“Ở nhà anh nuôi” phụ nữ thông minh chớ dại dột mà nghe theo
Phụ nữ, lấy chồng nghèo đã đành, nhưng nếu lấy được ông chồng khá giả, hứa sẽ nuôi cả đời thì hãy coi chừng cẩn thận thiệt thân.
Dẫu biết lo toan cơm áo gạo tiền là gánh nặng mà chả người phụ nữ nào mong muốn, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ hạnh phúc khi không làm ra tiền. Phụ nữ không cần phải kiếm quá nhiều tiền, nhưng phải kiếm đủ để phòng cho mình một con đường lùi. Hôm nay đàn ông thề non hẹn biển với mình, ngày mai biết đâu đã lại dùng những lời nói ấy cho một bóng hồng khác. Không chỉ vậy, phụ nữ độc lập tự chủ luôn còn luôn khiến cánh mày râu thèm khát, kể cả khi bạn đã có gia đình.
Ảnh minh họa
Giai đoạn tốt nhất để bắt đầu một cuộc hôn nhân là khi bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và đủ khả năng tự chủ tài chính. Để sau này, có lấy phải chồng nghèo khó hay giàu sang cũng có tiếng nói và bản lĩnh khiến chồng nể phục. Phụ nữ nên nhớ, cuộc đời này đừng bao giờ mang danh là “kẻ ăn bám chồng”, để rồi tủi nhục, thiệt thân. Đừng trông chờ bất cứ thứ gì khi lấy chồng. Dù gì đi nữa, hãy làm chủ cuộc sống của mình kể cả khi lấy chồng, có con, làm vợ và làm mẹ
Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát
Đừng nghĩ kết hôn rồi, tiền anh là của em, tiền em là của anh. Tiền bạc là thứ dễ khiến người ta xa nhau nhất, đừng vì vật chất mà để người khác coi thường. Phụ nữ tự chủ tài chính sẽ có tiếng nói trong gia đình. Đàn ông kiếm được tiền, mang vai trò là trụ cột gia đình nên có quyền ra lệnh và phán xét người khác. Đàn ông có tiền và quyền hành, họ chỉ xem phụ nữ là công cụ, là vật sở hữu của bản thân. Liệu bạn có thể tin vào câu nói thề non hẹn biển, tiền anh cũng là của em không?
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Lúc mới kết hôn yêu nhau là thế, thương nhau là thế. Nhưng sau một quá trình, có thể ngắn cũng có thể dài, tình cảm của người chồng vơi nhạt dần, thì liệu có gì đảm bảo cho người phụ nữ một tương lai vững bền? Nếu người vợ dùng tiền của chồng, điều đó không sai, nhưng chắc chắn sẽ bị lệ thuộc cả thể xác lẫn tinh thần. Chồng bạn có thể không thoải mái khi bạn mang tiền của anh ta về biếu bố mẹ đẻ của bạn, hay đơn giản là bạn dùng tiền đó mua một món đồ cho bản thân. Nhưng với chính đồng tiền bạn làm ra, bạn hoàn toàn làm chủ được những điều này. Vì vậy, trong hôn nhân thứ phải phân minh và rạch ròi nhất là tiền bạc.
Tuyệt đối không xin xỏ tiền chồng
Đừng tự biến mình thành “kẻ ăn bám” nếu như bạn vẫn còn khả năng lao động. Nếu thật sự là người biết quan tâm và suy nghĩ, anh ấy sẽ tình nguyện cho tiền bạn mua đồ biếu ba mẹ, hỗ trợ anh chị em. Còn không thì tuyệt đối đừng mở miệng van xin, nài nỉ những đồng tiền từ chồng. Làm vậy, bạn không khác gì những cô nhân tình ngoài kia, tình nguyện “làm trò” để xin xỏ tiền từ đàn ông. Trong cuộc đời, phụ nữ nhất định phải có cốt cách trong sạch, tự mình kiếm tiền, tự mình mua những thứ mình thích. Thời buổi hiện nay, phụ nữ và đàn ông vốn rất bình đẳng. Phụ nữ hiện đại kiếm tiền còn giỏi hơn đàn ông và bản lĩnh hơn rất nhiều.
Tự quản lý tiền mình làm ra
Ảnh minh họa
Tiền của mình, do bản thân tự quản lý sẽ tốt hơn, đừng đưa hết cho chồng. Bởi khi gặp khó khăn, bạn sẽ tự chủ được, không phải xin phép bất cứ ai. Đôi khi lập quỹ đen cho riêng mình cũng tốt, đàn bà chỉ hạnh phúc khi có tiền bạc và con cái trong tay. Nếu lấy chồng khi còn tay trắng để rồi ăn bám chồng thì đừng hòng mà làm chủ cuộc sống của mình. Đàn bà đừng tin vào những câu như “ở nhà anh nuôi” để rồi mụ mị đầu óc, sống mãi trong những lời mật ngọt chết ruồi của đàn ông.
Theo Phunutoday
Nàng dâu choáng váng bởi câu nói của bố chồng khi tiệc cưới còn chưa kết thúc
Lễ thành hôn diễn ra khá vui vẻ, suôn sẻ. Nào ngờ, vừa bước xuống sân khấu, bố chồng tôi tiến lại, ghé tai nói những lời làm tôi nghẹn đắng:
Ảnh minh họa
Tôi năm nay 27 tuổi, đám cưới của tôi vừa diễn ra tuần trước. Có lẽ do duyên số nên tôi từng trải qua nhiều mối tình nhưng kết thúc không có hậu. Tôi quen anh ở nơi làm việc. Công ty của anh ở tầng 4 còn công ty tôi ở tầng 3. Thấy tôi nhẹ nhàng, dễ nhìn, anh quyết tâm trồng cây si rồi theo đuổi tôi bằng được. Giữa lúc buồn bã vì mối tình cũ tan vỡ, tôi mở lòng đón nhận tình cảm của anh mong sao quên được quá khứ.
Yêu nhau được 2 tháng, anh làm tôi bất ngờ khi lần đầu tiết lộ về gia cảnh nhà mình. Bố mẹ anh chia tay từ năm anh 10 tuổi, do bố anh phản bội mẹ, qua lại với nhiều người phụ nữ khác. Hiện tại bố anh không có vợ chính thức nhưng có tới 3 người con rơi bên ngoài. Còn mẹ anh đã tái hôn và có với người chồng mới 2 người con nữa. Vậy là nếu tôi về làm dâu nhà anh, tôi sẽ có 2 bố chồng cộng với 5 người anh em nhà chồng.
Thấy gia đình anh phức tạp, lúc đầu tôi cũng sợ hãi, suy nghĩ rất nhiều nhưng chắc do duyên số nên càng ngày tôi càng yêu anh hơn. Anh cũng hứa sẽ luôn đối tốt với tôi, sẽ cố gắng hết sức để tôi không phải khổ. Sau 2 năm hẹn hò, chúng tôi quyết định chấp nhận tất cả để gắn bó cả đời với nhau.
Vì gia đình chồng phức tạp nên quá trình chuẩn bị lễ cưới của chúng tôi cũng diễn ra khá căng thẳng. Vì không còn chung sống nên họ gần như tách bạch toàn bộ về kinh tế. Đầu tiên là quà cưới bố mẹ chồng tặng con dâu, tôi nghe đâu bố mẹ anh ấy đã cãi cọ và cuối cùng thống nhất là mỗi bên đóng góp 1 nửa để mua tặng con dâu 1 chiếc dây chuyền vàng!
Sau phần quà cưới là đến phần cỗ cưới, vì bố mẹ chồng tôi có bạn, họ hàng riêng nên 2 người thống nhất: cỗ đãi bạn, họ hàng của ai thì người ấy thanh toán tiền cỗ, giá mỗi mâm cỗ ở nhà hàng là 2,2 triệu cứ thế nhân lên.
Nghe chồng kể chuyện mà tôi thấy cám cảnh và chán nản thực sự. Nhiều lúc tôi chỉ muốn hủy hôn vì tôi nghĩ rằng tôi về làm dâu ở một gia đình như vậy sẽ không hạnh phúc, chịu nhiều ấm ức.
Ngày cưới của tôi, có khoảng 20 người họ hàng, bạn thân đưa tôi đi từ quê đến nhà hàng nơi nhà trai tổ chức tiệc cưới. Tôi cũng mời thêm 3 mâm bạn bè làm cùng ở Hà Nội, không có cơ hội để về quê ăn cưới. Lễ thành hôn diễn ra khá vui vẻ, suôn sẻ. Nào ngờ, vừa bước xuống sân khấu, bố chồng tôi tiến lại, ghé tai nói những lời làm tôi nghẹn đắng: "Lát con ở lại thanh toán 6 mâm cỗ họ hàng và bạn bè con nhé, 2,2 triệu 1 mâm rồi hãy về".
Những lời nói của bố chồng làm tôi sốc vô cùng. Tôi thật chưa thấy một đám cưới nào mà đoàn đưa dâu phải tự trả tiền cỗ trong ngày lễ thành hôn. Tôi không nghĩ là bố chồng tôi có thể xử sự tệ đến vậy. Tôi nói chuyện này với chồng thì anh nói: "Bố mẹ cãi nhau vì không ai chịu thanh toán 6 mâm cỗ họ hàng và bạn bè của em".
Tôi thấy mắt nhòa đi, đầu óc quay cuồng vì ức chế, tủi nhục. Nếu biết trước sẽ xảy ra chuyện này, chắc chắn tôi không cưới anh, không về làm dâu nhà anh làm gì. Việc nhà trai đãi cỗ nhà gái trong ngày rước dâu là lễ nghĩa, chẳng ai tính toán chuyện tiền bạc làm gì, vậy mà....
Vậy là ngày vui của tôi bớt vui đi mấy phần. Suốt từ lúc đó đến khi kết thúc buổi tiệc, tôi không thể nở một nụ cười. Kết thúc buổi tiệc, tôi chẳng nói chẳng rằng chỉ nhẹ nhàng cầm tiền thanh toán 6 mâm cỗ cho bố chồng. Nhìn ông ấy cười nhoẻn rồi đếm tiền, tôi cảm thấy khinh bỉ vô cùng.
Không biết cuộc sống của tôi sẽ như thế nào với bố chồng ích kỷ, tham lam như thế này.
Theo Danviet
Mỗi ngày đưa vợ 50 ngàn đi chợ nhưng vẫn thấy bàn ăn toàn đồ hải sản, 1 lần lén theo dõi vợ thì phát hiện sự thật sững sờ Từ ngày về nhà Hùng, Trinh mới biết cuộc sống hôn nhân khó khăn đến mức nào, nó hoàn toàn không giống tưởng tượng của cô khi yêu. Vì cuộc sống còn nặng nề chuyện cơm áo gạo tiền nên họ không thể nào dành trọn hạnh phúc cho nhau. Đặc biệt là khi Trinh có 1 bà mẹ chồng tai quái như...