng suốt ngày đi nhặt nhạnh mấy thứ chai lọ, giấy má bẩn thỉu, hôi hám về chất đống như kho chứa đồng nát trong nhà thì ai mà chịu nổi.
Mới đầu, khi phát hiện hành động này của mẹ chồng, tôi đã cố gắng giải thích rằng đó là việc của mấy bà đồng nát và nó không dành cho bà. Việc của bà là ở nhà xem ti vi, ăn uống, ngủ nghỉ hoặc đi dạo phố, giao lưu hàng xóm, thiếu tiền đã có con cái lo, không phải tự hành mình vì mấy cái vỏ lon vô giá trị.
Mà bà làm như vậy không chỉ nhọc thân mà còn khiến con cái mất mặt với những người xung quanh, ai không biết lại tưởng bà bị chúng tôi ngược đãi, bắt phải đi nhặt ve chai kiếm sống. Trong khi đó, tuần nào tôi cũng cho mẹ chồng tiền để bà ở nhà thích gì thì mua, tiêu hết tôi lại đưa chứ nào có bắt bà phải tiêu pha kham khổ.
Chồng tôi cũng nhiều lần góp ý nhưng mẹ chồng vẫn tiếp tục nhặt ve chai về tích, khi nào được kha khá mới chịu bán một mẻ. Mỗi mẻ cũng chỉ được mấy chục ngàn đồng. Tôi có thể cho mẹ chồng số tiền gấp 100 lần như thế để bà dẹp cái công việc đó đi nhưng con cái càng nói, bà càng không nghe, một mực làm theo ý mình.
Video đang HOT
Tôi ức chế đến nỗi, cứ nghĩ đến chuyện về nhà và nhìn thấy mẹ chồng là máu trong người sôi lên. Nhiều lúc, tôi ước có thể đuổi bà ra khỏi nhà để lấy lại sự bình yên, thoải mái của mình trước đây nhưng tất nhiên, không bao giờ tôi có thể làm cái điều vô đạo đức ấy.
Tôi chỉ còn biết trút hết mọi giận giữ lên đầu chồng dù biết bản thân anh cũng chịu nhiều áp lực. Tính mẹ tôi trước nay vẫn vậy, một khi đã thích gì thì không ai có thể thay đổi được. Ngay cả bố chồng tôi khi còn sống cũng phải lép vế nói chi chúng tôi bây giờ. Chồng tôi bảo: “Chắc có lẽ đó là cái nghiệp của mẹ, cả đời chịu khổ đến khi sướng cũng không biết đường sướng. Thôi thì cứ để mẹ thoải mái làm những gì mình thích. Mẹ cũng đâu còn sống được bao lâu”.
Chồng đã nói chí tình chí lý như vậy tôi còn biết làm sao ngoài việc cố gắng “bơ đi mà sống”. Nhưng mẹ chồng tôi không chỉ có mỗi vụ nhặt ve chai mà còn nhiều hành động quái đản khác xuất phát từ tính tiết kiệm quá mức của bà.
Nhiều đêm, tôi làm việc khuya trên máy tính, con cái học bài, chồng xem bóng đá bỗng điện tắt phụt khiến cả nhà nhốn nháo như ong vỡ tổ. Hóa ra không phải mất điện mà do mẹ chồng tôi dập cầu dao, bắt mọi người đi ngủ để tiết kiệm điện. Sau vài lần như vậy, tôi luôn có tâm trạng đề cao cảnh giác mỗi khi phải làm việc khuya và mặc định cứ có sự cố gì về điện đóm trong nhà là do mẹ chồng dập cầu dao.
Chưa hết, mẹ chồng luôn tiết kiệm nước bằng cách dùng lại nước rửa rau để vo gạo, rửa bát hoặc dội bồn cầu. Tôi phàn nàn rằng làm như vậy không được vệ sinh thì bảo đằng nào chả rửa lại bằng nước sạch, bao nhiêu năm nay ở quê bà vẫn làm như thế có sao đâu, có ai trong nhà bị ốm o, bệnh tật gì đâu…
Trong khi, mẹ chồng luôn biết cách làm tôi phát điên thì không hiểu bằng cách nào bà lại rất được lòng cháu nội. Hai đứa nhỏ nhà tôi cứ đi học về là quấn lấy bà nội, ăn cũng bà, ngủ cũng bà, đi chơi cũng bà và luôn bênh bà chằm chặp. Bởi vậy, tôi không còn cách nào khác là phải tiếp tục sống chung với lũ.
Theo Kienthuc
Được mẹ đẻ gửi cho con gà tẩm bổ vì vừa ốm dậy, nàng dâu tức nghẹn khi biết việc làm của mẹ chồng
Nghe mẹ chồng nói mà Trà không khỏi tức giận. Đó rõ ràng là đồ mẹ cô gửi lên cho con gái mà tại sao bà lại có thể tự tiện như thế được?
Trà sinh ra và lớn lên từ một miền quê nghèo. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô lên thành phố học đại học và ở lại làm việc luôn. Tại đây cô đã quen và yêu Việt, chồng của cô hiện tại. Họ học cùng trường đại học nhưng không quen nhau. Đến tận sau này khi tình cờ làm việc chung thì mới biết điều này. Có lẽ đây cũng chính là một trong những lý do khiến cả hai dễ dàng tâm sự và chia sẻ với nhau hơn.
Yêu nhau hơn 2 năm thì cặp đôi quyết định làm đám cưới. Thời gian đầu mẹ Việt phản đối khá dữ dội chuyện tình cảm của hai đứa vì bà cho rằng không môn đăng hộ đối. Con trai bà đường đường là trai phố nên không thể lấy một đứa con gái quê mùa như Trà được. Thế nhưng dần dần với sự thuyết phục của Việt mà bà cũng phải đồng ý.
Điều kiện duy nhất mà mẹ Việt đưa ra nếu 2 đứa muốn lấy nhau là họ phải sống chung cùng nhà chồng. Vẫn biết mẹ chồng vốn không ưa mình như thế sẽ khó sống nhưng ông bà chỉ có mình anh là con trai nên điều này cũng khá dễ hiểu. Vì vậy mà sau mấy hôm cân nhắc thì Trà đã quyết định đồng ý.
(Ảnh minh họa)
Thế nhưng đến khi về nhà chồng rồi thì Trà mới thấy hối hận vì quyết định của mình. Mọi chuyện đều bắt nguồn từ mẹ chồng cô.
Mỗi tháng vợ chồng Trà gửi mẹ chồng 7 triệu tiền ăn và sinh hoạt. Mang tiếng là 2 vợ chồng ăn với ông bà nhưng cả tuần họ đều đi làm từ sáng đến tối, trưa ăn ở công ty nên tính ra chỉ có bữa tối là ở nhà. Thành ra số tiền mà vợ chồng cô gửi như thế có thể nói là thoải mái. Thế mà lúc nào mẹ Việt cũng kêu ca khó khăn nên chuyện ăn uống vô cùng đạm bạc.
Mang tiếng làm dâu thành phố mà bữa ăn nào nhà Trà cũng chỉ lèo tèo vài miếng thịt hoặc vài con cá nhỏ xíu. Món ăn thường gặp nhất là đậu phụ sốt cà chua vì nó rẻ. Không chịu nổi nên mang tiếng là đã gửi tiền ăn rồi nhưng cuối tuần nào cô cũng phải tranh thủ cuối tuần đi siêu thị mua thêm thức ăn về chất vào tủ lạnh.
Ban đầu Trà không khỏi thắc mắc rằng mẹ chồng để tiền đi đâu nhưng về sau cô biết rằng bà lấy tiền đó dấm dúi đưa cho con gái. Chả là trên Việt còn có một chị gái hơn anh 3 tuổi và lấy chồng ở gần đấy. Không rõ nhà chị ấy làm ăn kiểu gì mà cứ hở ra là về ngoại xin tiền và lấy đồ ăn mang đi.
Cách đây không lâu Trà bị đau ruột thừa và phải mổ gấp. Từ đó đến nay cũng đã hơn 1 tháng rồi nhưng cô vẫn khá gầy và không ăn uống được nhiều. Dù đã được chồng mua đồ ăn thức uống tẩm bổ nhưng tình trạng vẫn không khá hơn là mấy.
Mẹ Trà biết con gái sức khỏe không tốt nên đã làm thịt 2 con gà và gửi kèm một thùng đồ đạc rau củ từ quê lên cho cô. Bà còn không quên dặn dò con rể cách làm gà hầm thuốc bắc cho vợ. Hôm nhận đồ mẹ gửi, cô đã tính một con nấu cho cả nhà ăn còn một con thì hầm nên trước khi đi làm đã chặt ra bỏ vào ngăn mát tủ lạnh cho tiện.
(Ảnh minh họa)
Ai ngờ, buổi chiều khi Trà đi làm về đã thấy mẹ chồng đã nấu sẵn một nồi canh gà hầm và còn có cả cháo gà nữa. Nghĩ mẹ nấu cho rồi lại càng khỏe nhưng hỡi ôi, khi mở nồi canh thì toàn cổ cánh còn cháo lại toàn thịt vụn như xé thịt thừa. Và tuyệt nhiên không thấy những miếng ngon như đùi, ức đâu. Thấy lạ nên cô hỏi thì nhận được câu trả lời chống chế của mẹ chồng:
- Con gà này gầy quá! Có được mấy thịt đâu.
- Ơ. Con thấy gà to mà mẹ. Lúc chặt ra con còn thấy thịt nhiều nữa.
Nghe con dâu nói như vậy mẹ Việt im lặng một lát rồi mới quay sang trả lời rất thản nhiên: "À. Mẹ mang sang cho chị thằng Việt rồi. Mấy hôm nay nó cũng kêu ốm. Mà mẹ đưa có mấy miếng thôi, thích ăn thì mai mẹ mua bù cho."
Thật tình lúc đó Trà vừa bất ngờ vừa tức lắm nhưng lại cố nhịn cho chồng khỏi suy nghĩ. Nhưng dường cô càng nhịn thì mẹ chồng lại càng quá đáng. Con gái ốm nhưng con dâu cũng có khỏe đâu. Người ta bảo "khác máu tanh lòng" quả không sai mà. Cô phải làm gì với mẹ chồng để bà bớt những chuyện thế này lại đây?
Theo afamily.vn
Trong cơn say, chồng tôi đã gọi người mua đồng nát vào nhà và bán cả tôi Người mua đồng nát ngơ ngẩn, tôi thì bực quá.Phụ nữ mười hai bến nước, may trong xui đục, số tôi lại xui rủi vớ phải ông chồng suốt ngày bê tha, nhậu nhẹt. Đi làm thì thôi, cứ chiều là chồng tôi phải có một chai rượu đi kèm. Mà gia đình chồng tôi có ai uống rượu đâu. Chồng tôi cứ...