Ô môi là cây gì mà có hoa đẹp nhức nhối, lại được coi là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh?
Ở vùng châu thổ Cửu Long, hoa ô môi được ví như hoa anh đào miền Tây. Miệt Đồng Tháp, An Giang, những ngày tháng 3 đầy nắng, sắc hồng phấn của từng chùm hoa ô môi làm đắm say lòng người. Ô môi nở sớm
Ô môi khoe sắc.
Năm nay ô môi trổ hoa sớm hơn mọi năm, hoa cũng không được nhiều như sự mong đợi của nhiều người.
Dù có chút luyến tiếc trước sự nở và tàn sớm, nhưng những ai yêu thích loại hoa này vẫn còn cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp tỏa sắc trên những cánh đồng, cạnh bờ sông quê hiền hòa và cả chốn thị thành.
Cây ô môi mọc ven đường ĐT 852B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Ô môi giờ không còn nhiều như trước. Thế nhưng trên những chặng đường tác nghiệp tại các huyện, thành phố của Đồng Tháp, như: Tháp Mười, Lấp Vò, Cao Lãnh, Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Sa Đéc… chúng tôi không khó bắt gặp những cây ô môi trút lá, thay vào đó là từng vạt hoa màu hồng phấn phất phơ trong gió, xao xuyến lòng người.
Loài hoa ô môi – một phần ký ức của tuổi thơ
Loài hoa ấy từ lâu đã như là một phần ký ức tuổi thơ không thể thiếu của người miền Tây. Đó là những giấc ngủ trưa dưới bóng cây, hay hình ảnh đi nhặt hoa ô môi, trái ô môi còn trong tâm thức của từng người.
Video đang HOT
Những thế hệ sau này chỉ nghe lại lời kể về một thời tuổi thơ của ba mẹ, ông bà; rồi bất chợt nhận ra vẻ đẹp của hoa ô môi trên con đường gần nhà, hoặc nơi góc phố mà yêu loài hoa này lúc nào không hay.
Vẻ đẹp nao lòng của hoa ô môi.
Chính vì thế mà cứ mỗi độ tháng 3, mọi người cùng hỏi nhau rằng ô môi trổ hoa chưa, rằng khi nào đi ngắm hoa, chụp ảnh. Rồi cũng có khi lo tất bật với chuyện cơm áo gạo tiền, khi mùa ô môi đến sớm, lúc chợt nhớ thì cũng gần cuối mùa hoa.
Một ngày giữa tháng 3, chúng tôi tìm đến đường Nguyễn Huệ, thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Con đường này từ lâu đã được người dân trong và ngoài tỉnh quen gọi là đường ô môi. Sở dĩ có tên ấy là vì hàng chục cây ô môi được trồng hai bên đường. Hàng cây ấy không chỉ tỏa bóng mát mà mỗi độ tháng 3 về, đường rợp trời bông ô môi.
Năm nay hàng cây ô môi trên đường Nguyễn Huệ trổ hoa sớm hơn nửa tháng, hoa cũng ít hơn. Nhưng bù lại, từng cây ô môi nơi này vẫn còn những vạt bông khoe sắc, như tạo cơ hội cho những ai yêu thích loài hoa này được chiêm ngưỡng trước khi cây đến mùa thu hoạch trái.
“Gia đình tôi sống ở đây rất nhiều năm. Cứ mỗi năm đến mùa hoa ô môi là người dân tứ xứ tìm về ngắm và chụp ảnh. Gia đình tôi bị mê hoặc bởi vẻ đẹp rạng rỡ loài hoa này lúc nào không hay. Khi trời hửng sáng, có sương mờ, ánh đèn đường rọi xuống, thì lúc đó hoa trông đẹp đến nao lòng, đâu thua kém gì hoa anh đào”, anh Tiễn, chủ quán giải khát Mina, tọa lạc trên đường Lê Lợi chia sẻ.
Hoa và trái ô môi rụng dưới sân nhà ở huyện Tháp Mười, Đồng Tháp.
Tháng 3 này, ở miền Tây tiết trời còn khá oi bức. Thế nhưng, những chùm hoa ô môi đong đưa trong gió, sắc hồng như nhuộm một góc trời thân thương đã làm vơi đi cái nắng đang hiện diện. Và đủ để làm cho tâm hồn ta nhẹ tênh trước sức hút của loài hoa ô môi mộc mạc, đong đầy ký ức.
Làm bim bim, hủ tiếu từ thứ củ có nhiều nhất ở Lấp Vò, nữ doanh nhân 8X tính đưa sang Trung Quốc bán
Tạm gác công việc kinh doanh ổn định tại TP Hồ Chí Minh, năm 2021, chị Lê Kim Châu (SN 1980) trở về quê hương Long Hưng B, huyện Lấp Vò để khởi nghiệp với sản phẩm củ ấu, một loại đặc sản nổi tiếng của quê hương Lấp Vò.
Ở miền Tây, ấu được trồng nhiều ở các tỉnh thành như: An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, nhưng nhiều nhất là ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Theo thống kê, Lấp Vò có khoảng 220 ha trồng ấu, tập trung nhiều ở các xã: Long Hưng B và Vĩnh Thạnh.
Đây cũng là loại giống dễ trồng, dễ chăm sóc, không sợ mưa, không sợ lũ, và không tốn nhiều chi phí.
Không lựa chọn khai thác giá trị của củ ấu theo cách thông thường, chị Kim Châu đã ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để khởi nghiệp với củ ấu. Mặc dù trải qua nhiều khó khăn ở giai đoạn sơ khai, nhưng sau nhiều nỗ lực, chị Châu đã sản xuất thành công nhiều sản phẩm từ củ ấu và được thị trường đánh giá cao.
Chật vật khởi nghiệp với củ ấu quê hương Đồng Tháp
Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát dữ dội giữa năm 2021 vừa qua, chị Lê Kim Châu rời TP Hồ Chí Minh về quê nhà huyện Lấp Vò tạm tránh dịch.
Trong giai đoạn cả nước thực hiện giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng hàng hóa gần như bị đứt gãy đã khiến cho nhiều mặt hàng nông sản của địa phương rơi vào tình trạng ùn ứ, khó khăn trong tiêu thụ.
Chứng kiến tình cảnh nhiều nông dân đứng trước nguy cơ "trắng tay" do không thu hồi được vốn đầu tư, chị Kim Châu và một số bạn bè, người thân trong gia đình đã đứng ra thực hiện hỗ trợ nông dân địa phương tiêu thụ nông sản.
Nhờ sự chung tay của người thân và bạn bè, nhiều chuyến xe chở nông sản từ Đồng Tháp về TP Hồ Chí Minh đã được thông suốt, hàng trăm tấn rau, củ, quả của nông dân Đồng Tháp đã được chị Châu và bạn bè khắp nơi kết nối tiêu thụ hiệu quả.
Nhìn thấy "điểm nghẽn" trong chuỗi sản xuất nông nghiệp của người nông dân đã khiến chị Kim Châu quyết tâm trở về quê hương để khởi nghiệp với ngành chế biến nông sản.
Chị Lê Kim Châu (thứ hai từ phải sang) giới thiệu sản phẩm củ ấu tại hội nghị kết nối tiêu thụ giữa doanh nghiệp Đồng Tháp với Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Wincommerce.
Chị Lê Kim Châu bày tỏ: "Sau đợt dịch vừa qua, tôi nhận thấy quê hương mình có rất nhiều loại nông sản, đặc sản có giá trị kinh tế cao nhưng phần nhiều chỉ dừng lại ở việc bán tươi là chủ yếu. Bán nông sản tươi giúp giải quyết được lượng hàng hóa lớn và nhanh, nhưng trong giai đoạn chính vụ hoặc vào những thời điểm khó khăn trong khâu tiêu thụ thì bán nông sản tươi không mang lại hiệu quả tối ưu. Sau nhiều cân nhắc, tôi chọn củ ấu để đi đường dài trong hành trình khởi nghiệp của mình.
Củ ấu không chỉ có thành phần dinh dưỡng đa dạng mà tất cả các bộ phận của cây ấu đều có dược tính quý được chiết xuất để sử dụng trong y học và bào chế mỹ phẩm".
Theo chị Châu, để củ ấu tươi sau khi tách vỏ và đóng gói được giữ đúng màu sắc và hương vị ban đầu thì doanh nghiệp của chị phải tổ chức thu hoạch và chế biến trong vòng 1 ngày và không để sản phẩm tồn qua đêm. Nếu không xử lý được trong ngày, củ ấu sẽ bị chuyển màu đen và giảm hương vị tươi ngon.
Sau nhiều mẻ củ ấu bị hư do bảo quản không đúng cách, cuối cùng được sự "giúp sức" từ các chuyên gia trong ngành công nghệ thực phẩm, chị Kim Châu đã tìm được "chìa khóa" để duy trì chất lượng củ ấu tươi sau khi tách vỏ.
Áp dụng công nghệ giúp tăng giá trị cho củ ấu Lấp Vò, Đồng Tháp
Sau khi thành công với việc bảo quản sản phẩm củ ấu tươi, chị Kim Châu bắt đầu nghiên cứu phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới được chế biến từ củ ấu.
Trong đó, một số sản phẩm đang được thị trường đánh giá cao như: bột sữa củ ấu uống liền, bột ấu bánh canh.
Chị Kim Châu dự kiến sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới được chế biến từ củ ấu của quê hương Lấp Vò như: snack củ ấu, nui, hủ tiếu, cháo ăn liền được chế biến từ củ ấu... để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Về ước mơ mang sản phẩm củ ấu của quê hương Lấp Vò "vươn mình ra biển lớn", chị Lê Kim Châu nói: "Lựa chọn khởi nghiệp từ cây ấu là một quyết định mạo hiểm của tôi. Bởi, nếu chỉ áp dụng những kỹ thuật chế biến thông thường sẽ không bao giờ khai thác được hết những giá trị tiềm năng của cây ấu. Do đó, để cho ra đời thành công một số sản phẩm như: bột sữa củ ấu uống liền, bột ấu bánh canh, doanh nghiệp chúng tôi đã phải nghiên cứu và trải qua nhiều lần thất bại.
Sau nhiều lần vất vả, tôi quyết định áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay là công nghệ sấy thăng hoa để có thể giúp giữ được trọn vẹn hương vị, màu sắc, dinh dưỡng cũng như dược tính của củ ấu".
Hiện tại, một số sản phẩm được chế biến từ củ ấu của Công ty TNHH Sản xuất chế biến nông sản Đất Sen hồng đã có mặt tại một số cửa hàng bán thực phẩm sạch tại tỉnh Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh. Sắp tới, doanh nghiệp dự kiến sẽ xuất khẩu một số sản phẩm từ củ ấu sang thị trường Đài Loan và Trung Quốc...
Trồng cỏ nhung giúp nhiều gia đình phát triển kinh tế Từ năm 2008 đến nay, mô hình trồng cỏ nhung giúp nhiều gia đình ở ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Với giá bán cỏ nhung là 28.000 đồng/m2, sau khi trừ chi phí, mỗi công đất (1.000m2) trồng cỏ...