Ở nhà ăn… mắng!
Không biết có cách gì ở nhà mà dễ thở hơn không? Kiểu này chưa hết dịch chắc em đã phát điên rồi đó.
Thưa chị Hạnh Dung,
Chống dịch thì bây giờ ai cũng “thông” việc ở nhà rồi. Cách đây vài tuần, xã hội còn nhao lên tranh cãi đòi đi học hay ở nhà. Nay thì im hết, chẳng còn lý do gì mà cãi.
Ở nhà cho yên, nhưng mà… khổ quá. Không có công lên việc xuống gì, nhưng lúc nào cũng muốn phát điên chị ơi. Tụi nhỏ mọi khi chơi xong xếp dọn đồ chơi đã thành nền nếp, nay chúng bảo: “Để đấy tụi con chơi nữa, xếp mất công lấy ra”. Thế là nhà như bãi chiến trường.
Ông chồng mới… chán, suốt ngày ôm máy tính. Ăn sáng, ăn trưa, tối khuya đi ngủ, chuyện gì cũng đợi gắt lên giục giã mới chịu. Hình như mọi người nghĩ ở nhà nghĩa là ì ra, không còn nền nếp gì nữa. Áo quần vắt thành ghế, giày dép vứt lăn lóc, nhưng chỉ mình em không chịu được, còn cả nhà… tỉnh bơ.
Đã thế chồng còn bảo: “Phải vậy em mới thấm, mới thông cảm cho các cô bảo mẫu, các giáo viên hằng ngày chăm lũ con em”. Chưa hết, ảnh vẫn cứ đi ra ngoài, bảo tập thể thao với nhóm bạn, còn cười em: “Làm gì mà sợ dữ?”.
Thật khổ chị ơi. Bao giờ trở lại ngày xưa? Em chỉ còn cách “trốn” vào những phim bộ Hàn quốc mới tạm thư giãn.
Không biết có cách gì ở nhà mà dễ thở hơn không? Kiểu này chưa hết dịch chắc em đã phát điên rồi đó.
Thúy Ngần (TP. HCM)
Em thân mến,
Video đang HOT
Thư em khiến tôi bật cười nhớ đến cái bảng “thời gian biểu” lan truyền trên mạng. Trong đó, sáng trưa chiều nhiệm vụ của các thành viên trong gia đình như sau: Trẻ con: thức dậy, ăn sáng – ăn mắng. Làm bài tập – ăn mắng. Chơi – ăn mắng. Chồng: thức dậy, ăn sáng – ăn mắng. Điện thoại – ăn mắng. Chiếm nhà vệ sinh – ăn mắng. Tối ngủ trễ – ăn mắng. Lịch của vợ: thức dậy ăn sáng, mắng chồng, mắng con. Ăn trưa, xem phim, mắng con, mắng chồng…
Đọc mà bật cười, lịch sống một ngày toàn kèm “ăn mắng”.
Hình như nhiều nhà như vậy, nên mới thích thú chia sẻ hàng loạt, cứ như đang khoái chí bảo nhau: “Xem nè, nhà nào chả thế, giống nhau quá, ai nghĩ ra cái lịch “ăn mắng” này tài ghê”.
Tôi không nói về “phụ nữ quán xuyến, phải mềm mỏng và sắp xếp phân công khoa học cho gia đình đầm ấm này nọ” vì điều đó… ai cũng biết rồi, nhưng nhiều người chẳng thể nào thực hiện được, mà lại chỉ “bắt” mình phụ nữ thực hiện. Còn… cái đám “ăn mắng” kia, xứng đáng để… “ăn mắng” quá đi chứ, dồn nỗi lo cho mỗi một người.
Chắc em cũng đồng ý – ta phải tập ghìm bớt những đòi hỏi cao của mọi ngày, coi đây là những ngày bất thường, cho con nó bừa một tý cũng là hợp lý. Nếu muốn ông xã làm việc nhà, đừng cau có, đừng “lôi ổng” vào đứng nghe “tuyên án khiển trách”, hãy bình tĩnh nhờ từng việc cụ thể. Đàn ông họ tư duy cụ thể chứ không thông cảm cơn cáu giận, mắng mỏ.
Mà xem “cái lịch” nói trên, thì việc của người vợ chắc chắn rất nhiều, lại chẳng ấn tượng bằng dày đặc “mắng chồng, mắng con” mọi lúc mọi nơi, chỉ hạ hỏa khi “bả” mắng xong nằm… xem phim bộ ngôn tình xứ Hàn.
Muốn chồng ở nhà, sao không vui vẻ kể chuyện bây giờ có “công thức hay” mà dân mạng dẫn ra hết sức dí dỏm: “Yêu Tổ quốc yêu đồng bào – Đang ở chỗ nào ở yên chỗ đó… Thật thà khai báo, dũng cảm cách ly – rửa tay theo hướng dẫn ngành y…”. Chắc chồng sẽ cười và thấm tầm quan trọng việc “Tổ quốc cần bạn hãy… đứng im”. Đứng im đừng chạy lung tung, phá phách, gây khó cho chống dịch.
Hãy cố biến những ngày ở nhà thành sự đoàn tụ ấm cúng, chăm sóc nhau, yêu thương nhau, vì cuộc đời này, đâu ai biết được mình sẽ sum họp được bao lâu…
Thân chúc em tạo dựng ra cái lịch yên ổn mà vui của gia đình trong mùa dịch.
Hạnh Dung
Những điều tưởng đơn giản nhưng lại có sức tàn phá hôn nhân
Đôi khi mối quan hệ của hai vợ chồng rạn nứt không phải vì những lý do đao to búa lớn, mà lại chỉ vì những chuyện rất nhỏ nhặt nhưng có sức tàn phá hôn nhân mà không ai ngờ.
Phân chuyện nhà không hợp lý
Một bên ghét thùng rác chứa đầy rác và không chủ động đi vứt rác. Bên khác luôn nghĩ rằng hãy tạo cho người kia một cơ hội để đụng tay vào việc nhà. Mặc dù nó chỉ là chuyện lặt vặt thôi nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng cũng như hứng thú của cả hai người trong một cuộc hôn nhân.
Tốt nhất thì dù chuyện nhỏ hay to, cả hai cũng nên thỏa thuận và phân chia việc nhà một cách hợp lý. Nếu thỏa thuận về việc vệ sinh đó bị phá vỡ, cả hai nên thành thật thừa nhận sai lầm.
Chuyện dọn dẹp vệ sinh hay đổ rác chỉ là việc nhỏ. Một người chưa từng đổ rác hay quét dọn sẽ vô cùng hoang mang khi thấy rằng bỗng nhiên người bạn đời tức giận chỉ vì chuyện mình chưa dọn dẹp bao giờ. Cơn cãi vã sẽ nổ ra chỉ vì sự vô tâm đó đấy. Dọn dẹp là chuyện nhỏ nhưng sự liên tưởng đến ý thức, trách nhiệm trong hôn nhân lại lớn vô cùng.
Những câu nói vô ý nhưng lại có sức sát thương
Trên thực tế có không ít cặp vợ chồng lôi nhau ra tòa chỉ vì những lời nói đùa không đúng lúc và không đúng chỗ, ví dụ: Khi người vợ nhận được tin bà ngoại qua đời, cô liền chia sẻ điều này với chồng, người chồng nói: "Chỉ là bà ngoại chết thôi mà?", câu nói của người chồng khiến cô sững sờ, hơn ai hết, cô đã kể cho anh nghe về tình yêu của bà đối với cô và cô cũng yêu bà như thế nào. Vậy mà người chồng lại có thể buông ra một lời nói vô tâm đến vậy. Sau đó, dù anh giải thích là đùa để cô bớt đau thương nhưng người vợ dần cảm thấy đây không phải là người có thể thấu hiểu và chia sẻ vui buồn với mình, vợ chồng vì thế cũng dần dần mà rạn nứt.
Để người nhà can thiệp quá nhiều vào cuộc sống hôn nhân
Mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng nhiều khi trở nên rối rắm và khó tháo gỡ là bởi sự tác động từ phía người nhà của họ, đặc biệt là cha mẹ hai bên. Bố mẹ chồng hay nghĩ xấu cho con dâu, còn bố mẹ vợ vì thương con thương cháu mà trách móc chàng rể vô cớ.
Vậy nên, phụ nữ tuyệt đối đừng để chuyện riêng của hai vợ chồng lọt dến tai các bậc phụ huynh, cho dù cãi nhau cũng nên cãi nhau trong... im lặng, đừng lớn tiếng quát nạt chồng hoặc tố khổ với người nhà ngoại.
Không bao giờ bày tỏ tình cảm
Đây mới là vấn đề, là mấu chốt của việc chẳng làm gì cả nên dẫn đến hôn nhân có vết rạn. Nhiều người nghĩ rằng khi kết hôn rồi, chuyện của hai vợ chồng chỉ là làm việc lo toan cho gia đình thôi. Họ quên luôn cái đầu tiên dẫn đến chuyện về chung một nhà ấy chính là tình yêu. Bởi thế, họ chẳng bao giờ bộc lộ tình cảm hay nói lời yêu thương.
Đó chính là điều khiến không ít người hụt hẫng. Những cảm xúc như giận dữ, thất vọng, yêu thương hay mong chờ... sẽ góp phần giúp mối quan hệ trở nên nhiều màu sắc hơn, tạo nên những sự gắn kết trong nhà. Sau một ngày dài mệt mỏi, được lắng nghe những lời ngọt hay hay quan tâm chia sẻ thì sẽ thật tuyệt vời đấy!
Trong cuộc sống hôn nhân, đôi khi người ta ngỡ ngàng vì bị người kia chỉ trích mà chẳng rõ bản thân đã sai ở đâu. Đôi khi, hãy ngừng lại vài giây để nhìn nhận lại bản thân mình. Bạn đã hết mình, có trách nhiệm hoàn toàn với cuộc hôn nhân ấy chưa. Đừng bao giờ khiến vấn đề của bản thân ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trạng của người khác. Nó có sức phá vỡ hôn nhân nhanh lắm đấy!
Mang những bực bội trong công việc về nhà
Trong xã hội hiện đại, bất luận là nam giới hay phụ nữ thì cũng đều phải chịu những áp lực về công việc và kinh tế.... Những vấn đề này thường ảnh hưởng và làm cho chúng ta cảm thấy đau đầu, dễ bực bội, cáu giận. Nhưng bạn nên nhớ rằng không nên mang những bực bội trong công việc về gia đình. Bởi vì tâm trạng của bạn lúc đó dễ dàng khiến cho cả gia đình không vui vẻ. Tất nhiên, không phải là bạn hoàn toàn không được mang những tâm sự trong công việc về giãi bày với mọi người trong nhà, nhưng việc tâm sự khác với thái độ giận cá chém thớt.
Áp đặt thói quen của mình lên người kia
Vợ chồng xét cho cùng thì vẫn là hai cá thể khác nhau, xét cho cùng thì vẫn là hai con người riêng biệt cùng sống dưới một mái nhà. Chính vì thế, thói quen riêng của mỗi người sẽ ảnh hưởng tới đối phương là điều khó tránh. Những điều khác nhau này có thể trước khi lấy nhau bạn sẽ không nhận ra hoặc không quá để ý.
Cả hai đều quá tự trọng
Chúng ta luôn đề cao sự tự trọng nhưng tự trọng thế nào để vừa đủ cho một cuộc hôn nhân thì không phải ai cũng biết cách để điều khiển sự tự trọng đó. Nhiều người hay nhầm lẫn cái Tôi và tự trọng, vì thế câu chuyện của vợ chồng hiện đai luôn xuất hiện những vấn đề như mâu thuẫn về quan điểm sống, kinh tế rạch ròi của ai người nấy tiêu, người vợ vì sĩ diện và tự trọng nên cũng không mở lời đề nghị chồng phải có trách nhiệm nộp một khoản thu nhập hàng tháng để chi tiêu, người chồng thì cho rằng vợ là người không biết thu vén nên cũng không muốn giao tiền cho vợ, cả hai cứ sống trong việc chờ đối phương lên tiếng trước, cuối cùng, mạnh ai nấy sống, hồn ai nấy giữ, hôn nhân chính xác là câu chuyện góp gạo thổi cơm chung, hoàn toàn không có sự gắn kết và hướng đến những giá trị về sự hòa hợp, trách nhiệm và tình thương yêu. Điều cần phải có để kiến tạo nên một gia đình bình yên.
An Hoa (t/h)
Nghe tin mẹ bạn trai "đả chiến" với người ta, tôi cuống quýt lao tới, để rồi biết nguồn cơn thì chính tôi là người muốn "tăng xông" hơn cả Ôi trời ơi, vừa nghe đến đó thì đến phiên tôi là người "tăng xông". Để rồi mỗi người vài câu thì tôi đã tường tận câu chuyện. Gần 10 giờ tối hôm qua, tôi chuẩn bị đi ngủ thì một chị cùng xóm trọ với Tuân (bạn trai tôi) hớt hải gọi điện tới. Chị bảo tôi đến nhanh đi, mẹ Tuân...