Ở huyện Cao Phong dân nuôi trâu vỗ béo mà khấm khá lên
Nhiều hội viên nông dân huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã có công việc làm ổn định và cuộc sống khá giả nhờ vay vốn từ Qũy Hỗ trợ nông dân để nuôi trâu thương phẩm phát triển kinh tế.
Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho các hội viên, vươn lên làm giàu chính đáng ở cơ sở.
Với mục đích hỗ trợ các hộ nông dân duy trì và phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh có thế mạnh ở địa phương, Hội nông dân huyện Cao Phong luôn duy trì tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân. Tính đến nay, tổng số nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Cao Phong đang quản lý, cho vay là 3 tỷ 640 triệu đồng. Qua đó đã tạo điều kiện cho các hội viên vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cuộc sống.
Điển hình trong các mô hình được hỗ trợ vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân là mô hình “Nuôi trâu bán thịt” của chi hội xóm Đồng Mới, xã Dũng Phong. Hiện xã Dũng Phong đã thành lập tổ hợp tác nuôi trâu nhốt chuồng rồi vỗ béo bán thịt với 12 hộ hội viên nông dân tham gia, tổng số tiền vay Quỹ Hỗ trợ nông dân là 300 triệu đồng.
Bà Bùi Thị Hảo xóm Đồng Mới (xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) vay 25 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân để nuôi trâu nhốt chuồng.
Là một trong số những hộ được hỗ trợ vay vốn nuôi trâu nhốt chuồng, bà Bùi Thị Hảo xóm Đồng Mới (xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) phấn khởi cho biết: Gia đình được vay 25 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, tôi mua 1 con trâu đực về nuôi vỗ béo để bán thịt, khoảng 5 – 6 tháng là có thể xuất chuồng bán cho các thương lái kiếm lời. Khi bán xong, tôi lại tiếp tục tìm mua những con trâu trưởng thành khác về vỗ béo. Với số tiền gốc 25 triệu đồng bỏ ra nuôi trâu, sau khi vỗ béo tôi có thể bán được 45 – 50 triệu đồng.
Nuôi trâu nhốt chuồng rồi vỗ béo, bà Hảo có việc làm thường xuyên và thu nhập cao hơn, vì giá thịt trâu trên thị trường luôn được mua với giá cao. Không riêng gì gia đình bà Hảo, nhiều hội viên khác trong xã cũng nhờ vay vốn từ Qũy Hỗ trợ nông dân nuôi trâu nhốt chuồng đến nay cuộc sống của họ cũng đã ổn định.
Để có đủ lượng thức ăn nuôi trâu nhốt chuồng rồi vỗ béo, bà Hảo tận dụng diện tích nương rẫy trồng cỏ voi.
Video đang HOT
Theo tính toán của bà con nông dân xã Dũng Phong, nuôi trâu nhốt chuồng rồi vỗ béo phù hợp hơn nhiều so với vật nuôi khác, vì trên địa bàn xã có đất rộng lớn, cỏ mọc ở các đồi núi và đồng ruộng nhiều nên lượng thức ăn rất dồi dào. Tuy vốn ban đầu bỏ ra lớn nhưng chi phí thường xuyên nuôi trâu không nhiều.
Bà con có lợi thế được hỗ trợ vốn ban đầu từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, thời gian trả nợ kéo dài 2 năm nên có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, mà không phải lo trả lãi. Thấy được hiệu quả thiết thực đó, nhiều hội viên xã Dũng Phong đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư nuôi trâu nhốt chuồng rồi vỗ béo bán thịt.
Bà Bùi Thị Điệp, Chủ tịch Hội nông dân xã Dũng Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) trao đổi kỹ thuật và cách chăm sóc trâu với bà Hảo.
Trao đổi với PV, ông Bùi Đức Biên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao phong, được biết: Thông qua Quỹ Hỗ trợ nông dân, vay vốn theo tổ nhóm không chỉ giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều hội viên nông dân, phát triển kinh tế mà còn giúp các hội viên đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.
Nhờ cách chăm sóc tốt, đàn trâu của bà Hảo luôn phát triển khỏe mạnh và béo tốt.
Hội Nông dân huyện Cao Phong cũng đã mở được 9 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi trâu nhốt chuồng cho hàng trăm hội viên, nông dân; tổ chức 13 lớp giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây có múi cho 1.070 lượt hội viên nông dân.
Theo bà Hảo, đầu tư vốn nuôi trâu nhốt chuồng rồi vỗ béo bán thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng ngô. Thường thường tôi nuôi từ 5 – 6 tháng là có thể xuất chuồng, xoay vòng vốn rất nhanh. Sau khi bán xong, tôi tiếp tục mua trâu trưởng thành về vỗ béo tiếp rồi bán kiếm lời.
Có thể khẳng định, dự án vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân thông qua tổ nhóm tại huyện Cao Phong đã giúp nhiều hội viên, nông dân mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ, xây dựng các mô hình kinh tế. Qua đó thúc đẩy hình thành các liên kết trong sản xuất kinh doanh, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, vốn và khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Theo Danviet
Xây dựng mô hình thiết thực giúp hội viên sản xuất
Ngày 26/9, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư NDVN) Bùi Thị Thơm và đoàn công tác đã làm việc tại tỉnh Bạc Liêu về công tác hội và phong trào nông dân.
Nhiều hộ thu nhập 100 triệu đồng/năm
Tại buổi thăm và làm việc với Hội ND xã Hưng Phú, huyện Phước Long, đoàn đã nghe ông Hồ Văn Hây - Chủ tịch Hội ND xã, thông tin: Đến nay, xã có gần 800 hội viên, đã thành lập được 1 tổ hội nghề nghiệp trồng năn bộp ở ấp Mỹ Tường 1. Thời gian qua, Hội ND xã đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, ND học tập nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật, văn hóa, pháp luật, thị trường và hội nhập; trọng tâm là công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Qua phát động phong trào ND sản xuất kinh doanh giỏi đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả như: Nuôi cá sấu, trồng ồ ngót, trồng năn bộp, nuôi ếch, nuôi rắn... thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm/hộ.
Hội ND xã còn phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, ND tích cực tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Vận động hội viên, ND đóng góp nhiều ngày công lao động; phát quang, dọn dẹp dọc theo các tuyến đường dài 40km.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Bùi Thị Thơm (giữa) trong buổi làm việc với Hội ND tỉnh Bạc Liêu. (ảnh: Chúc Ly)
Lắng nghe những kết quả mà xã Việt Hưng Phú đã đạt được, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm ghi nhận vai trò và những đóng góp của Hội ND trong tham gia xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế tập thể.
Chiều cùng ngày, đoàn công tác đã có buổi làm việc với Hội ND tỉnh Bạc Liêu.
Lãnh đạo Hội ND tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua Hội đã phối hợp tổ chức hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi; cách phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; xây dựng các mô hình kinh tế; tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức các hội thảo về canh tác lúa trên cánh đồng lớn, sử dụng phân vi sinh trong trồng trọt an toàn...
Ông Phạm Tuấn Tài - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bạc Liêu, thông tin: Tỉnh Hội sẽ tiếp tục xây dựng mới và duy trì các mô hình sản xuất có hiệu quả như: Lúa - tôm - cá; tôm - cua - cá; lúa - tôm (tôm sú, thẻ chân trắng, tôm càng xanh); nuôi tôm quảng canh sử dụng vi sinh; sản xuất lúa chất lượng cao; trồng rau màu an toàn; mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn; trâu, bò, dê, gà, vịt...), các mô hình mới nhân rộng như: Trồng măng tây, nấm rơm, cua đinh, nuôi lươn...
Hiện tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đang quản lý là hơn 19,2 tỷ đồng (trong đó vốn T.Ư 10 tỷ đồng; vốn tỉnh hơn 4 tỷ đồng; vốn huyện hơn 5,2 tỷ đồng). Hiện có 45 dự án sản xuất, chăn nuôi vay vốn quỹ, các dự án này khả thi và đóng góp tích cực trong việc phát triển sản xuất ở địa phương.
Thông qua nhiều chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho ND tiếp cận được với nguồn vốn để sản xuất. Hiện tại, tổng dư nợ là 541,8 tỷ đồng, có hơn 24.600 hộ vay vốn. Tổng dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên 413 tỷ đồng, có hơn 20.500 lượt hội viên, ND được vay vốn.
Coi trọng chất lượng sản phẩm
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm đề nghị tỉnh Hội phải tập trung tuyên truyền cho ND thay đổi nhận thức, hướng đến sản xuất hữu cơ, coi trọng chất lượng sản phẩm. ND phải tiến đến sản xuất trong các vùng chuyên canh, xây dựng được thương hiệu, để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, nâng cao thu nhập.
"Hội ND cần thay đổi hình thức, phương pháp tuyên truyền để ND hiểu được vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, bằng các mô hình, việc làm cụ thể. Bên cạnh đó cần chú trọng xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh, lưu ý đổi mới nội dung, phương thức, thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp" - Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nhấn mạnh.
Cùng với đó, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm mong muốn Hội ND tỉnh Bạc Liêu tiếp tục tổ chức các hoạt động thiết thực để tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hội ND cần phối hợp với các địa phương và sở, ngành để nghiên cứu xây dựng các mô hình thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương. Từ đó, giúp cho ND tăng thu nhập, hướng đến sản xuất bền vững.
Theo Danviet
Bổ sung khuôn khổ pháp lý tiếp theo cho Quỹ Hỗ trợ nông dân Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) ở giai đoạn tiếp theo là đề xuất của nhiều đại biểu tại hội nghị toạ đàm trao đổi về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động quỹ này. Hội nghị do Ban điều hành Quỹ HTND thuộc T.Ư Hội NDVN tổ chức tại Bắc...