Ở nhà dài ngày, mẹ đảm Hà Nội mách cách làm giá tại nhà vừa nhanh vừa đảm bảo chất lượng chỉ với một ít đỗ và các dụng cụ đơn giản trong nhà bếp
Ở nhà rảnh rỗi với sẵn nguyên vật liệu, chị em có thể bắt tay ngay vào việc làm giá sạch vừa đơn giản lại đảm bảo chất lượng cho sức khỏe.
Ở nhà rảnh rỗi nhiều mẹ đảm lại nảy ra ý định trồng các loại rau sạch để phục vụ bữa ăn cho cả gia đình. Và lựa chọn hàng đầu của các chị em luôn là giá đỗ. Vừa đơn giản, dễ thực hiện, ngắn ngày, chi phí thấp lại chế biến được nhiều món ăn.
Chị Lê Phương (Hà Nội) cũng là bà nội trợ đã có kinh nghiệm trồng giá quanh năm. Chị cho biết đã thử nhiều cách trồng giá khác nhau và tìm ra cách trồng ưng ý nhất.
Ưu điểm của cách này là chị em không cần phải tưới, nguyên vật liệu trong nhà bếp có thể tái sử dụng rất nhiều lần. Làm xong quên nó đi 3 ngày là có giá sạch ăn ngay. Ngoài ra những nguyên liệu này có thể ứng dụng trồng thêm rau mầm cũng vẫn được.
Và cách làm giá tại nhà của mẹ đảm Lê Phương như sau:
Sau 12 tiếng ngâm đậu sẽ nứt vỏ. Chị em nhẹ nhàng vớt ra rổ cho ráo nước.
May túi bằng hai khăn xô theo đường viền được đánh dấu như hình. Túi có thể tái sử dụng nhiều lần. Sau khi may xong, chị em nhẹ nhàng cho đậu vào trong lòng túi.
Chị Lê Phương khuyên chị em nên dùng khăn 3-4 lớp cho cát ít lọt vào bên trong. Có thể thay thế khăn bằng miếng vải sạch. Cát sử dụng có thể là cát xây dựng thông thường, nhặt bớt sỏi kích thước to đi. Hộp làm giá chỉ cần để chỗ sáng, đậy kín nắp và không cần đục lỗ. Nếu cát khô thì lúc gieo xong tưới một lần cho cát ẩm là được. Còn nếu cát sử dụng đã có độ ẩm sẵn thì chị em không cần tưới hoặc tưới rất ít để tránh làm ủng đỗ.
Chuẩn bị thùng xốp. Cho cát vào thùng khoảng 7cm.
Cho túi đậu giống vào thùng. Chú ý, nhẹ nhàng dàn đều và gập mép túi lại để hạn chế cát chui vào.
Đổ cát lên gần sát mép thùng, khoảng 20cm. Đối với cát khô tưới nước khắp mặt thùng cho cát ẩm còn đối với cát đã ẩm rồi thì không cần tưới hoặc tưới rất ít.
Đạy nắp thùng và chờ thành phẩm. Trời nắng thì khoảng 2 ngày sau khi trồng giá sẽ lên. Trời lạnh thì từ 3-4 ngày.
Bề mặt cát nứt ra như thế này là giá đang bắt đầu lên.
Một số cây giá ở ngoài sẽ có tình trạng bị tím đầu do lúc mở khăn kiểm tra ánh sáng bị lọt vào. Điều này không làm ảnh hưởng tới chất lượng giá. Ngoài ra, khi làm chị em nên tránh mở ra nhiều lần trước ánh sáng mặt trời thì giá sẽ không bị tình trạng này.
Thành quả sau 3 ngày.
Chị Lê Phương cho biết, chị đã cắt rễ ở thùng cát luôn cho dễ quan sát. Nhưng thường thì chị em chỉ cần rũ cát bớt ở túi đi rồi cắt ra chỗ khác để bỏ đi nhé. Phần cát dính rễ bỏ đi đỡ hỏng cát và phần cát bên dưới vẫn có thể tái sử dụng tiếp.
Rễ đâm ra hết mặt sau của khăn nên chị em có thể dùng dao cắt sạch sẽ.
Thành quả sau giá sau khi được làm sạch cát của chị Lê Phương.
NuNu
Mẹ đảm tại Hà Nội chia sẻ cách lưu trữ túi nilon đã dùng rồi để tái sử dụng vừa hữu ích lại vừa gọn nhà
Chỉ với một vài thao tác đơn giản chị Hồng Dương đã giúp những chiếc túi nilon thu nhỏ tới 1/10 kích thước. Nhà bếp nhờ vậy mà gọn đẹp, sạch sẽ và ngăn nắp hơn.
Chuyện sử dụng chiếc túi nilon với các chị em đã không còn xa lạ. Đi siêu thị thì không nói nhưng hễ cứ bước chân tới chợ là dăm ba túi nilon mang về nhà là điều chắc chắn. Để bảo vệ môi trường theo cách của mình, chị Hồng Dương đã nghĩ ra phương pháp gấp gọn để cất giữ những chiếc túi đã qua sử dụng.
Chị Hồng Dương cho biết: " Thật ra mọi người đều biết tới việc cần hạn chế túi nilon để bảo vệ môi trường, nhưng mình không cần không có nghĩa là nhà mình không có. Từ ship hàng đến, khách khứa gửi quà biếu, hàng xóm bạn bè gia đình chia nhau rau củ quả, đồ đạc, đi chợ đều xuất hiện hình dáng của chiếc túi nilon".
Và để hạn chế việc sử dụng túi nilon của bản thân và gia đình, chị Hồng Dương đã lựa chọn giải pháp tái sử dụng hợp lý và cách gấp gọn này nằm trong quá trình đó.
Gấp gọn túi nilon là một trong những bước tái sử dụng hiệu quả mà chị em nên tham khảo.
Với những chiếc túi sạch, tức là không đựng đồ sống (thịt cá dầu mỡ), không dính đất bẩn (đựng rau củ ngoài chợ), chỉ dính chút nước sạch thì chị Hồng Dương sẽ treo cho khô rồi gấp lại. Chị tuyệt nhiên sẽ không rửa/giặt túi nilon vì cảm thấy tốn nước, tốn xà phòng lại không chắc sạch được. Những vết bẩn dù nhỏ nhất cũng là mầm mống vi khuẩn sinh sôi. Chị Hồng Dương sẽ chỉ phơi khô những chiếc túi đựng đồ dính nước sạch. Ví dụ như túi đựng pizza, gà rán bị hấp hơi nước hay túi đựng trà sữa, nước ép lạnh đọng nước mà thôi.
Chị Hồng Dương sẽ gấp gọn chiếc túi theo hình tam giác. Cài lại cho chắc chắn rồi phân loại túi to sang hộp lưu trữ to và túi nhỏ sang một hộp lưu trữ nhỏ. Cụ thể:
Bước 1: Chị trải đều túi nilon ra mặt phẳng lớn, gấp dọc chiếc túi đến khi chiều rộng chỉ còn khoảng 3cm.
Bước 2: Xoay nhẹ chiếc túi, dùng tay gấp hình tam giác theo chiều dọc.
Bước 3: Dùng tay đẩy phần quai túi vào khoảng trống bên trong hình tam giác.
Chỉ cần 3 thao tác đơn giản là bạn đã hoàn thành việc gấp gọn túi nilon. Với những chiếc túi nilon loại nhỏ, bạn cũng chỉ việc áp dụng theo đúng cách làm trên là được.
Cách gấp gọn những chiếc túi nilon kích thước nhỏ theo phương pháp hình tam giác của chị Hồng Dương.
Khi tái sử dụng, túi to chị sẽ đựng những loại thực phẩm có kích thước lớn, lót vào thùng rác hoặc nhiều thì đem biếu ông bà ngoại khi thu hoạch rau ở quê.
Túi nhỏ đa phần chị sẽ sử dụng để rác. Ví dụ như dầu ăn thừa/cặn dầu mỡ sau khi chiên rán. Nước xốt thừa chị sẽ cho vào túi zip hoặc túi nilon nhỏ buộc thắt nút trước khi cho vào túi rác lớn. Như vậy khi thu rác sẽ không tràn ra ngoài, vừa sạch thùng rác nhà mình mà cũng sạch thùng rác chung.
Những chiếc túi nilon được gấp gọn.
Sẽ được chị Hồng Dương lưu trữ trong tủ bếp rất gọn gàng.
Việc gấp túi này ban đầu mới áp dụng sẽ thấy hơi mất thời gian vì chưa quen tay. Nhưng chỉ cần thực hiện vài lần sẽ thấy rất nhanh gọn, đơn giản. Sau một thời gian áp dụng, chị Hồng Dương cũng rèn được kĩ năng phân biệt kích thước của túi qua hình tam giác gập để việc lấy túi phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ nhanh hơn.
Theo nhipsongviet
Giữa dịch virus corona, các mẹ hãy tích trữ đậu nành để làm giá, vừa ngon lại hỗ trợ "gia cố" sức đề kháng Đậu nành (đỗ tương, đậu tương) là một nguyên liệu dễ mua, dễ bảo quản, làm thành giá đỗ thì có thể chế biến thành nhiều món ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe! Đạm đậu nành chứa đủ 8 acid amin thiết yếu mà cơ thể người không tự tổng hợp hết được. Glutamin và argine trong đậu nành là những...