Ở đời dù mất tất cả cũng đừng đánh rơi nhân cách làm người
Sống ở trên đời, cho dù đánh mất tất cả thì cũng đừng để mất nhân cách làm người…
Nho giáo cho rằng, trong 5 đức tính của người quân tử: “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” thì chữ Nhân đứng đầu. Bởi xem trọng đức Nhân, nên người xưa dẫu rơi vào bước đường cùng, thì vẫn bảo vệ phẩm giá, giữ gìn khí tiết, và khi đối diện với cái chết vẫn thể hiện được sự trong sạch và tôn nghiêm.
Trong Lễ Ký có ghi chép một câu chuyện xảy ra vào thời Xuân Thu. Năm ấy, nước Tề bị mất mùa, người chết đói nằm la liệt khắp nơi. Có một người tên là Kiềm Ngao đã nấu cơm cứu đói rồi bày ra đường ban phát. Một ngày nọ, Kiềm Ngao thấy có người thất thểu đi tới, từ dáng vẻ có thể biết rằng anh ta đã bị đói lâu ngày. Kiềm Ngao một tay bưng cơm, một tay bưng nước rồi làm ra vẻ ban ơn, quát lớn rằng:
- Này, lại đây mà ăn!
Không ngờ người đói nọ ngẩng đầu lên nhìn Kiềm Ngao một lúc lâu rồi trả lời: “Ta cũng vì không ăn cơm của loại người có giọng điệu như ông nên mới ra nông nỗi này”, nói xong liền hiên ngang bỏ đi.
Người ăn mày thà chết không chịu cúi đầu, giữ trọn nhân cách.
Người bị đói trong câu chuyện trên thà chết chứ không chịu cúi đầu, đứng trước mặt kẻ khinh thường mình đã giữ trọn nhân cách và sự tôn nghiêm của bản thân.
Video đang HOT
Mạnh Tử cũng từng viết:
“Một giỏ cơm, một bát canh, có được thì sẽ sống, không có thì chết đói. Nhưng nếu la hét mà bố thí thì người qua đường cũng không nhận; lấy chân đá mà bố thí thì ngay cả người ăn xin cũng chẳng thèm.”
(Mạnh Tử – Cáo tử thượng)
“Ngạ tử sự tiểu, thất tiết sự đại” – chết đói là chuyện nhỏ, nhưng thất tiết mới là chuyện lớn. Vì để giữ nhân cách và khí tiết, mà có người sẵn sàng nhịn đói đến chết, lại cũng có người suốt đời sống cảnh nghèo khổ long đong. Năm xưa, Nguyễn Khuyến không chịu luồn cúi chốn quan trường mà lui về ở ẩn, sống cuộc sống thanh bần nơi thôn dã. Khi triều đình hết năm lần bảy lượt mời ra làm quan, ông vẫn một mực khước từ, chọn giữ gìn nhân cách và phẩm giá của mình. Cũng vậy, Đào Uyên Minh đã không vì năm đấu gạo mà chịu khom lưng khúm núm. Ông đã cáo quan về nhà, vui thú điền viên. Về sau nông điền liên tiếp gặp thiên tai, nhà lại cháy rụi, gia cảnh thì ngày càng túng bấn, nhưng ông vẫn cự tuyệt khi Thứ sử Giang Châu mang bổng lộc đến chiêu mời.
Nguyễn Khuyến và những áng thơ lưu lại cho đời.
Vậy, vì sao người xưa lại coi trọng phẩm tiết hơn tất cả mọi thứ công danh hay vật chất đến vậy? Khổng Tử có câu rằng:
“Nhân giả, nhân dã” (É61;, É54;È63;)
Ấy là, làm người phải có đức Nhân (É61;) thì mới được gọi là người (É54;). Như vậy, không phải tiền tài, không phải địa vị, cũng không phải quyền lực hay gia cảnh bề thế, mà chính những phẩm đức tích luỹ qua quá trình tu dưỡng lâu dài mới khiến con người thực sự là “người”, mới khiến con người trở nên cao quý và tôn kính. Trong Vi lô dạ thoại có một câu nói mà ngẫm đi ngẫm lại vẫn thấy thật sâu sắc, và câu nói ấy, suy đến cùng, cũng là để nói đến chữ Nhân này:
Vô tài phi bần, vô học nãi vi bần; Vô vị phi tiện, vô sỉ nãi vi tiện; Vô niên phi yểu, vô thuật nãi vi yểu; Vô tử phi cô, vô đức nãi vi cô.
Nghĩa là:
Không tiền bạc không phải là nghèo – không có học mới là nghèo; Không địa vị không phải là hèn – không có liêm sỉ mới là hèn; Không sống lâu không phải là yểu mệnh – không có những việc đáng kể lại mới là yểu mệnh; Không con cái không phải là cô độc – không có đức mới là cô độc.
Vậy thì, xoay trở lại mà nói, giữa cái bộn bề của cuộc sống, giữa cái bon chen của cuộc đời, thì dù bạn đang thấy mình chịu tổn hại, cũng đừng quên rằng: cuộc đời như gió thoảng mây trôi, danh lợi như phù du chìm nổi, nhưng chỉ riêng một chữ “Nhân” này là sống mãi…
Theo NS
Từ nước ngoài trở về, tôi xót xa nhận ra mình đã mất tất cả
Tôi điếng người, đoàn tụ còn chưa được vài tiếng với chồng con mà tôi đã gặp 2 cú sốc liên tiếp.
Vậy là tôi mất tất cả, tôi không ngờ khi trở về mình lại trắng tay thế này. (Ảnh minh họa)
Bao năm lăn lộn ở nơi xa, tôi không ngờ tất cả những gì mình làm đều là vô nghĩa. Giờ đây tôi trở về như người mất tất cả, chẳng lẽ tôi cứ mãi phải thế này hay sao?
Tôi và anh yêu nhau được 6 năm thì kết hôn. Tính đến giờ phút này chúng tôi cũng đã có 14 năm ở bên nhau. Sống với nhau được 5 năm thì tôi thấy hoàn cảnh nhà mình nghèo quá nên quyết đi xuất khẩu lao động mong sẽ khá hơn một chút. Tôi dự tính đi làm kiếm vốn liếng về xây cái nhà, trồng rau, nuôi gia súc và sống bên chồng con. Khi tôi đi ai cũng ngăn cản, có người còn nói đi xa có ngày mất chồng. Nhưng tôi tin chồng tuyệt đối, ngày ấy chúng tôi nghèo mà hạnh phúc lắm. Mâm cơm đạm bạc nhưng lúc nào cũng đẫm tình người.
Nhưng đời người mà, không phải cái gì cũng theo ý mình được. Bao năm trời tôi bôn ba ở nước ngoài và giao con cho chồng nuôi. Những ngày tôi gọi về mọi thứ vẫn bình thường, con tôi lúc ấy đã đi nhà trẻ, bây giờ tôi về cháu cũng vừa bước vào lớp 2. Công nghệ phát triển nên thi thoảng tôi vẫn được ngắm con qua ảnh. Ở nơi xa làm lụng vất vả những được đồng nào tôi đều gửi tiền về cho chồng lo xây nhà và để dành hết.
tTôi thấy hoàn cảnh nhà mình nghèo quá nên quyết đi xuất khẩu lao động mong sẽ khá hơn một chút. (Ảnh minh họa)
Tôi về Việt Nam cách đây 4 tháng. Lúc ở sân bay, nhìn thấy con tôi đã không kìm được xúc động mà chạy đến bế con lên và thơm con. Không ngờ con tôi lại khóc ré lên và đòi theo bố. Tôi cũng hụt hẫng lắm nhưng biết làm sao được, trẻ con xa mẹ nên quên hơi mẹ đó cũng là chuyện không hiếm gặp. Nhưng lúc đó thái độ của chồng tôi đã bắt đầu khác. Như nhà người ta thì vợ về phải phấn khởi lắm, còn chồng tôi thì anh vẫn tỏ ra bình thản và không mấy vui vẻ.
Về đến nhà, con trai tôi cứ liên tục hỏi: "Bố ơi mẹ đâu". Tôi dỗ dành con và nói mình chính là mẹ đây, người hàng ngày vẫn nói chuyện với con qua điện thoại. Đến lúc này con tôi mới lắc đầu nguầy nguậy: "Không, mẹ Hà cơ. Mẹ Hà vẫn ngủ với con mỗi tối ấy". Tôi điếng người, đoàn tụ còn chưa được vài tiếng với chồng con mà tôi đã sốc vì chồng có người khác thay thế mình.
Tối hôm ấy tôi cho con đi ngủ xong thì gọi chồng ra nói chuyện. Những tưởng anh chỉ thiếu thốn tình cảm khi tôi xa nhà nên tôi cũng nhẹ nhàng phân tích và nói sẽ cùng anh giải quyết. Nhưng anh nói anh yêu cô gái kia thật sự. Anh quỳ xuống xin tôi tha thứ nhưng cũng mong tôi sẽ ly hôn để anh được tự do.
Tôi khóc nấc chẳng nói thành tiếng. Nhìn thấy ngôi nhà khang trang sơn còn mới, nhìn thấy những gì tôi đã gây dựng tôi lại xót xa. Mấy năm đất khách quê người không ngờ đổi lại tôi mất chồng, con thì nhận người phụ nữ khác làm mẹ.
Tôi đồng ý giải thoát cho anh. Hôm qua là ngày mà tôi chính thức ký đơn ly hôn. Nhưng chua xót quá, chỉ còn lại đứa con. Tôi đã cố gắng để nuôi cũng không được vì nguyện vọng của cháu là được sống với chồng tôi và người phụ nữ kia.
Vậy là tôi mất tất cả, tôi không ngờ khi trở về mình lại trắng tay thế này. Khi bần hàn thì vợ chồng rau cháo nuôi nhau, lúc có một chút tiền thì chia rẽ hai ngả như thế. Tôi đau khổ lắm, sống trong căn nhà rộng rãi bằng tiền mồ hôi nước mắt của mình nhưng làm sao tôi có thể vui được đây?
Theo Afamily
Mất tất cả vì 1 lần động lòng trước những giọt nước mắt của cô ô sin Nhìn cảnh Lụa co rúm người lại, tay run run giơ chiếc áo lên cho Loan mà bao nhiêu giận giữ trong Loan như tan biến hết, chỉ còn nhường chỗ cho nỗi cảm thông, sự thương xót. Nhà mình thuê người giúp việc anh nhé! Đợt này em bận quá! Về nhà chẳng còn tâm sức đâu mà làm việc nữa. -...