Ở miền núi khó khăn, chăn nuôi đa con, thu gần 400 triệu đồng/năm
“Vốn ít nên bước đầu tôi chỉ lựa chọn những con giống đơn giản, rẻ tiền; tức là những con dê, lợn, gà… giống địa phương để bắt đầu cho nghiệp chăn nuôi”- Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Nghi ở tiểu khu 16, thị trấn Hát Lót,huyện Mai Sơn,tỉnh Sơn La tâm sự như vậy.
Khi nghèo thì “lấy ngắn nuôi dài”
Sinh ra và lớn lên trên vùng quê cát trắng Hà Tĩnh đầy nắng gió, năm 1982 chàng trai trẻ Nguyễn Xuân Nghi đã hăng hái lên đường nhập ngũ. Năm 1990, sau khi xuất ngũ, ông đã chọn Sơn La là vùng đất để lập nghiêp. Cũng tại Sơn La, ông đã tìm được 1 nửa tình yêu của mình, đó là người vợ luôn kề vai, sát cánh cùng ông trong mọi khó khăn thử thách của cuộc sống.
Ông Nghi phát triển đàn dê hơn 20 con.
ầu lên Sơn La, thấy đất đai màu mỡ nên ông Nghi đã dồn hết vốn liếng mang theo để mua đất ở tiểu khu 16, thị trấn Hát Lót với diện tích hơn 2ha. Do còn nhiều bỡ ngỡ, không có kinh nghiệm trong sản xuất nên kinh tế gia đình ông Nghi khi ấy gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ, không khuất phục trước cảnh nghèo khó, ông Nghi đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở nhiều nơi trong tỉnh. Ông chia đất sản xuất thành nhiều mảnh, nhiều loại hình để “lấy ngắn nuôi dài”: Trồng hơn 1,2ha mía, 8.000m2 trồng ngô, giành mấy trăm mét đất còn lại để ở và nuôi lợn thịt.
Ông Nghi chăm sóc đàn lợn thịt.
Video đang HOT
Sau một thời gian nhận thấy chăn nuôi lợn đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông Nghi từng bước đầu tư mở rộng chuồng trại; nuôi thêm lợn nái để có nguồn con giống tốt và rẻ. “Nhờ thế, nhiều năm vừa qua, tôi đã nuôi gần 200 con lợn thịt/lứa, cho thu nhập bình quân mỗi năm đạt 300 triệu đồng” – ông Nghi bảo vậy.
Dám nghĩ dám làm đã cho trái ngọt
Ngoài mô hình nuôi lợn cho hiệu quả kinh tế cao, ông Nghi còn nuôi thêm gần 300 con gà, hơn 20 con dê thả đồi và hàng chục đôi chim bồ câu cho thu nhập bình quân mỗi năm gần 100 triệu đồng.
Ông Nghi tâm sự: “Nhờ nghề chăn nuôi, cuộc sống của gia đình tôi đã ổn định và có của ăn của để. Tới đây tôi sẽ mở rộng diện tích trang trại, nuôi thêm bò nhốt chuồng, tận dụng núi đá sau nhà để phát triển đàn dê. Tôi cũng sẽ đẩy mạnh việc vận tải hàng hóa đối với hai chiếc ô tô gia đình đang sở hữu”.
Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Nghi phát triển đàn bò sinh sản.
Với suy nghĩ cần thay đổi tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nhân rộng mô hình vật nuôi. Từ một hộ nghèo, đến nay gia đình CCB Nguyễn Xuân Nghi đã vươn lên trở thành hộ làm kinh tế giỏi ở địa phương. Xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, hai con ông đều được học tập và trưởng thành.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Phạm Văn Đình – Chủ tịch Hội CCB thị trấn Hát Lót cho hay: “Đồng chí Nghi là hội viên tiêu biểu đi đầu trong phát triển kinh tế, thoát nghèo vươn lên làm giàu của Hội chúng tôi. Thời gian tới chúng tôi sẽ tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, hội viên trong chi hội học tập theo mô hình của đồng chí Nghi, để các hội viên có thêm kinh nghiệm, mô hình thực tiễn phát triển kinh tế gia đình”.
Theo Danviet
Thăm trang trại 18ha trồng na lớn nhất tỉnh Sơn La
Tiếp tục chương trình công tác tại các tỉnh Tây Bắc, ngày 2.8, Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác T.Ư Hội NDVN đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La. Tại đây, đoàn đã thăm trang trại 18ha trồng na-lớn nhất tỉnh Sơn La của nông dân giỏi Trần Bá Khánh.
Giúp nông dân đưa khoa học công nghệ vào sản xuất. Đó là 1 trong những nội dung chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn đối với Hội Nông dân tỉnh Sơn La.
Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác thăm trang trại trồng na có hiệu quả kinh tế cao của anh Trần Bá Khánh, tiểu khu 1, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn.
Tại Sơn La, Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác đã đến thăm các mô hình nông dân làm kinh tế giỏi, phát triển chăn nuôi thông qua vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Tại xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác đã nắm bắt tình hình sản xuất, cụ thể là mô hình chăn nuôi bò sinh sản gắn với trồng cây ăn quả, cây công nghiệp của anh Quàng Văn Phú, bản Hưng Nhân, xã Chiềng Pha. Với hơn 5ha cà phê, hơn 3.000m2 trồng chuối và 40 con bò sinh sản, mỗi năm anh Phú thu nhập hơn 600 triệu đồng và tạo việc làm cho hơn 10 lao động.
Chủ tịch Lại Xuân Môn (thứ 3, trái) thăm mô hình trang trại ông Bùi Văn Thiệp, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Với mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt sinh sản của anh Quàng Văn Song ở xã Chiềng Pha, Chủ tịch Lại Xuân Môn đã biểu dương anh Song nỗ lực xóa nghèo và sử dụng hiệu quả đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Tháng 6.2016, anh Song đã được Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay 100 triệu đồng. Anh mua 7 con bò giống. Đến nay, đàn bò của anh đã có thêm 2 con bê và 4 con bò đang có chửa.
Chủ tich Lại Xuân Môn (bên phải, hàng đầu) cùng đoàn công tác thăm mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Hoàng Văn Phú, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu.
Chủ tịch Hội NDVN cùng đoàn công tác cũng đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả của anh Trần Bá Khánh, tiểu khu 1, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn. Anh Khánh trồng 18ha cây na; trong đó có 2 ha đang cho trái và đạt mức thu nhập 600 triệu đồng/ha/năm.
Tại đây, Chủ tịch Lại Xuân Môn đã chia sẻ: "Người nông dân cần áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất. Biết áp dụng khoa học vào trồng trọt, người nông dân sẽ cho ra sản phẩm chất lượng tốt, thu hút được khách hàng. Các ngành, Hội ND các cấp cần hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất, cổ vũ, khuyến khích, biểu dương những nông dân tiêu biểu, mạnh dạn áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao...".
Theo Danviet
Thôi việc công ty ngoại, về trồng hoa giỏ, bỏ túi chục triệu/tháng Thôi công việc tại một công ty nước ngoài, anh Nguyễn Ngọc Chương, quê thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) về nhà khởi nghiệp bằng nghề trồng hoa giỏ, bỏ túi trên 20 triệu đồng/tháng. Những giỏ hoa đầy màu sắc được anh Chương chăm chút hàng ngày. Chuyên gia hạt giống và trồng hoa Năm 2008, sau một thời gian rời quê...