ộ mốt chơi thú lạ thể hiện đẳng cấp
Rắn roi, đuông dừa, nhím, nhện độc Tarantula, sóc bông Chinchilas, ếch Pacman, bò cạp… đang được nhiều bạn trẻ tìm mua làm thú cưng để… khẳng định đẳng cấp.
Theo lời giới thiệu trên một trang web chuyên về thú cưng, chúng tôi điện thoại gặp Quân (sinh viên Trường Đại học GTVT III) để hỏi mua một chú nhím.
Chơi cho bằng bạn bè
Trong căn phòng trọ nhỏ trên đường Trương Phước Phan (quận 6 – TPHCM), 16 chú nhím kiểng nhỏ xíu nằm trong chiếc chuồng bằng nhựa mica. Chúng tôi ngỏ ý muốn mua nhím làm quà sinh nhật cho em trai, Quân niềm nở: “Quà sinh nhật này bảo đảm đúng ý mấy nhóc teen. Nhím lớn (vài tháng tuổi) màu muối tiêu 270.000 đồng/con, màu sữa 300.000 đồng/con. Nếu khách muốn mua nhím “baby” (bằng 3 ngón tay, độ tuổi nhỏ hơn), giá 160.000 – 170.000 đồng/con, mua một cặp thì giá 260.000 đồng”.
Quân cho biết cách đây 1 năm, trong 1 lần lên mạng, chàng sinh viên năm 3 thấy bạn bè đua nhau nuôi nhím nên tò mò, hỏi tìm khắp nơi để mua về nuôi thử. “Hồi đó, tôi mua một lúc 10 con nhím, hết 3,5 triệu đồng về nuôi chơi cho bằng bạn bè. Sau thời gian nuôi, nhím đẻ con nên nhiều lên, tôi đem bán bớt”.
Nhím (ảnh lớn), nhện độc (ảnh nhỏ) đang được nhiều bạn trẻ tìm mua làm thú cưng
Video đang HOT
Quân dặn chúng tôi muốn bắt nhím phải thật nhẹ nhàng, lựa theo chiều lông rồi nhanh chóng tóm lấy. Những lần đầu không quen, có thể bị lông nhím đâm trúng nhưng sau vài lần sẽ quen. Nhím trong thời gian mang bầu rất khó chịu, không muốn ai lại gần. Sau khi sinh, nếu nhím mẹ “tức giận”, có thể cắn con đến chết. Một năm chăm sóc nhím, Quân đã 2 lần gặp trường hợp như trên.
Cũng theo lời Quân, 2 năm trước, giới trẻ đổ xô nuôi chuột Hamster. Tuy nhiên, 1 năm trở lại đây, nhím bắt đầu lên ngôi, chuột Hamster nhanh chóng rớt giá (trước đây 1 con chuột Hamster có giá từ 100.000 đồng đến gần 800.000 đồng, nay chỉ còn 40.000 – 50.000 đồng).
“Chuột Hamster dễ lây bệnh cho động vật khác hoặc người nuôi. Nuôi chuột Hamster phải thường xuyên chăm sóc, chơi với chúng, nếu không chúng rất dễ nổi cáu, cắn người. Trong khi đó, nhím dễ nuôi, không độc hại. Chỉ cần mua một bịch thức ăn dành cho mèo với giá 30.000 đồng là có thể cho nhím ăn cả tháng” – Quân nói.
Để chứng tỏ sành điệu (!)
Ngoài nhím, giới trẻ còn thích nuôi rắn roi, nhện độc Tarantula, kỳ nhông Nam Mỹ, bò cạp… Theo số điện thoại được đăng trên 1 trang mạng, chúng tôi liên hệ với Phong (ngụ quận Gò Vấp – TPHCM), một người chuyên bán rắn roi. Sau một hồi dò xét, Phong giới thiệu: “Tôi bán rắn nhiều năm nay rồi, rắn này không độc, không có răng. Hàng lấy từ Bình Thuận, có nhiều màu: trắng, xanh lá, vàng, nâu… Đồng giá 250.000 đồng/con, miễn trả giá”.
Theo Phong, năm nay là năm rắn, nhiều bạn trẻ nuôi rắn roi để “lấy hên”. Rắn roi dễ nuôi, chỉ cần bỏ trong hộp kín có nắp đậy, kèm theo thau nhỏ đựng nước để chúng tắm và uống. Thức ăn chủ yếu của rắn roi là dế, mua 2.000 đồng đủ để mỗi con ăn 1 tuần.
Những con thú khác có giá cao ngất ngưởng cũng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Một người tên Linh (ngụ quận Bình Tân – TPHCM) chuyên bán nhện độc cho biết tùy màu sắc, độ mau lớn mà nhện có giá khác nhau. Nhện độc Tarantula 500.000 đồng – 2,5 triệu đồng/con. Nhện cảnh mới mua về nhỏ như cây tăm, nếu nuôi 3 năm có thể bán được 3 – 4 triệu đồng/con. Thức ăn chủ yếu của nhện là sâu, dế.
“Nhện dù độc nhưng nếu biết cách bắt từ phía sau đỡ lên thì không sao. Người nuôi cho ăn thường xuyên, nhện quen mùi, không cắn. Nếu không may bị nhện cắn, chỉ cần đến bác sĩ mua thuốc về uống là không sao. Muốn chứng tỏ sự sành điệu thì nên nuôi loại này” – Linh thuyết phục.
Ngoài ra, rất nhiều thú độc, lạ khác cũng được rao bán tràn lan trên mạng với đủ các chủng loại và giá cả: sóc con (120.000 – 250.000 đồng/con), bò cạp (80.000 đồng/cặp), kiến kiểng (50.000 – 500.000/ổ), khỉ mini Marmosets (6.000 – 10.000 USD/con), rồng Úc Bearded (2 – 5 triệu đồng/con), sóc bông Chinchilas (500 USD/con), rắn sữa (3 – 6 triệu đồng/con)… Nhiều trang web còn nhận tìm những thú quý hiếm theo yêu cầu của khách hàng.
Chơi ngông, khoe của
Dạo trên các diễn đàn tuổi teen, Facebook, rất dễ tìm thấy những bức ảnh gây phản cảm của giới trẻ. Không chỉ là những bức ảnh được chụp trong tư thế hở hang, uốn éo, nhiều bạn trẻ còn liên tục chụp ảnh với điện thoại xịn, túi xách, quần áo… hàng hiệu để khoe của. Cá biệt, có bạn trẻ khoe ảnh trong tư thế đang “phê” chất kích thích một cô gái dùng những tờ tiền có mệnh giá lớn và điện thoại xịn đắp lên người cho thiên hạ “lác mắt” …
Thời gian qua, dư luận phẫn nộ trước việc một nam sinh tung lên Facebook hình ảnh anh ta mặc áo ba lỗ giẫm cả hai chân lên đầu cụ rùa ở Văn Miếu, sau đó ngồi luôn xuống đầu rùa hay một nữ sinh viên ở Hà Nội tạo hình Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng cách tự đội chiếc rổ trên đầu thay mũ, chổi quét nhà thay quyền trượng, khăn tắm quấn quanh người làm áo cà sa, mâm đồ lễ trước mặt đầy những tờ tiền mệnh giá cao…
Chơi ngông, khoe của với những hành vi phản cảm, thiếu ý thức, thậm chí vi phạm pháp luật để rồi sau những phút giây “tự sướng”, một số bạn trẻ đã phải trả giá.
Theo 24h
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 23: Bước ngoặt từ... mớ trái cây hỏng
Bước ngoặt cuộc đời xảy đến khi anh Nguyễn Văn Cường ở khu phố Long Bình, P.Xuân Phú, TX.Sông Cầu (Phú Yên) nhìn thấy các loại trái cây hỏng nằm lẫn với rác bỏ đầy chợ. Vì tiếc, anh nghĩ tới việc nuôi con gì ăn được loại này thì sẽ không tốn chi phí, lợi nhuận sẽ cao hơn. Đến với nghề nuôi nhím từ ý tưởng trên, bản thân anh cũng không ngờ, cuộc đời anh thay đổi từ đó.
Người dân có nhu cầu mua giống các loại vật nuôi như nhím, rùa nước hoặc trao đổi kinh nghiệm làm ăn, tham quan trang trại của anh Cường xin liên hệ địa chỉ: Nguyễn Văn Cường ở khu phố Long Bình, P.Xuân Phú, TX.Sông Cầu, Phú Yên; điện thoại: 0987175819.
Đó là năm 2003, khi anh Cường bắt đầu với 4 cặp nhím giống, giá 700.000 đồng/cặp. Bầy nhím của anh sinh sản mỗi năm 2 lứa, mỗi cặp sinh từ 1-3 con nên chẳng mấy chốc phát triển rất nhanh. Cũng trong thời gian này, anh phát triển thêm nuôi rùa nước (rùa Nam Trung bộ). Không chỉ nuôi nhím, rùa lấy thịt, anh cung cấp, hướng dẫn cho nhiều người phát triển loài vật nuôi này. Chỉ sau 4 năm làm ăn, không chỉ trả nợ xong, anh Cường còn xây dựng được căn nhà đàng hoàng, xóa bỏ căn nhà tranh vách cót.
Không dừng lại ở đó, anh Cường mở rộng quy mô chăn nuôi, thêm nhiều loài vật nuôi khác nữa như nuôi nai lấy nhung. Năm 2009, trang trại của anh Cường có hàng trăm con rùa nước trị giá gần 4 tỉ đồng. "Ngoài cung cấp giống cho người dân miền Trung, Tây nguyên và trong tỉnh, tôi còn đi đến nhiều trang trại ở các tỉnh khác để hướng dẫn kỹ thuật nuôi rùa nước sinh sản. Kỹ thuật nuôi thả tự nhiên đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ, nếu không rất dễ thất bại", anh chia sẻ.
Trang trại của anh Cường đang phát triển tốt thì trận lũ lịch sử năm 2009 đã cuốn phăng gần như tất cả những gì vợ anh gầy dựng. Anh Cường bùi ngùi kể lại: "Lúc xảy ra lũ, tôi đang ở trong miền Nam để hướng dẫn cho một người bạn về kỹ thuật nuôi rùa nước. Khi biết tin, tôi trở về thì đã mất gần hết. Nghĩ mà tiếc nhưng "trời hại" thì đành bó tay, tôi quyết tâm khôi phục lại trang trại từ số giống còn lại. Và đến nay, trang trại đã phát triển tốt. Rút kinh nghiệm, tôi đầu tư mua đất ở khu cao ráo để làm trang trại tránh lũ".
Anh Cường với trang trại trị giá hàng tỉ đồng - Ảnh: Đức Huy
Hiện trang trại anh Cường có hơn 20 cặp nhím sinh sản, mỗi năm sản xuất từ 30-40 cặp nhím giống và thịt, 20 con rùa nước sinh sản, nai và nhiều loại vật nuôi khác. "Vừa sản xuất giống, vừa cung cấp thịt cho các nhà hàng trong tỉnh, mỗi năm tôi thu về hơn 500 triệu đồng. Riêng số lượng 40 kg rùa nước trị giá vài tỉ đồng", anh Cường cho biết.
Từ một thanh niên hành nghề xe ôm nghèo khó, anh Cường trở thành triệu phú và cũng là gương thanh niên, nông dân điển hình của Phú Yên. Anh vừa vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012.
Theo TNO
Thịt động vật bán tràn lan tại chùa Hương Cầy hương, nai, hoẵng, nhím... được xẻ thịt sẵn và treo bán tràn ngập dọc lối từ bến đò lên chùa Thiên Trù trong ngày khai hội chùa Hương 15/2. Dọc lối lên Thiên Trù từ bến đò suối Yến, một loạt con thú bị xẻ thịt treo bán tại các nhà hàng ăn uống. Theo các chủ cửa hàng, ở đây bày...