Ổ mại dâm cho người nước ngoài tại nhà hàng Song Song
Tối 24/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã triệt phá tụ điểm mại dâm ở nhà hàng Song Song, số 95 An Dương Vương, phường 8, quận 5, do Nguyễn Thị Ngọc Ánh (Bối Bối) có chồng là người Đài Loan tổ chức, khách được môi giới mại dâm chủ yếu là người nước ngoài.
Qua đó, Ánh thu lợi bất chính mỗi tháng gần 2 tỷ đồng.
Nhà hàng Song Song hoạt động từ tháng 6/2023 đến nay, có 30 phòng hoạt động karaoke không phép. Cơ sở chỉ nhận phục vụ khách nước ngoài chủ yếu là khách Đài Loan, Trung Quốc. Thông qua việc môi giới của quản lý, tiếp viên nữ sẵn sàng bán dâm khi khách có nhu cầu. Giá bán dâm từ 3,5 triệu đồng/lượt, qua đêm giá 5 triệu đồng, thanh toán trực tiếp cho quản lý của nhà hàng.
Tại nhà hàng có khoảng 80 tiếp viên nữ, 20 nhân viên phục vụ. Khi khách có nhu cầu mua dâm thì tổng quản lý Nguyễn Thị Ngọc Ánh (Bối Bối, SN 1995, thường trú huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng; ngụ phường 4, quận 8) sẽ chỉ đạo các quản lý người Việt Nam trực tiếp điều tiếp viên nữ đến các khách sạn, chung cư trên địa bàn TP Hồ Chí Minh để bán dâm với khách.
Nhà hàng luôn trong tình trạng quá tải, hết phòng.
Các đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Đoàn Thị Thảo và Nguyễn Đặng Thanh Tâm bị bắt giữ điều tra về hành vi Môi giới mại dâm.
Video đang HOT
Nguyễn Thị Ngọc Ánh có chồng là người Đài Loan, thông thạo tiếng Đài Loan, có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngành nghề dịch vụ nhạy cảm và có sẵn mối quan hệ với các công ty du lịch nước ngoài. Ánh đã cùng với các “madam” khác tổ chức các hoạt động môi giới mại dâm tại nhà hàng, thu lợi bất chính số tiền mỗi tháng gần 2 tỷ đồng.
Để đối phó với Cơ quan Công an, tổng quản lý với kinh nghiệm của mình đã chỉ đạo các má mì cấp dưới sàng lọc các cô gái sẳn sàng bán dâm trước khi vào làm tại nhà hàng Song Song mỗi ngày bằng cách điểm danh và ghi ký hiệu: 1 là đi bán dâm với khách về liền, 2 là đi bán dâm với khách qua đêm, không ghi số là chỉ ngồi phục vụ.
Khi khách vào nhà hàng các quản lý đưa tiếp viên vào và chia làm 3 tổ như trên để khách lựa chọn. Ánh đã chỉ đạo các má mì cấp dưới chỉ đưa tiếp viên vào phòng, thông báo cho khách biết số tiếp viên nào đi bán dâm. Tất cả các má mì được chỉ đạo không được lấy tiền hoa hồng trong việc đi bán dâm của tiếp viên, chỉ được nhận tiền bo của khách.
Nhà hàng chỉ tiếp khách nước ngoài (Đài Loan, Trung Quốc) được khách quen bảo lãnh. Nhóm đối tượng quản lý người Việt Nam được xác định gồm Đoàn Thị Thảo, Nguyễn Đặng Thanh Tâm (Cherry) và Mai Trương Ngọc Huệ (Lam). Ban giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Phòng CSHS Công an TP Hồ Chí Minh chủ công xác lập chuyên án bí số 623M, phối hợp với Công an quận 5 và các đơn vị nghiệp vụ khác để đấu tranh khám phá với băng ổ nhóm hoạt động môi giới mại dâm tại nhà hàng Song Song. Ngày 19/7 Phòng CSHS Công an TP Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp cùng Công an quận 5 triển khai kế hoạch triệt phá tổ chức hoạt động mại dâm này.
Khoảng 23h58, tổ công tác tiến hành kiểm tra nhà hàng Song Song, phát hiện 146 người và 10 phòng karaoke đang hoạt động sử dụng tiếp viên nữ ngồi phục vụ khách nam (đa số là người nước ngoài). Cơ quan Công an đấu tranh khai thác, phát hiện nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động môi giới mại dâm, mua bán dâm, ghi nhận việc khách đến mua dâm tại khách sạn Bonka, số 884 Trần Hưng Đạo, phường 7, quận 5 nên tiến hành đưa các đối tượng về Cơ quan Công an để xác minh, làm rõ. Kiểm tra khách sạn Bonka, số 884 Trần Hưng Đạo, phường 7, quận 5, ban chuyên án phát hiện có 4 cặp nam, nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm tại các phòng 203, 505, 507 và 807.
Khách mua dâm khai nhận khoảng 18h ngày 19/7 sau khi ăn uống, hát karaoke tại nhà hàng Song Song, họ được quản lý Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Đoàn Thị Thảo, Đặng Nguyễn Thanh Tâm môi giới cho 4 tiếp viên nữ đi bán dâm tại khách sạn BONKA. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Đoàn Thị Thảo và Nguyễn Đặng Thanh Tâm (Cherry) khai nhận làm má mì tại nhà hàng Song Song từ tháng 6/2023 đến nay, có nhiệm vụ điều tiếp viên nữ vào phục vụ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra lệnh bắt giữ các đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Đoàn Thị Thảo và Nguyễn Đặng Thanh Tâm về hành vi Môi giới mại dâm. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đang mở rộng điều tra vụ án để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật
"Bắt tại trận" các đối tượng lập trạm BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo
Thời gian qua, tình trạng dùng thiết bị giả lập trạm BTS để phát tán tin nhắn với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, quảng cáo các dịch vụ vi phạm pháp luật như cá độ bóng đá, mại dâm diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Việc theo dõi, bắt quả tang đối tượng sử dụng thiết bị BTS giả gặp nhiều khó khăn do đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới; sử dụng thiết bị nhỏ gọn, cơ động, dễ dàng mang theo khi di chuyển trên các phương tiện ôtô để tránh bị phát hiện. Tuy nhiên, gần đây, các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Bộ Công an đã tích cực phối hợp và đã có giải pháp hiệu quả để xử lý vấn đề này.
Các trạm BTS giả được đối tượng sử dụng để phát tán hàng nghìn tin nhắn rác mỗi phút. Ảnh minh hoạ.
Ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ TT&TT cho biết: Từ năm 2022 đến nay, đã có 24 vụ sử dụng trạm BTS giả (thiết bị giả mạo trạm gốc di động) được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ TT&TT đã phối hợp với Bộ Công an xử lý nhiều vụ việc sử dụng thiết bị giả mạo trạm gốc di động để gửi tin nhắn giả mạo ngân hàng, nhắn tin quảng cáo các nội dung "đen" tại một số tỉnh, thành phố, với mục đích lừa đảo chiếm tài khoản ngân hàng của người dân hoặc quảng cáo các nội dung "đen" như mại dâm, cờ bạc... Trong đó, Bộ TT&TT đã phát hiện và phối hợp Bộ Công an bắt 11 vụ, Bộ Công an mở rộng điều tra bắt 4 vụ.
Vụ việc gần đây nhất là vào chiều 23/6, Cục Tần số vô tuyến điện đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP.Hà Nội phát hiện, bắt giữ 3 đối tượng sử dụng thiết bị giả lập BTS để phát tán tin nhắn rác, trong đó có kèm đường dẫn tới các trang web có nội dung không lành mạnh... Theo thông tin ban đầu tại cơ quan điều tra, nhóm đối tượng này gồm 3 người. Trong đó, 2 đối tượng trú tại Lạng Sơn và 1 đối tượng trú tại Bắc Giang.
Cuối tháng 4, thông qua một người quen, các đối tượng này đã được một người đàn ông Trung Quốc thuê chở thiết bị BTS giả đi phát tán tin nhắn với số tiền công là 10 triệu đồng/ngày. Đối tượng người Trung Quốc đã chuyển thiết bị BTS giả đến tận nhà và chuyển 720 USD qua tài khoản cho các đối tượng. Sau khi nhận tiền, các đối tượng thuê xe ôtô với giá 400.000 đồng/ngày để thực hiện phát tán tin nhắn rác...
Cũng trong tháng 6, Cục Tần số vô tuyến điện và các đơn vị nghiệp vụ Công an đã phát hiện và bắt giữ một vụ sử dụng thiết bị BTS giả tại TP Hồ Chí Minh với cách thức hoạt động tương tự như vụ tại Hà Nội. Trước đó, trong tháng 3 và tháng 4, Cục Tần số vô tuyến điện cũng đã phối hợp với cơ quan Công an phát hiện 10 vụ sử dụng trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Gia Lai, Quảng Nam, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hưng Yên; bắt giữ 11 đối tượng trực tiếp thực hiện, vận hành, phát tán tin nhắn rác, tin lừa đảo...
Cũng theo ông Trần Mạnh Tuấn, phân tích ban đầu của các chuyên gia cho thấy, các thiết bị của trạm phát sóng giả phát tán tín hiệu đè lên sóng của các nhà mạng, khi đó thuê bao di động kết nối vào trạm phát sóng giả này không qua các nhà mạng. Các thiết bị giả có thể thực hiện hàng nghìn tin nhắn trong 1 phút. Đặc biệt, trong nội dung tin nhắn thường gắn kèm các link lừa đảo, game độc hại, mạo danh website ngân hàng để lừa đảo.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này do lỗ hổng bảo mật của mạng 2G. Mạng di động này chỉ yêu cầu xác thực người sử dụng điện thoại nhưng không yêu cầu người sử dụng xác thực nhà mạng. Hơn nữa, các thiết bị BTS giả mạo có đặc điểm nhỏ gọn lại được nhập lậu vào Việt Nam qua tiểu ngạch, rất khó để cơ quan chức năng đi thanh tra, kiểm tra phát hiện. Cũng do đặc điểm nhỏ gọn nên đối tượng xấu có thể dễ dàng mang theo trên ôtô, xe máy để đi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo với số lượng và tốc độ chóng mặt.
"Bên cạnh các giải pháp đã triển khai như phối hợp tích cực với Bộ Công Thương tăng cường kiểm tra, quản lý thị trường, trong đó có yêu cầu các sàn thương mại điện tử không bán thiết bị điện tử không có chứng nhận hợp quy và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức ngân hàng, tín dụng thực hiện xác thực thông tin, cập nhật liên tục mã định danh của khách hàng thì gần đây Bộ TT&TT cũng đã phối hợp với Bộ Công an có giải pháp hiệu quả nhằm phát hiện và bắt giữ các đối tượng sử dụng trạm BTS ngay tại trận trong quá trình đối tượng đang hoạt động. Theo đó, sau khi các nhà mạng phát hiện có dấu hiệu trạm BTS giả mạo hoạt động, sẽ báo cáo lên Cục Tần số vô tuyến điện để cử đội ngũ cán bộ kỹ thuật với phương tiện hiện đại tìm chính xác vị trí phát sóng BTS giả rồi phối hợp với cơ quan Công an tiến hành bắt giữ đối tượng, khởi tố điều tra"- lãnh đạo Cục Tần số vô tuyến điện chia sẻ.
Dung "Thà" lĩnh 7 năm 4 tháng tù vì tặng đàn em ma túy sử dụng tại tiệc sinh nhật Sáng 28/6, TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Dung (tức Dung "Thà", SN 1966, trú tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) vì tặng đàn em ma túy tại tiệc sinh nhật . Trước khi gây án vụ án này, Dung đã có một tiền án 12...