Ở Hà Nội, với mức thu nhập 100 triệu/tháng, mẹ bỉm vẫn lên kế hoạch chi tiêu cụ thể cho gia đình 3 người!
Với mức thu nhập cao và sinh sống ở thành phố lớn, gia đình này đã chi tiêu ra sao?
Định nghĩa của quản lý tài chính cá nhân không có gì phức tạp, nôm na đó là khả năng sử dụng tiề.n sao cho hiệu quả nhất. Quản lý tài chính cũng bao gồm sự ứng dụng của các nguyên tắc tài chính lên dòng tiề.n của cá nhân/gia đình lên các vấn đề thường gặp như: Thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư…
Chi tiết hơn, kế hoạch tài chính cá nhân/gia đình là cách tiếp cận tiề.n có hệ thống. Thông qua đó, một cá nhân hay hộ gia đình có thể tối đa hóa các nguồn lực tài chính hiện có bằng cách quản lý hợp lý để đạt được các mục tiêu đã hoạch định.
Như vậy, dù ở mức thu nhập cao hay thấp thì việc lên kế hoạch để quản lý chi tiêu sao cho hợp lý và phù hợp là điều rất nên làm. Không phải cứ có thu nhập cao là chúng ta có thể tiêu xài một cách vô kỷ luật. Có thể khi có mức thu nhập cao, người ta sẽ chi tiêu thoải mái hơn và nâng cao được chất lượng cuộc sống nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể tiêu pha “bạt mạng”.
Mới đây, Thu Liên và gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 con nhỏ đã chia sẻ về chi tiêu của nhà mình với mức thu nhập cao.
Ảnh minh họa
Thu nhập của gia đình Liên ở mức cao với tổng thu nhập 100 triệu/tháng. Và ngay cả khi mức thu nhập cao như vậy, cô ấy vẫn vạch ra kế hoạch chi tiêu cụ thể như sau:
1. Trả góp ô tô: 13 triệu đồng
2. Trả góp nhà: 5 triệu đồng
3. Ăn uống điện nước chi phí sinh hoạt khác: 6 triệu đồng
4. Thực phẩm chức năng thuố.c bổ: 2 triệu đồng
5. Học phí của con: 7 triệu đồng
Video đang HOT
6. Cho con đi chơi cuối tuần: 500.000 đồng
7. Mua sách cho con: 300.000 đồng
8. Sữa cho con: 1,5 triệu đồng
9. Viện phí thuố.c men: 2 triệu đồng
10. Chi phí xăng xe: 2-3 triệu đồng
11. Biếu bố mẹ 2 bên: 2 triệu đồng
12. Đầu tư kiến thức cho bản thân: 3 triệu đồng
13. Ăn ngoài du lịch cafe với bạn bè: 5 triệu đồng
Tổng tất cả chi phí sẽ rơi vào khoảng gần 50 triệu/tháng.
Như vậy chi tiêu của gia đình cô sẽ chiếm khoảng 50% thu nhập. Số tiề.n còn lại khoảng 50 triệu sẽ được cô gửi vào các khoản tiết kiệm của gia đình. Trong trường hợp phải chi phát sinh, cô lựa chọn việc sử dụng thẻ tín dụng thay vì rút khoản tiết kiệm kia ra để tiêu.
Ở mức thu nhập cao 100 triệu/tháng, chi tiêu như mẹ bỉm này đã hợp lý hay chưa? Có nên cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm nhiều hơn 50% thu nhập hay không?
Mẹ ở quê chi tiêu cho gia đình có 1 con nhỏ hết 25 triệu/tháng, dân tình nhìn vào cứ thắc mắc "Sao nhiều vậy?"
Mẹ bỉm này chia sẻ ở quê nhưng chi tiêu cũng "căng" không kém gì ở thành phố.
Nhiều người cho rằng rời xa nhịp sống hối hả và đắt đỏ của thành phố, bỏ phố về quê thì sẽ có một cuộc sống bình yên và giảm bớt gánh nặng tài chính chào đón mình. Tại miền quê, cuộc sống đơn giản hơn, chi phí sinh hoạt thấp hơn, không khí trong lành và cộng đồng gần gũi, mọi người có thể chậm rãi tận hưởng từng khoảnh khắc, đồng thời cải thiện sức khỏe và làm chủ cuộc sống của mình một cách tốt hơn.
Có lẽ bởi vậy mà việc bỏ phố là niềm mơ ước thậm chí là mục tiêu của không ít người đang phải trải qua guồng quay cuộc sống hối hả ở các thành phố lớn.
Thế nhưng mới đây, chủ kênh TikTok M.T đã khiến dân tình phải băn khoăn liệu ở quê chi tiêu có thật sự thấp hơn ở thành phố?
M.T đã chia sẻ bảng chi tiêu của gia đình mình gồm vợ chồng và một em bé ở nông thôn. Tổng số tiề.n cô chi cho gia đình trong 1 tháng dao động từ 20,5 triệu cho đến 25 triệu. Quả thật con số này chẳng kém cạnh gì so với mức chi tiêu ở thành phố.
Cụ thể thì mẹ bỉm này có chia sẻ, chi tiêu của gia đình cô chia làm 2 khoản lớn là chi tiêu cố định và chi tiêu phát sinh.
Khoản chi tiêu cố định của gia đình cô như sau:
1. Tiề.n ăn: 4 triệu
2. Tiề.n xăng xe: 1 triệu
3. Tiề.n hiếu, hỷ: 1 triệu
4. Mua sắm online: 1 triệu
5. Tiêu vặt của vợ: 1 triệu
6. Tiề.n đối nội đối ngoại: 1 triệu
7. Tiề.n nuôi em bé: 7 triệu
Tổng cộng cho khoản chi cố định là 17 triệu.
Khoản chi phát sinh của gia đình cô như sau:
1. Con ốm: 1 triệu đến 3 triệu
2. Ngày giỗ trong gia đình: 2 đến 4 triệu
3. Đi chơi: 500.000 đến 1 triệu
Tổng cộng cho khoản chi phát sinh dao động khoảng từ 3,5 triệu cho đến 8 triệu.
Bảng chi tiêu này nếu ở thành phố thì cũng không gây tranh cãi quá nhiều nhưng mẹ bỉm này nói rằng gia đình mình đang sinh sống ở vùng nông thôn nên đã khiến dân tình đổ xô vào thắc mắc.
Chưa xét đến các khoản tiề.n khác nhưng riêng khoản chi để nuôi 1 em bé ở vùng nông thôn lên đến 7 triệu/tháng có lẽ là khá cao, ngay cả khi mẹ bỉm này ở thành phố thì 7 triệu/tháng (chưa tính các khoản ốm đau dự phòng) thì vẫn là không hề thấp.
Ảnh chụp màn hình
M.T cũng chia sẻ rằng trước khi sinh con, vợ chồng đi làm chỉ chi tiêu hết lương của 1 người, còn lại để tiết kiệm. Tuy nhiên khi sinh em bé, không thể đi làm được thì mất hẳn nguồn thu nhập từ cô, mọi chi phí trong nhà đều do 1 mình chồng cô gánh. Kể từ đó tháng nào cũng âm tiề.n, phải lấy tiề.n tiết kiệm ra tiêu xài cho chi phí sinh hoạt hàng tháng.
Nhiều người phải thốt lên "đây là nông thôn nào chứ nông thôn chỗ tôi không tốn kém đến mức như vậy". Mẹ bỉm M.T không ghi chép chi tiết cụ thể 7 triệu chi cho em bé là gồm những chi tiêu gì nên khá là khó để đán.h giá việc chi tiêu của cô đã hợp lý hay chưa.
Ngoài ra, các khoản như đối nội đối ngoại hiếu, hỷ giỗ trong nhà thật ra là khoản chi cùng một mục đích, nếu cộng vào thì mẹ bỉm chi từ 4 triệu đến 8 triệu/tháng cho khoản này. Đây mới thực sự là khoản chi cần phải cắt giảm nhiều nhất.
Mẹ đã giúp tôi tiết kiệm được 3,5 tỷ đồng đầu tiên chỉ nhờ những thói quen chi tiêu đơn giản Tiề.n không phải là tất cả. Hãy học cách kiểm soát và để nó phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. Mẹ đã đưa chúng tôi đến với thế giới đầy màu sắc này và dành cuộc đời lớn lên cùng chúng tôi. Nói một cách khác, mọi điều chúng ta nói và làm đều có dấu ấn của mẹ. Chuyện quản...