Ở nhà chồng, với tôi lúc nào cũng là bi kịch
Ở nhà chồng, với tôi bây giờ, lúc nào cũng là bi kịch. Tôi trở thành người ít nói vì thấy chồng nói đúng hay nói sai đều bị chửi. Có lúc tôi nói chẳng có ý gì, nhưng bố mẹ chồng định kiến nghĩ là tôi lên lớp, láo hoặc cãi lại.
Viết ra những dòng này, tôi mong mình sẽ nhận được sự chia sẻ chân thành của tất cả các bạn. Tôi rất mong mọi người hãy đọc tâm sự của tôi và cho tôi một lời khuyên hữu ích lúc này.
Đầu tiên, tôi xin được kể về gia đình mình và bản thân. Gia đình tôi có thể nói là căn bản, bố mẹ tôi đều là giáo viên, ông bà mới ngoài năm mươi tuổi. Cấp hai, cấp 3 tôi học xa nhà. Đại học, tôi cũng đi 900km để vào miền Trung học.
Tính tôi hiền, không thích bon chen, căm ghét ai hay để ý mà ganh tị với ai. Tôi không có người yêu. Sau đại học, tôi ra Bắc tìm việc. Hiện tại tôi giảng dạy tại một trường đại học cách nhà tôi 90km. Tôi ở tập thể, ít bạn bè thân.
Cuộc sống cứ êm ả như vậy, nên tôi vừa ngây thơ, vừa khù khờ. Tôi có một vài người theo đuổi, nhưng cứ gặp mà không thích một cái là tôi tạm biệt ngay. Không cho người ta cơ hội, cũng không đắn đo là anh ấy được như vậy, mình thử cho mình một cơ hội xem sao.
Tình cờ tôi gặp anh – hiện là chồng tôi bây giờ, trong một đám cưới của nhà thông gia bên họ ngoại nhà tôi. Chú ruột tôi lấy vợ ở đây. Tôi phải gọi anh trai của thím là bác trai và bác gái. Con trai của bác ấy là bạn thân của chồng tôi.
Lúc gặp anh, anh chỉ nhắn vài tin, liếc mắt đưa tình vài lần, thế là tôi đổ luôn. Chúng tôi hẹn hò, đi chơi. Anh không mời tôi cà phê, xem phim, hay mua quần áo, đồ đạc gì tặng tôi bao giờ. Lúc ấy tôi không để ý chuyện tiền nong của anh, anh tâm lý hay không, công việc ổn hay không, tính tình điềm đạm, chín chắn hay không. Yêu thì cứ yêu thôi và cũng không dự tính gì.
Tôi không biết mình thuộc kiểu người gì nữa. Tôi về nhà anh đôi lần, tôi cũng không xem bố mẹ anh làm nghề gì, nhà cửa nhỏ bé ra sao, xa xôi thành phố cỡ nào. Tôi ở trọ, anh đi làm về thì qua chỗ tôi chơi, ăn cơm. Rồi chuyện đi quá giới hạn cũng xảy ra.
Anh cũng mất đi lòng tự trọng, ra ngoài mất tự tin, hay sĩ diện hão và ai động vào, anh như nhím xù lông. Tôi hối hận và khóc rất nhiều. (Ảnh minh họa)
Tới khi tôi nhận ra anh có công việc lương thấp, vất vả, nhà xa đi lại khó khăn, tôi muốn chia tay, nhưng anh không đồng ý. Tôi tắt điện thoại, không liên lạc, nhưng tôi vẫn ở nhà trọ đó và thành phố bé tí ấy. Tôi có ở đâu mà anh không tìm ra. Tính anh nóng nảy và hung hăng. Chúng tôi có một vài trận xung đột, sau đó anh luôn là người quay lại trước. Tôi mủi lòng, lại tha thứ cho anh.
Trước khi cưới, anh về nhà tôi 2, 3 lần. Bố mẹ tôi là người thương con, tâm lý với con nên chưa bao giờ đánh và áp đặt chúng tôi bất cứ chuyện gì. Bố và em gái tôi có phàn nàn về anh nhưng tôi vẫn theo ý mình. Cuối cùng thì một đám cưới diễn ra.
Về làm dâu nhà anh, tôi mới thấm thía. Hàng ngày tôi đi dạy cả đi cả về là 20km. Dạy sáng xong dạy cả chiều mà đi nữa cộng lại là 40km. Nhưng đường đi khó, nếu mưa thì lần nào tới cơ quan tôi cũng ướt như chuột lột. Nhà chồng tôi cách thành phố 10km, nhưng nông thôn vẫn là nông thôn, cách sống khác nhau một trời một vực. Ở đấy, không dịch vụ gì, đi đâu, mua gì cũng khó khăn.
Gia đình chồng buôn bán nên ai cũng ăn to nói lớn. Điều làm tôi sốc hơn là một ngày, nhà chồng tôi phải cãi nhau ít nhất từ một đến ba lần. Bố chồng tôi là người quanh năm ở nhà làm hàng nên tính ông bảo thủ, gia trưởng, để ý người khác, bắt người khác phải làm theo ý mình nếu không ông sẽ chê bai, hoặc chửi bới.
Mẹ chồng tôi đi chợ, bà thì thoáng hơn một chút nhưng cũng hay chửi con cái và nói với chồng con giọng rất khó nghe. Ông bà bữa nào cũng uống chung một cốc rượu, ông hút thuốc nữa. Việc nói bậy, chửi người, gần như là thói quen của gia đình chồng tôi.
Chồng tôi từng đi làm hai, ba năm. Tôi sinh con, chồng tôi phải ở nhà trông con vì nhà không còn ai và lương chồng tôi lúc đó đang bấp bênh. Hàng ngày ở nhà, tôi dạy theo tiết, còn đa phần được nghỉ thì ở nhà phải trông con để chồng làm cho ông bà.
Chồng tôi không làm ông chửi, làm nhưng không đúng ý ông cũng bị chửi. Anh chẳng khác gì cái máy, từ ăn, ngủ, chơi đều bị bố mẹ quản lý. Bà nắm kinh tế, bố chồng tôi cũng phải hỏi bà tiền nong.
Chồng tôi đi đâu xin một đồng bà cũng không cho, hoặc cho thì bị chửi, cả nhà phải nói nhau một hồi mới có tiền. Lương của tôi thì chi tiền đi lại, cưới xin trong trường, mua sữa-bỉm-hoa quả cho con. Thi thoảng anh cũng hỏi tôi tiền, tôi đưa cho anh mua cái quần, cái áo, lại đóng tiền ăn cho bà nên tôi vẫn phải để anh xin tiền bà.
Tôi thấy ông bà như thế nên không bao giờ đổ thêm dầu vào lửa. Tôi nghĩ chồng có nhiều bế tắc, nên lúc nào cũng nhẹ nhàng với anh. Nhưng anh vẫn điên lên và bảo tôi là lúc nào cũng kêu ca, hành hạ anh. Anh cứ bơ đi mà không hề quan tâm tới vợ con và tương lai hai đứa.
Video đang HOT
Ngày lễ, anh chưa bao giờ tặng hay chúc tôi điều gì. Uống rượu về hoặc bị ông bà nội chửi thì anh cũng chửi tôi, lăng mạ tôi. Có lúc anh lấy cả bố mẹ tôi ra để nói, anh hung hăng, cục cằn không khác gì bố chồng tôi. Anh giống như cái máy, bị bố mẹ chửi nhiều, anh chai lì và biến thành bản sao.
Anh cũng mất đi lòng tự trọng, ra ngoài mất tự tin, hay sĩ diện hão và ai động vào, anh như nhím xù lông. Tôi hối hận và khóc rất nhiều. Tôi cảm thấy có lỗi rất nhiều với bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi mất bao nhiêu công sức, kỳ vọng giờ tôi lại chọn phải người chồng không ra gì, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Tôi trách mình khờ khạo, không biết coi trọng bản thân nên mới đến nông nỗi này.
Ở nhà chồng đối với tôi bây giờ, lúc nào cũng là bi kịch. Tôi trở thành người ít nói vì thấy chồng nói đúng hay nói sai đều bị chửi. Có lúc tôi nói chẳng có ý gì, nhưng bố mẹ chồng định kiến nghĩ là tôi lên lớp, láo hoặc cãi lại.
Ngày nào đi làm về, đi xa đã đành, về nhà tôi còn phải nghe đôi ba lần gia đình chồng nói nhau, chuyện đôi khi rất nhỏ nhưng lại hóa thành to. Con nhỏ, lười ăn nên tâm lý tôi hay căng thẳng. Chồng thì hút thuốc, uống rượu không theo liều lượng nào. Anh hay ốm đau, bệnh tật, không tới mức phải vào viện nhưng lúc thì đau lưng, đau cổ, đau khớp, đau bụng…. Công việc chưa có.
Tôi nói con lớn rồi, anh nghe ngóng công việc rồi đi làm. Tôi còn tìm việc, hỏi han cho anh được đôi ba chỗ, mua cả hồ sơ về anh cũng không quan tâm, lấy lí do là con nhỏ, anh đi làm không ai trông, cứ từ từ rồi tính. Tôi cứ sống trong mớ bòng bong như thế, chỉ mong nghĩ ra cách nào giải quyết khó khăn lớn này.
Cách đây ba bốn tháng, tôi bàn với chồng mở quán kinh doanh hoặc vay tiền mua đất rồi mở quán ngay cạnh trường tôi. Vì bên đó đất đang rộng và tương lai các trường đại học sẽ chuyển dần vào đó. Vợ chồng sang đấy, vừa tiện cho việc đi lại, con bây giờ một tuổi gửi được rồi, lớn một tí đi học cũng tiện. Đặc biệt là giải quyết mâu thuẫn gia đình, giúp anh tự lập, chủ động cuộc sống rồi cuối tuần về với ông bà.
Tôi thuyết phục mãi nhưng anh không dám làm. Đợt hè vừa rồi, tôi về quê ngoại, anh nói sẽ về thưa với bố mẹ tôi mọi chuyện và quyết định. Anh nói anh sẽ đi làm, tôi và con vẫn ở đó. Nhưng tôi không đồng ý. Tối đó tôi vừa nói vừa khóc và giải thích lí do.
Bố mẹ tôi xót xa lắm, ông khuyên chồng tôi và phân tích, gợi ý một vài ý tưởng về công việc và động viên anh nên mạnh dạn làm, rồi hai vợ chồng ra ngoài ở. Thật ra cũng gần mà tiện cho cả đôi bên. Tuy biết con gái sẽ khó khăn, nhưng thấy tôi càng ngày càng gầy, tinh thần như thế nên bố mẹ cũng chỉ biết nói vậy.
Dùng dằng một tháng, anh vẫn để đó. Bàn tiếp với anh, một là anh tảng lờ không nghe, nghe là y rằng cãi nhau. Tôi nhiều lần muốn ly hôn vì thấy anh quá nhu nhược.
Anh nói với tôi nhiều lần rằng anh sẽ tính, sẽ nghĩ nhưng rồi tôi không thấy anh hành động gì. Đỉnh điểm là hai tuần nay, tôi hỏi được một chỗ trọ giá rẻ, phòng rộng ở ngay trung tâm thành phố và đó là nhà trọ của bà cô chồng tôi. Gia đình cô tư tưởng rất thoáng, cô hiểu biết và tâm lý (theo như tôi nghĩ), mọi người luôn ủng hộ và động viên tôi phải ra ngoài ở.
Cô sẽ trông con luôn hộ tôi vì cô đang trông cháu ngoại. Tôi thấy vui quá, về bàn với chồng, anh chẳng nói một lời. Anh nói tôi viển vông, hão huyền. Gốc gác, gia đình ở đây, tiền không có mà toàn nghĩ đâu đâu. Tôi buồn lắm. Tôi yêu anh, nhẫn nhục vì anh, chia sẻ với anh cả tinh thần lẫn vật chất, tìm hướng đi của hai vợ chồng. Anh không những không ủng hộ, trân trọng mà còn thờ ơ, trách cứ tôi.
Một tối, anh nói 2-3 tháng nữa sẽ đi làm, công việc ổn ổn rồi sang bên kia. Tôi đồng ý nhưng tôi nghĩ cứ nên nói với ông bà (vì đứa con gái nhà cô tôi nói với tôi rằng, chị thống nhất ý kiến sớm để em giữ phòng, vì phòng này có nhiều người đặt lắm rồi). Và chúng tôi cũng phải nói để xem ý ông bà, ông bà cho bao nhiêu tiền hay chúng tôi tự lo. Đúng lúc ấy, tôi bị lỡ kế hoạch, tôi mang thai được 6 tuần nhưng không phát hiện ra.
Bố mẹ đẻ tôi thì bảo để đẻ, bao giờ sinh thì gửi đứa đầu tiên về ngoại. Cứ cho nó ở đây 1 năm đến khi tròn 3 tuổi thì lên học, còn bé thứ 2 lúc ấy 1 tuổi là vừa. Bố mẹ lúc đầu cũng khuyên tôi ra ngoài nhưng thấy tôi có thai thì mẹ bảo tôi nên để lại, ở đó thêm một năm nữa, rồi bố mẹ trông hộ một đứa trong một năm, lúc ấy ra ngoài làm cũng chưa muộn.
Nhưng tôi đã định việc gì mà không làm ngay, thì chắc chắn sẽ nhiều vấn đề nảy sinh. Tôi hỏi ý kiến mẹ chồng, bà bảo giữ lại thai, bố chồng thì bảo tùy tôi quyết định. Tôi hẹn với chồng là cuối tuần thưa với ông bà. Tối đó thứ 7 anh đi uống rượu thì tôi ở nhà. Tôi thưa trước với ông bà là tối mai vợ chồng con xin phép có cuộc họp gia đình, chúng con muốn…
Tôi chưa nói xong thì bố chồng tôi đã nói mấy câu như đi thì đừng quay đầu về, rồi ngày trước lẽ ra không cho lấy tôi nhưng vì tôi về đây đã có bầu. Ông cũng nói có đi thì chồng tôi cũng phải xin ông bà, ông nói ở lại thì cũng phải ở. Còn ý kiến của tôi ông đồng ý.
Còn bà, bà tỏ vẻ tức tối và nói như ông rằng đi thì đừng bao giờ qua đầu về gọi ba ơi, mẹ ơi. Đi là đi luôn, mai đi cũng được. Rồi bà nói tôi sướng không biết hưởng, xóm này có ai được như tôi, bà nói tôi là đồ phụ bạc.
Lúc ấy tôi tức lắm cũng nói lại mấy câu rằng tôi không có bụng dạ nào, sao bà bảo tôi phụ bạc. Tình hình như thế, tôi muốn chồng ra ngoài cho anh ấy va chạm. Tôi một thân một mình, lấy chồng xa quê, anh ấy mãi như thế thì tôi biết nương tựa vào ai? Tóm lại, cả hai ông bà đều tức giận và nói những câu không hay.
Tối hôm sau, nhà chú chồng tôi có giỗ. Giữa bao người trong nhà, ai cũng ủng hộ việc vợ chồng tôi tự lập kinh tế. Các bác chú nhà chồng bảo đừng để thành mâu thuẫn gia đình để làng xóm cười. Họ cũng cho việc ông bà nói chúng tôi đi đừng về là không được. Nhưng ông bà vẫn rất cổ hủ và định kiến. Sau đó, hai buổi tối liền, tôi bị mẹ chồng chửi sau lưng. Trước mặt tôi thì bà không nói gì.
Tôi nói với chồng, tôi có thai đi lại vất vả, anh chưa chia sẻ được việc gì. Tôi cảm cúm anh không hỏi han, tôi lo việc của hai đứa thì bị ông bà chửi mà anh cũng im lặng. Ít nhất anh cũng phải lên tiếng là dự định sẽ đi, chứ không mọi người lại cho là tôi tinh tướng này kia. Vậy mà anh cũng thờ ơ.
Hôm qua tức quá, tôi với anh cãi nhau. Anh nói quyết định ở lại. Tôi không muốn nghe và tôi nói, một hai ngày nữa họp gia đình, anh sẽ phải quyết định. Riêng bản thân tôi, tôi không ngại điều gì bởi tôi không sai.
Anh nhu nhược không nói, thì tôi sẽ nói vì đó là cuộc đời tôi và con tôi. Tôi sẽ xin phép nói đầu đuôi lí do tôi xin sang bên kia ở. Ý tốt của tôi, ông bà không hiểu lại quy chụp cho tôi là tôi thế này thế kia thì tôi cũng sẽ nói đó cũng là cách giải quyết vấn đề hơn là hàng ngày cứ phải đối mặt với nó và chồng tôi thì mãi như thế.
Tôi cũng sẽ nói chồng tôi ở lại thì tôi sẽ ra đi, vì chúng tôi không chung chí hướng. Tôi xa quê lập nghiệp, tôi đồng cam cộng khổ cùng anh nhưng anh không muốn thì tôi sẽ dừng lại.
Tôi có nên ở lại nhà chồng rồi hàng ngày cứ đi đi về về 20-40km? Con cái sống trong môi trường như thế, chồng thì tôi không biết anh ấy có tu chí, trách nhiệm hay tâm lý hơn với tôi không? Hiện giờ tôi rất mệt mỏi.
Tôi cũng nghĩ ở với anh – con người nhu nhược, nóng nảy như thế thì cuộc sống tôi sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc. Còn ông bà nội, nếu không biến được mình thì cũng biến con mình thành cái máy thành bản sao như con trai ông bà. Tôi sợ những điều ấy lắm.
Dù khó khăn nhưng tôi nghĩ, mình không giàu sẵn, thì phải chấp nhận tự làm tự ăn. Còn hơn phụ thuộc gia đình như thế. Ra ngoài, có ai biết là chúng tôi sẽ giàu hơn, sướng hơn, chồng tôi có ngoan hơn đâu. Nhưng không cố gắng làm thì sao biết được. Với lại, còn hơn là suốt ngày nghe ông bà chửi và cứ ở mãi trong một môi trường như thế.
Hôm qua tôi đã nói với anh: “Anh ở lại, tôi tôn trọng. Nhưng tôi muốn tìm một hướng đi mới, độc lập và tự chủ, dù khổ nhưng được làm theo ý mình”. Tôi thật sự muốn ly hôn nhưng nghĩ đến con, danh dự và công lao của bố mẹ đẻ của tôi, nghề nghiệp của tôi, thì tôi còn nhiều đắn đo, bộn bề suy nghĩ quá. Tiến không được, mà lùi cũng không xong.
Bây giờ tôi nên làm gì? Hay tôi đang trầm trọng mọi việc lên? Tôi có nên ly hôn không? Có nên để lại cái thai? Tôi nhận mình là một người ít kinh nghiệm, mong các bạn hãy cho tôi một lời khuyên chân thành nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo VNE
Có phải anh không?
Càng trông tôi càng nghĩ da Vũ không phải hồng hào nữa mà là những phiến băng đang dần tan ra và nhòe đi. Tôi chạm vào má anh, rất lạnh...
Sinh viên nữ năm nhất của trường đại học thấy Nguyễn Hoài Vũ là xôn xao. Người ta bàn tán anh ta là sinh viên tài năng, tuyệt vời nhất. Vũ - cái tên đó làm tôi bỗng nhớ một cái gì đó, hơi vu vơ bâng khuâng... Ngoại trừ một việc rắc rối xảy ra với cuốn sách trên tay anh ta thì Nguyễn Hoài Vũ là người tôi sẽ chẳng bao giờ để ý đến.
- Nguyên Chi, bài tập triết học của em làm rất tốt! - Tôi chăm chú nhìn cô giáo môn triết xinh xắn có đôi mắt nhung huyền. Đuôi tóc màu hung đỏ của cô thật ấn tượng.
- Cách triển khai vấn đề rất có ý tưởng, lập luận logic!
"Thế giới của Sophie" - một tiểu thuyết về lịch sử triết học đã giúp tôi. Tôi bị bắt mắt ngay từ lúc thấy nó được dựng trang trọng trong thư viện. Bìa sách màu đỏ thẫm, in hình những làn khói hồng tan loãng trong không khí, con thỏ nhàn nhạt vụt ra từ chiếc mũ ảo thuật hiện lên mông lung trước mắt tôi. Đúng lúc ấy thì Nguyễn Hoài Vũ đi qua, không thể tin được là anh ta cũng có cuốn sách ấy. Tôi đoái mắt nhìn theo, vừa ngạc nhiên, vừa thầm thán phục. Miếng kẹp sách đang nằm ở hơn nửa cuốn sách, hẳn anh ta đọc gần xong rồi. Biết tìm đọc "Thế giới của Sophie", xem ra gout đọc sách cũng không tồi.
- Nhưng cô sinh viên năm nhất, em không được dùng màu mực đỏ thẫm để làm bài, tôi đã dễ tính đấy nhé! - Lúc này Nguyễn Hoài Vũ đã đi qua cửa lớp tôi, miệng huýt sáo và tay đặt cuốn sách lên trước mặt, nhíu mắt lại che nắng. Tôi có nghe thoáng qua lời nói của cô giáo nhưng lại mải để tâm suy nghĩ về điều khác. Chỉ cần đảm bảo dùng một màu mực, tôi nghĩ, vả lại, đó cũng là màu sắc kích thích tốt trí óc.
- Em không trả lời tôi sao? - Cô giáo gõ mạnh tay xuống bàn, tôi giật mình, lúng túng. Mấy người ngồi phía sau bĩu môi, đắc ý: "Chúa lơ đãng!". Tôi nhìn theo cô giáo đang bực mình tiến lên phía bục giảng, mà không biết phải nói gì.
Bước dọc theo hành lang nơi Nguyễn Hoài Vũ đi qua lúc nãy, tôi ngồi lại ở một cái hồ bé. Trời mùa đông, sương trắng giăng phủ khắp mặt hồ lạnh lẽo. Chút sắc vàng của những chiếc lá úa cuối cùng đang nối nhau thả mình xuống dòng sông thật yếu ớt. Nước dềnh lên, dập xuống, nhấn chìm những cây con mảnh dẻ, bé bỏng bên hồ, còn mặt hồ vẫn lạnh lùng phẳng lặng. Lòng tôi hướng về ngày xưa, chút kỉ niệm tuổi thơ mong manh hiện về như gợn sóng nhỏ. Quá khứ năm tám tuổi của tôi tràn ngập hình ảnh của Vũ. Anh không phải là người ở đây. Mẹ tôi bảo bác Tâm ở ngoài Bắc làm ăn thua lỗ nên đưa anh về đây sống.
Bác Tâm là một người tử tế và hiền hậu, ở trọ sát vách với nhà tôi. Tôi còn nhớ lần đầu tiên gặp Vũ, anh trắng trẻo, sáng sủa, và cao hơn hơn tôi một cái đầu. Hiếm có đứa trẻ vùng quê nào được như anh, Vũ nổi bật giữa bầy trẻ con đen nhẻm. Mẹ tôi thường hay mang quà bánh sang cho anh. Mùa hoa cải nở vàng, tôi chạy ngang qua khu vườn mà gọi Vũ. Căn nhà của anh có những mái ngói già nua, Vũ hay ngồi bên cửa sổ mỗi lúc cơn gió đi qua làm phiến cửa gỗ kêu cót két. Bức tường đá qua nhà anh có những hốc nhỏ, tôi kiễng chân leo lên và Vũ vịn tay cho tôi qua. Tôi bỗng nhớ đến câu chuyện nàng công chúa và chàng hoàng tử mà anh đã kể, cảnh tượng của chúng tôi lúc này như đang cùng nhau chạy trốn khỏi vua cha. Tôi nhìn Vũ và mỉm cười. Băng qua vườn hoa cải, váy tôi có dính một ít đất, anh nắm lấy tay tôi. Tôi biết, Vũ cũng muốn trở thành hoàng tử.
Những buổi chiều tàn qua đi nhanh chóng đánh dấu một ngày làm việc mệt nhọc. Tôi bước nhanh chân trên những con ngõ chưa kịp tỏ ánh đèn, nơi ấy những cành hoa yếu ớt đang cố vươn ra những khung cửa để ngỏ. Không có gì rực sáng hơn ánh đèn đầu tiên trong căn phòng mình sau hơn nửa tiếng đồng hồ len qua những con ngõ tối. Tôi thở nhẹ, bật đèn và buông lỏng mình. Cảnh bố tôi đang ngồi tựa trên tràng kỷ làm tim tôi đánh thót.
- Bố đang uống rượu đấy ạ, cho con uống cùng.
- Cái này của tao không dùng cho đàn bà - Bố hất hàm, không thèm nhìn tôi.
- Bố vẫn ôm eo các cô, mơn trớn họ, cùng họ uống đấy thôi. Nhìn bố đê mê, chắc là rượu ngon lắm! - Tôi không nhớ là cách đây bao lâu nữa, mình dùng cách ăn nói xấc xược này để nói chuyện với bố. Ngoài những điều mà tôi cực ghét và căm thù ở ông, tôi vẫn thích cách bố uống rượu, nhất là chọn ly. Ly thủy tinh màu bạc như đang tan ra, màu nước sóng sánh, in những hoa văn trên bề mặt rượu.
- Con ranh! Câm mồm và cút vào phòng mày đi.
Bố hất rượu vào người tôi. Tôi thấy những giọt rượu bé nhỏ li ti len qua từng lớp váy chảy xuống tê rân rân và dừng lại ở vết sẹo đầu gối phải. Vào mùa này, vết sẹo đó hay bị sưng tấy lên. Tôi thả mình xuống giường, trần nhà trắng toát và quá ư sạch sẽ làm cho trí nghĩ tôi mệt mỏi. Một giấc ngủ ngắn đến với tôi, mang theo những mơ mị chập chờn, Vũ đang ngồi bên cửa sổ và bị gió thổi đi. Anh cứ bay như thế, tôi gọi mãi mà anh không trả lời. Tôi nhìn chăm chăm vào anh. Hình như chiều hôm ấy có một cánh diều nhỏ mang tên Vũ bị thả trôi giữa trời... Giấc mơ này đến với tôi không phải lần đầu, nó cứ lặp đi lặp lại, nhức nhối trong lòng như có kim châm phải.
Ngày trước, quá lo sợ trước giấc mơ đó, tôi chạy vội đến kể cho Vũ. Hôm đấy cửa sổ nhà anh bị đóng kín. Tôi tự nhủ có lẽ Vũ bị gió cuốn đi thật rồi. Bác Tâm khăn gói đi xa mấy ngày và mang về khuôn mặt anh Vũ trắng xanh. Mắt đăm đăm nhìn anh, lòng tôi đầy thắc mắc. Vũ nhìn tôi, anh không đưa tôi qua bức tường nữa, anh chỉ ngồi thế thôi. Hoa cải đã hết mùa, vàng héo và rụng rơi. Những cánh hoa xám đã muốn ẩn mình trong đất. Anh Vũ xanh và mệt mỏi. Vũ không còn đủ sức vẽ tranh và kể chuyện cho tôi nữa. Một hôm, anh bảo muốn đi chơi. Lúc đó đã là mùa xuân, anh cho tôi nhiều bức vẽ có hình quả táo đỏ. Vũ kể anh đã thấy những quả táo bóng láng này bày trong tủ kính long lanh trông rất đẹp, quả táo nhòe đi khi phiến băng tan ra. Càng trông tôi càng nghĩ da Vũ không phải hồng hào nữa mà là những phiến băng đang dần tan ra và nhòe đi. Tôi chạm vào má anh, rất lạnh.
Cuối xuân hoa đào nở rộ. Những khu vườn cuối thôn sáng hồng lả tả những cánh đào. Bàn tay bé nhỏ của tôi nằm gọn trong tay anh, Vũ kéo tôi chạy, tôi mơ hồ thấy những đường gân xanh xao. Lần đầu tiên anh chạy ngược với gió mà không bị trôi đi. Vũ kéo tôi chạy nhanh, tôi vừa chạy vừa ngã, đầu gối phải bị xây xước nhiều. Hoa đào xoay tròn trên đầu chúng tôi, cánh hoa xinh xắn, sương lưng lưng dường như cố muốn giữ cánh hoa trên bầu trời xoay mãi. Vũ thở dốc và ho hồng hộc, anh ôm lấy cổ và bầu ngực. Những dòng máu đỏ đang chảy, như thể anh đang khóc bằng mũi. Đầu gối phải của tôi cũng đang chảy máu, nhuộm lên những cánh hoa đỏ thẫm. Ký ức ngày đó sống lại trong tôi hiển hiện, như mới ngay hôm qua, như anh Vũ ở ngay cạnh tôi đây, chưa bao giờ xa cả. Tôi xoa đầu gối mình, hôn lên chiếc sẹo nhỏ.
Buổi sáng uể oải ở trường của tôi được đánh thức bởi giọng nói trẻ con nhí nhảnh của Uyên.
- Đi xem bóng rổ đi, chiều nay có Nguyễn Hoài Vũ, nhé!
- Ừ. Tôi trả lời bâng quơ.
- Chưa có ai làm tớ không thể rời mắt như anh ấy! Cái đầu Uyên lúc lắc, lần nào nhắc đến anh ta, trông cậu ấy cũng rất hào hứng.
Nguyễn Hoài Vũ chơi bóng không thật điêu luyện, anh ta có lẽ hợp với bàn vẽ hơn, việc đưa ra sân bóng chỉ là một chiêu thức câu khán giả, vừa nghĩ tôi vừa cười thầm. Sân trường sôi động như trường học âm nhạc. Nguyễn Hoài Vũ chơi được nửa trận thì rút vào vì chảy máu cam. Anh ta đi qua bệ khán giả, gần kế chỗ tôi đứng. Tôi vô tình được chứng kiến rõ ràng từng nét mặt của Nguyễn Hoài Vũ. Đôi mắt ướt đó rất ít chàng trai sở hữu. Ngực tôi đập thình thịch. Anh ta ngước nhìn tôi, Ngày xưa, Vũ cũng từng có đôi mắt đọng nước như thế. Ánh nhìn của anh ta như kéo tôi đi. Khi Nguyễn Hoài Vũ bước vào phòng y tế, tôi đã đến chặn trước, nhìn chăm chăm vào mắt anh ta. Anh ta cũng chăm chăm nhìn vào mắt tôi. Cái cách mà anh ta dùng ngón tay lau máu cam cũng giống như...
Những ngày gió to, tôi có thói quen đứng trên tầng cao nhất của trường học, và bám chặt vào ban công, như thể sợ gió thổi mình bay mất. Hôm nay tôi thấy rất nhiều chuồn chuồn. Chẳng có ai tôi nghiệp như chúng, muốn khóc mà không khóc được, chỉ biết giữ nước mắt. Đôi mắt chuồn chuồn như hai viên ngọc màu lam, trong veo như những giọt nước ngày xưa tôi cùng mẹ tưới cho vườn hoa cải vậy. Tôi bỗng nhớ mẹ hơn bao giờ hết, nhớ cả vườn cải cuối mùa, bông hoa cải lụi tàn bầm dập trên đất, nơi bức tường có những mái ngói già nua. Nguyễn Hoài Vũ có đôi mắt rất giống anh Vũ. Đứng ở trên này tôi đang thấy anh ta, đôi mắt đó như muốn kéo tôi đi.
Rõ ràng, những ngày này trôi qua thật không bình thường. Hôm nào đó trong mơ tôi thấy Hoài Vũ. Anh ta đứng cùng tôi và bị gió cuốn trôi đi khi trời mây trong nhẹ. Tôi gọi với theo. Vẫn ánh mắt ấy, đôi mắt to ướt, rỏ từng giọt nước mắt kéo tôi đi. Hình như chiều hôm ấy, có người đã nhặt được cánh diều mang tên anh Vũ.
Ngày đầy gió sương ở ga tàu...
Từ nay muốn đi về thôn phải đi qua đường lớn. Căn nhà cũ của tôi chắc đã cũ kĩ lắm rồi. Đang tiết trời mùa xuân, hoa đào sẽ nở rộ. Mặt trời mệt mỏi, xe cộ nườm nượp, tôi đứng tần ngần...
Nguyễn Hoài Vũ đứng ở phía sau nắm chặt lấy tay tôi, kéo tôi băng qua đường. "Anh Vũ, anh Vũ, từ từ đã, anh đến từ bao giờ, anh đưa em đi đâu". Bàn tay bé nhỏ của tôi nằm gọn trong tay anh, tôi mơ hồ thấy những đường gân xanh xao. Tháo giày cao gót, tôi chạy theo Vũ, gió thổi làm chiếc váy nhiều tầng của tôi bay lướt thướt. Chúng tôi chạy ngược gió, đã thấy sương lưng lưng, lả tả hoa đào xoay tròn đỏ thắm. Máu chảy xuống chân không đủ nhanh, nghẽn lại ở đầu gối phải. Tôi cúi người đưa tay xoay lấy nó, vết sẹo nóng đỏ và hiện dần thành hình trái tim...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Suýt mất chồng vì photoshop Người ta thở dài bảo tôi không biết hưởng phước, lấy được người chồng hiền lành, chu đáo như thế mà không biết trân trọng... Đây là bài học rút ra được trong cuộc sống về cái sự hiểu lầm chồng. Tôi xin viết ra đây mong chị em tham khảo. Biết đâu một ngày nào đó bạn cũng gặp trường hợp tương...