Ô dước chữa cảm lạnh, sốt cao
Ngoài việc khai thác lấy gỗ thì vỏ cây được sử dụng làm thuốc, thu hái vào mùa hạ, thu.
Cây ô dước (ảnh trên) còn có tên gọi là de hương, quế rừng, quế lợn. Ngoài việc khai thác lấy gỗ thì vỏ cây được sử dụng làm thuốc, thu hái vào mùa hạ, thu.
Vỏ ô dước đem phơi khô, có mặt ngoài màu nâu, có chấm nhỏ, chất cứng giòn, dễ bẻ gãy, mặt cắt có màu nâu vàng và mùi thơm nhẹ của quế, vị đắng hơi ngọt và cay, có tính ấm, tác dụng tán phong hàn, làm nóng, giảm đau chữa cảm, sốt, ngực bụng lạnh đau, khó tiêu, phù thũng, nôn mửa. Mỗi ngày dùng từ 10 – 12g dược liệu phơi khô dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc uống.
Video đang HOT
Chữa bệnh phù thũng trong bệnh viêm thận mãn: Ô dước 20g, đậu đen 20g, hạt sen 12g, ý dĩ 12g, mạch nha 12g, trần bì 8g, gừng nướng 4g, hoài sơn 20g. Ô dước thái mỏng hãm vào nước sôi 10 phút rồi đổ thêm nước và cho các vị khác vào sắc uống, 2 lần trong ngày.
Chữa cảm sốt cao, háo nước, ra nhiều mô hôi: Ô dước 20g, hương nhu 20g, sâm bố chính 20g, đậu ván trắng 20g, quả dành dành 12g, mạch môn10g, ngũ vị tư 6g. Tất cả các vị thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày. Lưu ý, phụ nữ có thai không dùng.
Theo baogiaothong
Trung Quốc xử lý nhiều cán bộ đảng viên kinh doanh, nhận sản vật quý
Tới hơn 4.000 cán bộ đảng viên Trung Quốc đã bị xử lý do kinh doanh, nhận sản vật quý hiếm, đắt tiền.
Theo thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc, hơn 4.000 người là cán bộ lãnh đạo các cơ quan đảng và chính quyền, quản lý các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đã bị xử lý do sử dụng các sản vật địa phương quý hiếm và hàng hóa đặc thù đắt tiền mưu lợi cá nhân.
Ông Triệu Hồng Thuận, Phó Cục trưởng Cục Độc quyền Thuốc lá Quốc gia Trung Quốc bị đưa ra xét xử. Ảnh: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc.
Đây được đánh giá là hiệu quả mang tính giai đoạn của công tác xử lý, chỉnh đốn cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan đảng và chính quyền, quản lý các doanh nghiệp nhà nước trong việc sử dụng các sản vật địa phương quý hiếm, hàng hóa đặc thù đắt tiền mưu lợi cá nhân đang tiến hành tại Trung Quốc. Theo đó, 4.217 người đã bị xử lý, trong đó chuyển cơ quan tư pháp điều tra 749 người, kỷ luật đảng 2.009 người, kỷ luật chính quyền 1.161 người.
Các vụ việc liên quan đến việc lợi dụng chức vụ quyền hạn tạo thuận lợi cho việc kinh doanh, cung cấp, dùng tiền công quỹ đặt mua, tặng nhận các sản vật địa phương quý hiếm và hàng hóa đặc thù đắt tiền, như các loại rượu nổi tiếng lâu năm, gồm rượu Mao Đài, Ngũ Lương Dịch; các loại trà, thuốc lá đắt tiền; các loại dược liệu quý hiếm, như đông trùng hạ thảo; các loại ngọc quý..., thậm chí bao gồm cả Thẻ ngân hàng và các đồng tiền kỷ niệm phát hành nhân những dịp quan trọng có giá trị.
Hàng loạt các danh mục hàng hóa và đặc sản quý hiếm, đắt tiền, cũng như những quy định xử phạt liên quan đã được các địa phương ở Trung Quốc công bố và thực hiện.
Trước đó, hồi tháng 5 và tháng 6 năm nay, Chủ tịch Tập đoàn rượu Mao Đài Quý Châu, ông Viên Nhân Quốc đã bị cách chức và khai trừ đảng, sau đó chính thức bị truy tố do nhận hối lộ.
Hôm 21/11 vừa qua, ông Triệu Hồng Thuận, Phó Cục trưởng Cục Độc quyền Thuốc lá Quốc gia Trung Quốc vừa bị đưa ra xét xử vì tội nhận hối lộ hơn 90 triệu Nhân dân tệ (gần 13 triệu USD). Đây là quan chức cao nhất trong ngành thuốc lá Trung Quốc "ngã ngựa" tính đến thời điểm hiện nay./.
Theo Bích Thuận/VOV-Bắc Kinh
Đồi Cát bay Mũi Né là thắng cảnh du lịch cấp tỉnh Với vẻ đẹp tự nhiên, độc đáo, đồi Cát bay, còn gọi là đồi Hồng (Mũi Né, Phan Thiết) đã được tỉnh Bình Thuận xếp hạng thắng cảnh du lịch cấp tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký Quyết định số 2812/QĐ-UBND về việc xếp hạng thắng cảnh đồi Cát bay là di tích cấp tỉnh. Theo đệ trình của Sở...