“Ở nhà đủ thứ cần phải lo, làm sao mà em vào đây hầu được…”
Mẹ tôi nằm viện hơn 1 ngày trời mà không thấy bóng dáng cô con dâu đâu cả. Khi tôi hỏi sao đến giờ em mới vào thì cô ấy sẵng giọng: “Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà em vào đây hầu được”.
Tôi là con trai trưởng trong nhà, trên tôi là 2 chị gái đã đi lấy chồng xa, dưới tôi là một cậu em đang làm việc trong Sài Gòn. Bố tôi mất từ mấy năm trước, mẹ tôi năm nay gần 60 nhưng do hồi trẻ vất vả, trông gầy yếu và già hơn tuổi rất nhiều. Tôi thương mẹ lắm, tôi biết những gì mẹ đã trải qua và đã hy sinh vì chúng tôi.
Mặc dù yếu, nhưng 6 năm qua, từ ngày tôi lấy vợ, mẹ tôi chưa bao giờ để vợ chồng tôi phải lo lắng. Dù ốm đến mấy, mẹ tôi vẫn cố dậy giặt giũ lấy quần áo của bà. Không ăn được cơm, mẹ chủ động bảo tôi mua cho bà ít cháo ăn liền. Tôi bảo vợ nấu cháo cho mẹ, mẹ liền xua tay bảo không cần thiết. Bà nghĩ vợ tôi bận việc, đi làm về đã mệt lại con cái nữa (vợ chồng tôi có một bé gái 4 tuổi) nên bà không muốn con dâu thêm vất vả. Ý của mẹ, tôi rất hiểu, bà lúc nào cũng lo nghĩ cho con cái.
Một tuần trước, mẹ tôi phải nhập viện. Thời tiết lúc đó nồm, sàn nhà trơn ướt, mẹ tôi sợ con gái tôi ngã nên lúi húi ngày lau nhà 2 – 3 lần. Cuối cùng bà là người ngã trước. Mẹ tôi do ăn uống kham khổ lâu ngày thành ra xương cốt vừa giòn vừa loãng. Cú ngã khiến mẹ tôi nằm ngất ở sàn nhà, cho tới khi tôi đi làm về nhìn thấy, vội vã gọi xe cấp cứu chở mẹ đi viện.
Khi bác sĩ nói mẹ tôi bị gãy cổ xương đùi, bà ngất do quá đau chứ không nguy hiểm đến tính mạng, lúc này tôi mới thở phào (Ảnh minh họa)
Cả đêm tôi lo lắng không ngủ được, gọi hết cuộc điện thoại này tới cuộc điện khác cho vợ, các chị và em trai. Đến khi bác sĩ nói mẹ tôi bị gãy cổ xương đùi, bà ngất do quá đau chứ không nguy hiểm đến tính mạng, lúc này tôi mới thở phào.
Video đang HOT
Gần nửa đêm hôm đó, vợ chồng hai chị gái tôi đã hớt hải chạy tới bệnh viện thăm mẹ. Có các chị ở bên, tôi yên tâm về nhà thay quần áo và ăn tối. Vợ tôi lúc này đang ôm con ngủ. Cơm canh úp trên bàn lạnh ngắt khiến tôi không thể nuốt được. Khi nằm lên giường, vợ tôi quay sang hỏi “Mẹ có sao không anh?”. Tôi thuật lại mọi chuyện cho vợ nghe, cô ấy gật gù rồi ngủ tiếp. Nằm trằn trọc cả đêm, tôi xót mẹ đến mức không ngủ được. 5 giờ sáng, tôi lật đật dậy vào viện xem mẹ đã tỉnh chưa.
Tôi ngồi chưa ấm chỗ thì em trai tôi đã xuất hiện ở cửa. Em trai tôi bảo vừa nghe tin mẹ ngã phải vào viện, em ấy bỏ hết công việc, mua vội vé máy bay để về. Vừa nhìn thấy mẹ nằm trên giường, em ấy đã lao vào cầm tay bà, mắt rưng rưng chực khóc. Chị gái tôi phải vỗ vỗ vai, em mới bình tĩnh lại.
Suốt cả ngày hôm đó, con dâu của mẹ là vợ tôi không hề xuất hiện. Đến bữa cũng là chị gái tôi đi mua đồ ăn cho cả 4 người chúng tôi (hai anh rể đã về đi làm). Mẹ tôi tỉnh lại nhưng chưa ăn được gì, chỉ truyền nước và đạm. Chiều tối, tôi gọi điện cho vợ tôi hỏi cô ấy bận việc gì mà không đến thăm mẹ? Vợ tôi bảo vừa đi làm về, nay cô ấy nhiều việc quá, tối cô ấy vào.
Tôi động viên 2 chị gái và em trai về nhà tôi nghỉ tạm. Nhưng cả ba không đồng ý. Em trai tôi bèn thuê một căn phòng khách sạn gần bệnh viện để hai chị ở.
Chờ cả tối không thấy vợ, tôi lại gọi điện thì được biết vợ tôi đang cho con ăn. Tôi rất bực bội, cô ấy có thể vào viện thăm mẹ và cho cả con gái chúng tôi đi theo. Vậy nhưng mẹ tôi nằm viện hơn một ngày rồi mà chẳng thấy con dâu xuất hiện. Thử hỏi tôi ăn nói thế nào được với mẹ, hai em và các chị? Tôi sẵng giọng hỏi: “Em làm con dâu kiểu gì vậy? Mẹ chồng nhập viện mà cả ngày trời không thấy mặt?”. Vợ tôi càu nhàu bảo chờ chút, đi gửi con rồi vào. Tôi bảo vợ cho con vào thăm bà nội. Vợ tôi nói bệnh viện đầy bệnh tật, cho trẻ con vào để lây à?
Vì có mẹ và em trai ở bên nên tôi không tiện cãi nhau với vợ. Tôi cúp máy chờ đợi. Gần 2 tiếng sau mới thấy vợ tôi có mặt, trong khi từ nhà tôi đến viện chỉ khoảng 20 phút. Giận quá nên tôi hỏi “Em làm gì mà giờ này mới vào?”. Thật không ngờ vợ tôi liền quay sang vặc lại: “Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà em vào đây hầu được. Nói rồi mà, bảo đừng làm mà cứ cố, giờ lại thành ra khổ con khổ cháu”.
Tôi ngỡ ngàng nhìn vợ, cả em trai tôi cũng giật nảy mình. Chưa nói đến việc phải hầu, trách nhiệm vợ tôi phải có mặt trong bệnh viện là điều đương nhiên. Huống chi có y tá, hộ lý và hai chị gái tôi ở đó, đâu đến lượt vợ tôi phải xắn tay vào chăm sóc mẹ.
Không chờ tôi nói thêm gì, vợ tôi đi vào phòng bệnh liền nhìn thấy em trai tôi. Cô ấy ngại ngùng lại gần dùng giọng nhỏ nhẹ hỏi mẹ tôi đã đỡ chưa? Bà đã ăn được gì để cô ấy đi mua?
Tôi nên làm gì thời gian sau để cô ấy hiểu rằng phận làm con dâu thì phải tôn trọng và đối xử tử tế với mẹ tôi? (Ảnh minh họa)
Bực tức vì lời vợ nói, tôi xông vào nắm tay kéo vợ ra khỏi phòng bệnh. Vợ tôi liên tục hỏi tôi làm gì thế? Em trai tôi cũng ngơ ngác nhìn vợ chồng tôi. Nhưng tôi không nói không rằng nhét cô ấy vào taxi, chạy thẳng về nhà mẹ vợ. Đến cửa, tôi kéo thẳng vợ xuống đưa vào giao tận tay mẹ vợ. Tôi nói với mẹ vợ: “Con trả lại con gái cho mẹ. Con không thể chấp nhận được một người vợ vô lễ với mẹ đẻ của con. Mẹ dạy lại cô ấy giúp con”. Sau đó tôi bỏ về, mặc kệ lời xin lỗi trong nước mắt của vợ.
Mấy hôm nay, mẹ tôi vẫn ở trong viện, các chị gái tôi luân phiên chăm sóc bà. Con gái tôi đã được bà ngoại đón về bên kia, mẹ vợ cũng bảo tôi tha thứ cho sai lầm của vợ tôi nhưng tôi vẫn rất bực. Tôi muốn để vợ có thời gian suy ngẫm lại bản thân. Tôi nên làm gì thời gian sau để cô ấy hiểu rằng phận làm con dâu thì phải tôn trọng và đối xử tử tế với mẹ tôi?
Theo Trí Thức Trẻ
Khi bị vợ làm cho... mất mặt
Xinh đẹp lại làm ra nhiều tiền hơn chồng, tâm tính Mai dần thay đổi. Từ dịu dàng, nết na cô trở thành người vợ chanh chua, đanh đá, cô đành hanh...
Mai và Việt quen, yêu nhau khi đang là sinh viên. Tính đến bây giờ, thời gian họ kết hôn chưa lâu, hơn hai năm. Hai năm cho cuộc sống vợ chồng, yêu thương nhiều và hờn giận cũng lắm.
Ku Bin ra đời là kết quả của 4 năm yêu rồi lấy. Nhìn ngoài vào, ai cũng bảo họ hạnh phúc, ai cũng bảo Việt hạnh phúc, vợ đẹp, con khôn. Nhưng có ai ngờ...
Xinh đẹp lại làm ra nhiều tiền hơn chồng, tâm tính Mai dần thay đổi. Từ dịu dàng, nết na cô trở thành người vợ chanh chua, đanh đá, cô đành hanh, và điều mà Việt không thể chịu đựng nổi đó là Mai không biết giữ thể diện cho chồng. Cô coi chồng không ra gì. Đã nhiều lần, trước mặt bạn bè, gia đình, Mai đã không ngần ngại sỉ vả chồng. Và cũng đã nhiều lần, vì vợ mà Việt cảm thấy xấu hổ. Những lúc ấy, anh như muốn đất ở dưới chân mình nứt ra để có đường mà chui xuống. Như hôm nay cũng vậy.
Nể ông Nam, người láng giềng tốt bụng, và cũng muốn xem đội bóng mà anh thần tượng thi đấu, anh mới nhận lời mời đi café. Chẳng nhậu nhẹt, chẳng bù khú, đơn giản chỉ là đi xem một trận bóng. Mai biết điều đó. Thế nhưng khi hai mẹ con từ nhà ngoại về không thấy Việt ở nhà, Mai lồng lên. Giận chồng, giận lây sang con.
Trước mặt mọi người, Mai luôn muốn làm căng mọi chuyện... (Ảnh minh họa)
Ku Bin đang mệt cũng bị mẹ quát vô cớ. Thằng bé không hiểu sự tình, chỉ biết khóc. Mai càng được thể giận hơn, cô gọi điện cho chồng nói những câu nặng nề: "Anh đang chết dí ở đâu? Hở ra một tí là đi. Về nhà ngay, con đang sốt đây này, về mà đưa nó đi viện, hay là để tôi tự đưa nó đi thì bảo". Mà sự việc có gì nghiêm trọng đâu, ku Bin cũng chẳng ốm đau gì, nó chỉ sốt mọc răng, thế thôi. Thằng bé ngoan, cũng chẳng quấy mẹ gì cả...
Việt đành ngậm ngùi bỏ lại ông Nam ngồi lại một mình ở quán café. Anh về không phải vì anh sợ vợ, bởi đơn giản anh không thích cái kiểu hành xử của Mai. Vì anh biết, nếu anh không về, vợ anh sẽ liên tục gọi điện, rồi nếu gọi không được thì chạy đi tìm. Mà anh thì không muốn điều đó. Anh không muốn vợ đến chỗ anh làm ầm lên. Chuyện bé xé ra to. Rồi trước mặt ông Nam, vợ anh sẽ cằn nhằn anh, sỉ vả anh, những lời lẽ không được văn minh, không được lịch sự.
Người ta bảo vợ chồng có chuyện gì thì đóng cửa bảo nhau, nhưng Mai không biết hay không thèm quan tâm đến điều đó. Trước mặt mọi người, Mai luôn muốn làm căng mọi chuyện, cố để khẳng định mình đúng. Mai không biết, khi thể diện của một người đàn ông bị dẫm đạp thì không biết sẽ có điều gì xảy ra.
Việt đã nhẫn nhịn nhiều lần vì nghĩ đến con. Anh không muốn con trai lớn lên thiếu đi tình thương của bố. Nhưng sức chịu đựng của con người có hạn. Tối nay, anh sẽ phải làm việc cần làm, dù hoàn toàn không muốn. Và nếu Mai không thay đổi, anh sẽ ra đi.
Theo VNE
Cái giá của một anh chàng kén chọn Thế là anh chàng "đãi sỏi lấy vàng" Nguyễn Hạnh Khang cũng cưới vợ. Bố mẹ anh em Khang thở phào nhẹ nhõm sau cái lễ dẫn dâu hoan hỉ và bữa tiệc cưới nhẹ nhàng nhưng rất đầm ấm. Khang rất vui, không hẳn anh lấy được người vợ xứng đôi vừa lứa mà đạt được yêu cầu "trâu ta ăn cỏ...